V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
2.1.2. Cách tiếp cận của luận án
Như đã được trình bày ở Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, luận án này áp dụng hai khái niệm phân quyền của Ribot [2002a], đó là phân quyền hành chính và phân quyền dân chủ để phân tích sự phân quyền trong quản lý rừng thông qua phân tích đa chiều/đa nhân tố, bởi vì không có một nhân tố nào là độc lập mà chúng có mối quan hệ phục thuộc lẫn nhau, phân quyền được xem xét thông qua sự tương tác của các nhân tố này ở nhiều cấp độ khác nhau.
Luận án đã áp dụng cách tiếp cận của Meinzen-Dick và Knox [2001] để xem xét vai trò, động cơ và năng lực của mỗi bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền trong quản lý rừng.
Tác giả đã áp dụng khung phân tích thể chế của Ostrom [1990] để xem xét sự thay đổi thể chế dưới tác động của phân quyền. Theo khung phân tích này, thì sự thay đổi thể chế đều được thể hiện thông qua việc thực thi các quyền (‘tập hợp các quyền”) liên quan đến ba cấp độ của nguyên tắc trong việc sử dụng nguồn tài nguyên dùng chung, nên nghiên cứu này áp dụng tiếp cận “tập hợp các quyền” của Schlager và Ostrom [1992] để phân tích các
44
quyền cụ thể mà có thể hoặc đã được nắm giữ bởi người sử dụng rừng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mối quan hệ giữa phân quyền và thể chế địa phương, nên tác giả chỉ tập trung phân tích thể chế theo hai nguyên tắc: nguyên tắc hành động và nguyên tắc lựa chọn chung. Hai nguyên tắc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi “tập hợp các quyền” trong quản lý rừng cộng đồng.
Hình 2.1. Khung nghiên cứu của luận án
Bằng cách kết hợp hai cách tiếp cận/khung khái niệm trên, khung nghiên cứu của luận án (Hình 2.1) xem chính sách GĐGR (Giao rừng cho
Sự phân quyền trong quản lý rừng - Các hình thức phân quyền - Vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền
Thay đổi Chuyển giao quyền sử dụng rừng
từ nhà nước sang cộng đồng Người nắm quyền - Nhà nước - Cộng đồng - Cá nhân “Tập hợp các quyền” - Tiếp cận
- Khai thác/Thu hồi - Quản lý - Ngăn chặn/loại trừ - Chuyển nhượng Nguyên nhân Nắm giữ Thực hiện Quyền chính thức Khoảng cách/ Bất cập Quyền không chính thức Thực hiện
Thể chế địa phương trong quản lý rừng
Sinh kế
Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng
Đề xuất
- Khung khái niệm về phân quyền trong quản lý rừng
45
cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ) là sự phân quyền trong quản lý rừng và xem rừng cộng đồng là điểm “đi vào” (entry point) trong phạm vi của các thôn nghiên cứu. Sự thay đổi các quyền (“tập hợp các quyền”) đối với rừng thông qua sự chuyển giao quyền sử dụng rừng từ nhà nước sang cộng đồng được xem là sự thay đổi về thể chế địa phương trong quản lý rừng dưới sự phân quyền. Ảnh hưởng của phân quyền đến các hoạt động sinh kế dựa vào rừng được phân tích thông qua xem xét việc thực thi các quyền đối với rừng được giao (bao gồm cả quyền chính thức và quyền không chính thức).