Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 125 - 137)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.3.2. Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên

Ở địa bàn nghiên cứu, các hoạt động liên quan đến trồng rừng đều do các chương trình, dự án tài trợ cho các hộ gia đình. Vì vậy trong phần này, luận án tập trung phân tích các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên (bao gồm cả rừng cộng đồng và rừng của các BQLRPH).

Qua kết quả thảo luận nhóm và điều tra hộ gia đình cho thấy rằng: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên hầu như không có sự thay đổi so với trước khi được giao rừng, các hoạt động sinh kế này đều thể hiện các quyền không chính thức đối với rừng (bao gồm rừng cộng đồng và rừng của các BQLRPH), ngoại trừ hoạt động trồng Keo trên diện tích đất trống trong rừng cộng đồng (thực hiện quyền chính thức) của thôn 4. Ở ba thôn được giao rừng, người dân được quyền khai thác gỗ và thu hái LSNG (thực vật), nhưng cũng phải tuân thủ đúng quy trình do pháp luật quy định, tuy vậy trên thực tế họ đều không tuân thủ các quy trình này. Đối với hai thôn còn lại thì các hoạt động sinh kế trên đều không được sự thừa nhận về mặt pháp luật, nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày trên địa bàn của thôn.

Trong số ba thôn được giao rừng, chỉ có ở thôn 4 xuất hiện một hoạt động sinh kế mới sau khi được giao rừng, đó là trồng Keo trong rừng cộng đồng. Năm 2006, thôn 4 được dự án ETSP hỗ trợ cây giống cho cộng đồng trồng 4 ha Keo trên đất trống trong rừng cộng đồng. Đến năm 2013 thôn 4 đã bán cho người thu mua rừng 4 ha Keo đó với tổng số tiền mặt là 35 triệu và mở một con đường lâm nghiệp từ ngoài bìa rừng vào khu đất trống (10 ha) trong rừng cộng đồng (kinh phí mở đường do người thu mua chịu trách nhiệm chi trả). Sau khi bán rừng thì BQLRT tổ chức một cuộc họp thôn để thảo luận

116

việc phân bổ số tiền bán Keo. Kết quả là toàn bộ cộng đồng đều thống nhất không trích tiền bán rừng cho quỹ của thôn mà chia toàn bộ số tiền đó cho những người đã tham gia trồng Keo và tuần tra rừng từ trước đến nay mà vẫn chưa nhận được thù lao (vì cộng đồng đã được hưởng lợi từ đường lâm nghiệp đã được xây dựng nhờ tiền bán Keo), bình quân mỗi hộ gia đình được khoảng 1,3 triệu đồng. Hiện nay, thôn 4 đang chuẩn bị trồng Keo ở 10 ha đất trống trong rừng cộng đồng theo phương thức “góp vốn” (cây giống và công lao động) từ các hộ gia đình. Khi rừng đến tuổi khai thác, sau khi trừ các chi phí, trích nộp vào quỹ thôn, phần còn lại sẽ phân chia cho các hộ gia đình theo tỷ lệ đóng góp của họ. Từ trường hợp của thôn 4 cho thấy rằng: cho dù rừng được giao là rừng nghèo, nhưng nếu có những diện tích đất trồng để có thể trồng được Keo thì cũng có thể đóng góp cho quỹ của cộng đồng, cũng như cải thiện sinh kế của hộ gia đình, nếu có những sự đầu tư/hỗ trợ ban đầu của nhà nước hoặc các chương trình, dự án quốc tế.

Tóm lại, sinh kế của người dân dựa vào rừng được thể hiện qua bốn hoạt động chính: CTNR, khai thác gỗ, thu hái LSNG và bẫy thú rừng (Bảng 3.11, Biểu đồ 3.5).

Bảng 3.11. Cơ cấu các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên Hoạt động Tỷ lệ (%)* Thôn 2 Thôn 4 Thôn Kăn Sâm Thôn Pahy Thôn Ka Nôn 1 - Khai thác gỗ trái phép 51,1 36,7 28,8 37,5 69,2 - Thu hái LSNG (thực vật) 73,3 98,7 86,5 92,5 82,7 - Săn bắt động vật hoang dã 88,7 66,3 61,5 62,5 61,5 - Canh tác nương rẫy 100 100 100 100 84,6 - Thừa kế đất canh tác nương rẫy 100 100 100 100 Ghi chú: (*): % so với tổng số hộ được điều tra ở thôn.

