Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55 - 59)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.1.Chọn điểm nghiên cứu

2.2.1.1. Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu

Vì luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của phân quyền đến các quyền đối với rừng và sinh kế của người dân vùng cao nên việc chọn các thôn nghiên cứu phải dựa trên các tiêu chí sau:

· Thuộc vùng cao/miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.

· Là địa phương đã tiến hành GĐGR, đặc biệt là giao rừng tự nhiên.

· Tồn tại các hình thức quản lý rừng cộng đồng bởi đồng bào dân tộc thiểu số.

· Sinh kế của người dân địa phương phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.

· Là địa bàn dễ tiếp cận với các bên liên quan trong quá trình nghiên cứu.

2.2.1.2. Một số thông tin cơ bản của các thôn nghiên cứu

Dựa vào các tiêu chí chọn điểm, luận án đã chọn 5 thôn để tiến hành nghiên cứu, trong đó 2 thôn ở huyện Nam Đông và 3 thôn ở huyện A Lưới (Hình 2.2 và Hình 2.3).

46

Hình 2.2. Vị trí các thôn nghiên cứu ở huyện A Lưới

47

Thôn Kăn Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới chỉ có dân tộc Cơ Tu sinh sống và có 52 hộ, trong đó có 17 hộ nghèo. Cộng đồng dân cư thôn Kăn Sâm được nhà nước giao 60 ha rừng tự nhiên để quản lý từ năm 2007 và cũng đã được cấp Sổ đỏ. Toàn thôn có 75 ha Keo, 57 ha Sắn và 2 ha lúa nước [UBND xã Hồng Hạ, 2013].

Thôn Pahy, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới có 76 hộ gia đình, (31 hộ Tà Ôi, 15 hộ Pa Cô, 12 hộ Pa Hy 3, hộ Cơ Tu và 15 hộ Kinh), trong đó có 22 hộ nghèo. Diện tích cây trồng của thôn là 48 ha Keo, 32 ha Sắn và 1,9 ha Lúa nước [UBND xã Hồng Hạ, 2013].

Thôn Ka Nôn 1, xã Hương Lâm, huyện A Lưới có 87 hộ, trong đó dân tộc Cơ Tu: 57 hộ (65,5%), dân tộc Tà Ôi: 4 hộ (4,6%); và dân tộc Kinh: 26 hộ (29,9%). Toàn thôn có 19 hộ nghèo (21,8%), và 68 hộ không nghèo (78,2%). Cho đến nay, diện tích tự nhiên của thôn vẫn chưa xác định được chính xác, tuy nhiên đã có số liệu thống kê hàng năm về diện tích canh tác nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2012, toàn thôn có 11,6 ha lúa nước; 3,5 ha lúa rẫy; 7,4 ha sắn; 3,5 ha ngô; rừng trồng: 34 ha; và 2,5 ha các loại hoa màu khác như rau, đậu… [UBND xã Hương Lâm, 2013].

Thôn 2, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông có 46 hộ (45 hộ người Cơ Tu và 1 hộ người Kinh), trong đó có 19 hộ nghèo. Diện tích cây trồng của thôn là 7 ha lúa nước, 85 ha Keo, 87 ha Cao su và 7,9 ha Sắn và hoa màu. Ở thôn 2 có 3 nhóm hộ (30 hộ) được nhà nước giao 156,6 ha rừng tự nhiên để quản lý từ năm 2003 và cả 3 nhóm hộ đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) [UBND xã Thượng Quảng, 2013].

Thôn 4, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông có 53 hộ (50 hộ người Cơ Tu và 3 hộ người Kinh), trong đó có 17 hộ nghèo. Diện tích cây trồng của thôn là 7,2 ha lúa nước, 90 ha Keo, 85 ha Cao su và 8,7 ha Sắn và hoa màu

48

Cộng đồng dân cư thôn 4 được nhà nước giao 60,3 ha rừng tự nhiên để quản lý từ năm 2005 và cũng đã được cấp Sổ đỏ [UBND xã Thượng Quảng, 2013].

Bảng 2.1. Các thông tin cơ bản của các thôn nghiên cứu

Tiêu chí Thôn Kăn Sâm Thôn Pahy Thôn Ka Nôn 1 Thôn 2 Thôn 4 1. Dân số và dân tộc (hộ) - Số hộ 40 76 87 46 53 - Hộ nghèo 17 22 19 19 17 - Dân tộc thiểu số 40 61 61 45 50 - Dân tộc Kinh 0 15 26 1 3 2. Hiện trạng sử dụng đất (ha) - Lúa nước 2 1,9 11,6 7 7,2

- Lúa rẫy Không thống kê 3,5 Không thống kê - Cây hoa màu (Sắn, Ngô, Đậu) 57 32 13,4 7,9 8,7

- Cao su 0 0 0 87 85

- Rừng trồng (Keo) 75 48 34 85 90

- Rừng tự nhiên được giao 60 0 0 156,6 60,3 Nguồn: UBND xã Hồng Hạ, Hương Lâm và Thượng Quảng, 2013.

Trong 5 thôn được chọn để nghiên cứu, có hai thôn được nhà nước giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, có một thôn được nhà nước giao rừng cho nhóm hộ quản lý, có một thôn quản lý rừng cộng đồng theo luật tục, và có một thôn không có hình thức quản lý rừng cộng đồng, cụ thể là:

· Thôn 4, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông và thôn Kăn Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới đại diện cho hình thức cộng đồng dân cư thôn được nhà nước giao rừng.

· Thôn 2, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông đại diện cho hình thức nhóm hộ được nhà nước giao rừng.

49

· Thôn Pahy, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới đại diện cho hình thức cộng đồng quản lý rừng theo luật tục.

· Thôn Ka Nôn 1, xã Hương Lâm, huyện A Lưới là thôn không có hình quản lý rừng cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55 - 59)