117

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên

3.3.2.1. Canh tác nương rẫy và sinh kế

Sản xuất nương rẫy là một trong những loại hình hoạt động kinh tế truyền thống, là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao. Tuy nhiên hình thức canh tác này vẫn có sự thay đổi theo thời gian do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: dân số gia tăng, chính sách của nhà nước về quản lý đất nương rẫy, thị trường…Nhìn chung, sự thay đổi về CTNR ở các thôn nghiên cứu có thể được chia thành ba giai đoạn chủ yếu sau:

· Giai đoạn trước 1975

Trước năm 1975, nguồn sinh sống của người dân ở các thôn nghiên cứu chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng (canh tác nương rẫy, săn bắt hái lượm) với phương thức du canh du cư. Rừng tự nhiên được người dân coi là tài nguyên chung, được quản lý bởi già làng, và già làng phân chia từng khu vực rừng cho từng dòng họ để khai thác lâm sản ngoài gỗ, động thực vật và sử dụng đất rừng già để phát rẫy. Khi diện tích rừng được phát làm nương rẫy thì phần đất này thuộc sở hữu của hộ gia đình (sở hữu tư nhân). Đất nương rẫy được canh tác theo phương thức “phát, cốt, đốt trỉa” và bỏ hóa 5 - 10 năm chờ đất tốt mới sử dụng lại. Những năm đầu đất tốt trồng lúa rẫy, xen sắn…, đất xấu dần

118

thì trồng sắn, thuốc lá…, cho đến khi đất xấu dần theo năm tháng do mưa nhiều, bị xói mòn nghiêm trọng thì nông dân bỏ hóa. Trên vùng đất nương rẫy, người dân dựng những túp lều cố định được làm bằng gỗ nhỏ, tre, mây để canh tác và chăn nuôi gà, lợn, trâu, và vịt.

· Giai đoạn 1975-1994

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đồng bào dân tộc thiểu số được di chuyển từ rừng sâu ra định cư ven theo các tuyến đường giao thông (hiện nay là các tuyến đường liên thôn, liên xã) dưới chính sách định canh định cư của Nhà nước. Trong thời kỳ này, kỹ thuật trồng lúa nước đã được chuyển giao cho người dân. Đất trồng lúa nước được khai hoang từ những mảnh đất dọc các khe suối và được quản lý bởi hợp tác xã. Theo cách quản lý sản xuất của hợp tác xã, người lao động tham gia sản xuất được chấm công và chia sản phẩm theo ngày công lao động. Cùng với việc định canh định cư, hoạt động canh tác nương rẫy giai đoạn này đã giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là do chủ trương chính sách của nhà nước ngăn cấm người dân phát rẫy tự do, việc phát rẫy phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương (UBND xã). Sắn là loại hoa màu vẫn được trồng trên đất rẫy, nhưng diện tích trồng giảm so với các năm trước. Sắn ngoài việc sử dụng để ăn còn dùng để bán cho công ty lương thực. Trong giai đoạn này, đa số các hộ dân ở ba thôn nghiên cứu thuộc địa bàn của huyện A Lưới đã chuyển một phần đất rẫy trồng sắn sang trồng quế.

· Giai đoạn 1995 đến nay

Từ năm 1995 đến nay, do sự bùng nổ về thị trường gỗ Keo, diện tích đất nương rẫy tiếp tục giảm xuống, người dân chuyển trồng sắn hoặc trồng quế sang trồng keo. Ước tính diện tích trồng cây keo chiếm trên 70% diện tích đất rẫy, trong năm đầu của những diện tích này, người dân thường thường trồng xen sắn dưới tán rừng keo.

119

Hiện nay, hầu hết người dân trong các thôn đều tiến hành canh tác nương rẫy trên diện tích rừng cộng đồng, rừng của các BQLRPH và rừng do UBND xã quản lý. Với điều kiện môi trường ở các thôn nghiên cứu, việc lựa chọn cây vụ mùa cho canh tác nương rẫy là một cách để người dân có thể thích nghi với điều kiện đất xấu và diện tích đất canh tác hạn chế. Các hộ gia đình sử dụng đất nương rẫy để trồng các cây lương thực (lúa rẫy), hoa màu (sắn, các loại đậu) và các loại rau (khoai lang, bí, bầu) để cung cấp lương thực và rau xanh cho bữa ăn hàng ngày của họ. Đặc điểm của canh tác nương rẫy hiện nay vẫn là trồng cây mà không dùng phân bón và phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, vì vậy năng suất cây trồng rất thấp. Do năng suất lúa rẫy rất thấp và diện tích lúa nước cũng hạn chế nên các hộ gia đình thường thiếu gạo để ăn trên sáu tháng trong một năm. Vì vậy việc trồng sắn trên đất nương rẫy đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực trong những tháng giáp hạt. Nhu cầu sử dụng đất canh tác nương rẫy của các hộ gia đình tập trung vào 3 xu thế chính: (1) chỉ trồng lúa rẫy, sắn và hoa màu; (2) trồng rừng kết hợp trồng lúa rẫy; và (3) trồng lúa rẫy ở năm đầu, sau đó mới trồng rừng (Bảng 3.12, Biểu đồ 3.6).

Bảng 3.12. Xu thế canh tác nương rẫy trong tương lai

Thôn Nhu cầu khai hoang (%)* Chia theo mục đích sử dụng Trồng lúa rẫy (%) Trồng rừng kết hợp với trồng lúa rẫy (%) Trồng lúa rẫy năm đầu, sau đó

trồng rừng (%)

Thôn 2 32,5 16,7 25,5 57,8

Thôn 4 30,7 15,9 23,7 60,4

Thôn Kăn Sâm 49,2 19,6 30,5 49,9

Thôn Pahy 52,7 29,3 37,8 32,9

Thôn Ka Nôn 1 50,0 15,4 26,9 57,7

Ghi chú: (*): % so với tổng số hộ được điều tra ở thôn. Nguồn: Điều tra hộ gia đình (2011, 2012).

120

Hình 3.6. Biểu đồ biểu thị xu thế canh tác nương rẫy trong tương lai Hiện nay một số hộ gia đình có xu hướng khai hoang thêm đất nương rẫy để canh tác nương rẫy trong năm đầu, sau đó chuyển sang trồng rừng với kỳ vọng là nhà nước sẽ hợp thức hóa (cấp GCNQSDĐ) mảnh đất của họ khi đã trồng các loài keo trên đó, vì họ nhận thức được rằng hiện nay nhà nước đang khuyến khích trồng rừng (xem chi tiết về 2 trường hợp sử dụng đất nương rẫy khác nhau ở Hộp 3.1).

Hộp 3.1. Sự khác nhau về sử dụng đất canh tác nương rẫy

Gia đình ông D. (thôn 4) thuộc diện hộ nghèo, mới tách hộ được 6 tháng, có 1 con nhỏ 2 tuổi, hoạt động sinh kế chủ yếu là làm rẫy, làm thuê (phụ thợ nề, nhờ trâu của bố để kéo gỗ thuê). Đất canh tác nương rẫy chỉ có 1 mảnh (khoảng 5 sào) được bố mẹ cho, đã trồng trồng keo lá tràm và đã được cấp sổ đỏ. Hiện nay vẫn có nhu cầu cần thêm khoảng 1-2 ha đất nương rẫy để trồng lúa rẫy, sắn và hoa màu để có lương thực ăn hàng ngày. Tuy nhiên vẫn không dám phát rẫy nhiều vì sợ BQLRPH Nam Đông và Hạt kiểm lâm phạt, nhưng nếu phát rẫy một lần một ít thì cũng được.

121

Gia đình ông V. (thôn Ka Nôn 1) thuộc diện hộ không nghèo, hoạt động sinh kế chủ yếu là chăn nuôi và thu mua đót, mây. Cách đây 3 năm (2006) gia đình có mua của anh Định (công nhân của công ty cây giống) 1ha đất nương rẫy để trồng Keo. Mảnh đất này do anh Định tự phát để bán cho anh V. với giá 3 triệu/ha. Khi mua thì có người làm chứng và có giấy mua bán viết tay. Mặc dù biết mảnh đất này là không hợp pháp nhưng ông V. vẫn mua để trồng keo và hi vọng nếu sau này nhà nước có thu hồi thì vẫn được đền bù vì gia đình đã trồng Keo rồi hoặc là sẽ cấp sổ đỏ để hợp thức hóa. Việc trồng Keo theo phong trào, chứ thật sự là chưa biết sẽ bán được giá hay không. Bản thân ông chưa bao giờ được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc keo.

Nhận xét chung về thực trạng canh tác nương rẫy hiện nay:

· Hiện nay ở các thôn nghiên cứu vẫn tồn tại 3 loại rẫy chính: (1) Rẫy mới: những mảnh rẫy vừa được khai phá từ rừng tự nhiên, bắt đầu canh tác vụ đầu tiên; (2) Rẫy đang canh tác: những mảnh rẫy đã được trồng ít nhất là 1 vụ và vẫn tiếp tục canh tác; và (3) Rẫy tái phát: những mảnh rẫy này đã được bỏ hóa một thời gian và đất đã trở lai trạng thái đất rừng, người dân bắt đầu quay trở lại để canh tác. Tuy nhiên loại thứ 2 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là loại thứ 3.

· Hoạt động canh tác nương rẫy vẫn là chủ yếu trồng các cây lương thực ngắn ngày như lúa rẫy, nếp rẫy, sắn, ngô, khoai để cung cấp lương thực và một số cây xen canh ngắn ngày khác như ớt, bầu, bí, mía…

· Lúa rẫy chủ yếu là giống lúa địa phương, sắn, ngô trồng xen cho năng suất thấp, nước tưới chủ yếu dựa vào “nước trời” và không sử dụng phân bón.

· Đa số các hộ dân trồng lúa rẫy trong 1-2 năm đầu, khi đất đai bạc màu thì chuyển sang trồng keo. Việc chuyển sang trồng Keo chủ yếu theo

122

phong trào, chưa có sự chắc chắn về thị trường tiêu thụ nên phần lớn các hộ chưa có sự đầu tư chăm sóc thỏa đáng.

· Đối với một số hộ gia đình có 4-5 mảnh rẫy thì họ áp dụng phương thức bỏ hóa luân canh, còn đối với hộ gia đình có ít mảnh hơn thì đất không có thời kỳ bỏ hóa. Đất nương rẫy ngày càng trở nên bạc màu, cho năng suất cây trồng thấp.

3.3.2.2. Khai thác gỗ và sinh kế

Người dân ở cả năm thôn nghiên cứu đều tiến hành khai thác gỗ, tuy nhiên mục đích khai thác gỗ là khác nhau và có thể chia thành hai nhóm chính như sau:

· Nhóm thứ nhất bao gồm các thôn 2, thôn 4, thôn Kăn Sâm và thôn Pahy chủ yếu là khai thác gỗ ở rừng cộng đồng và rừng của các BQLRPH để làm nhà.

· Nhóm thứ hai là thôn Ka Nôn 1 khai thác gỗ ở rừng của BQLRPH A Lưới với cả hai mục đích bán (thương mại) và làm nhà (sử dụng tại chỗ). Sở dĩ đã hình thành hai nhóm cộng đồng khai thác gỗ như trên là do đặc điểm của nguồn tài nguyên; đặc điểm của cộng đồng; và thị trường tiêu thụ gỗ từ rừng tự nhiên (Bảng 3.13). Ở nhóm thứ nhất, ở các thôn hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số với tập quán truyền thống là sản xuất tự cung tự cấp, được giao quản lý những diện tích rừng tự nhiên nghèo (ngay cả diện tích rừng của BQLRPH Nam Đông và BQLRPH Sông Bồ hiện nay phần lớn là rừng nghèo), nên việc khai thác được với lượng gỗ tương đối lớn để đem bán là rất ít xảy ra. Thêm vào đó, xung quanh các cộng đồng này không có một xưởng cưa nào, nên việc tìm được “mối bán gỗ” là rất khó đối với họ. Trong khi đó ở thôn Ka Nôn 1 có đến 26 hộ người Kinh và hầu hết là những người

123

thường xuyên vào rừng của BQLRPH A Lưới để khai thác gỗ và họ cũng thường lôi kéo những thanh niên khỏe mạnh của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong thôn cùng tham gia khai thác gỗ với họ. Mặc khác, so với hai BQLRP trên, thì những diện tích rừng do BQLRPH A Lưới vẫn còn được trữ lượng gỗ tương đối lớn, thêm vào đó, xung quanh thôn Ka Nôn 1 hiện có hai xưởng cưa, đây là nơi dễ tiêu thụ gỗ nhất trong xã.

Bảng 3.13. Phân nhóm khai thác gỗ ở các thôn nghiên cứu Nhóm Mục đích khai thác gỗ Địa điểm khai thác Nguyên nhân Nhóm 1: - Thôn 2 - Thôn 4 - Thôn Kăn Sâm - Thôn Pahy - Làm nhà - Phục vụ cho các nhu cầu của cộng đồng - Rừng cộng đồng - Rừng của BQLRPH Nam Đông, Sông Bồ

- Đặc điểm nguồn tài nguyên (rừng nghèo)

- Đặc điểm của cộng đồng (dân tộc thiểu số)

- Thị trường tiêu thụ gỗ (xa xưởng cưa) Nhóm 2: Thôn Ka Nôn 1 - Làm nhà - Phục vụ cho các nhu cầu của cộng đồng - Bán Rừng của BQLRPH A Lưới

- Đặc điểm nguồn tài nguyên (rừng trung bình và rừng giàu)

- Đặc điểm của cộng đồng (Kinh + dân tộc thiểu số)

- Thị trường tiêu thụ gỗ (gần xưởng cưa, gần đường giao thông)

Nguồn: Thảo luận nhóm (2010).

Để có thêm những minh chứng cho nhận định trên, chúng tôi đã tiến hành phân tích sâu một số trường hợp khai thác gỗ ở thôn Ka Nôn 1 và được trình bày chi tiết dưới đây:

Trước khi chương trình xóa nhà tạm của nhà nước được tiến hành ở

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 125 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)