Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về phân quyền

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 53)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.1.1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về phân quyền

Một trong những lý do có nhiều khái niệm/thuật ngữ phân quyền khác nhau, đó là do phân quyền có thể xảy ra theo nhiều chiều hướng đến nhiều cấp độ, và cho nhiều lĩnh vực khác nhau [Agrawal and Ostrom, 2001]. Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu phân quyền được phát triển bởi nhiều học giả trên Thế giới.

Agrawal và Ribot xem xét phân quyền từ 3 yếu tố chính: các bên liên quan, quyền lực, và trách nhiệm giải trình [Agrawal and Ribot, 1999]. Trong khung khái niệm của họ, lĩnh vực quản lý hành chính và chính trị của phân quyền được mô tả bởi việc tổng hợp của 3 yếu tố cơ bản trên.

Djogo và Syaf phân tích tiến trình phân quyền bằng cách nối kết các nhà lãnh đạo/nhà quản lý và các mối quan hệ quyền lực với trách nhiệm giải trình của họ trong quản trị rừng [Djogo and Syaf, 2003].

Một khung khái niệm được phát triển bởi Meinzen-Dick và Knox trong nghiên cứu về sự phân quyền là xem xét các vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan trong một bối cảnh nhất định, cũng như các mối quan hệ giữa các bên liên quan này về mặt ra quyết định, cung cấp dịch vụ, dòng chảy tài nguyên, và trách nhiệm giải trình. Mặc dù không có những quy định rõ ràng, nhưng nó là hữu ích để xem xét ai đưa ra loại quyết định gì, những dịch vụ gì được cung cấp, ai chi trả cho ai về các dịch vụ khác nhau, và làm thế nào và đối với ai mỗi bên liên quan sẽ được giải trình [Meinzen-Dick and Knox, 2001].

42

Agrawal và Ostrom phân tích phân quyền thông qua việc kiểm chứng quyền sở hữu/quyền hưởng dụng và những vấn đề có liên quan đến các quyền này theo tiếp cận “tập hợp các quyền”. Họ xem xét sự phân quyền để xác định các bên liên quan thích hợp nhất để khởi xướng các hoạt động phân quyền. Theo họ, liên quan đến các quyền sở hữu dưới sự phân quyền, các quyền và trách nhiệm được chuyển giao cho các bên liên quan ở các cấp thấp hơn cần phải được khảo sát [Agrawal and Ostrom, 2001].

Ngoài ra, để xây dựng khung phân tích thể chế, Ostrom [1990] đã đề xuất “thật là hữu ích nếu phân biệt ba cấp độ của các nguyên tắc ảnh hưởng đến các hành động đã thực hiện và những kết quả đạt được của những cá nhân trong sử dụng nguồn tài nguyên dùng chung” [Ostrom, 1990]. Các nguyên tắc này liên quan rất chặt chẽ với “tập hợp các quyền”, cụ thể là:

Nguyên tắc hành động (Operational rules): Nguyên tắc này ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm đồng sở hữu trong việc ra quyết định hàng ngày liên quan đến: khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào?, khi nào khai thác? và khai thác ở đâu?. Nguyên tắc này liên quan đến quyền tiếp cận và quyền thu hái/khai thác.

Nguyên tắc lựa chọn chung (Collective-choice rules): Nguyên tắc này ảnh hưởng gián tiếp đến việc ra quyết định đối với nguyên tắc hành động. Nó được sử dụng bởi nhóm đồng sở hữu và những người bên ngoài có liên quan (cơ quan chức năng, chính quyền địa phương…) trong việc ban hành các chính sách liên quan đến việc sử dụng tài nguyên dùng chung phải được quản lý như thế nào. Nguyên tắc này liên quan đến quyền quản lý, quyền ngăn chặn/loại trừ, và quyền chuyển nhượng.

43

Nguyên tắc lập hiến chung (Constitutional-choice rules): Nguyên tắc này ảnh hưởng đến các hoạt động và các kết quả thông qua ảnh hưởng của nó đến việc quyết định ai là người thích hợp trong việc sử dụng tài nguyên dùng chung và định đoạt/quyết định những nguyên tắc cụ thể sẽ sử dụng trong khuôn khổ của nguyên tắc lựa chọn chung, và lần lượt ảnh hưởng đến nguyên tắc hành động.

Trong ba nguyên tắc trên, nguyên tắc hành động và nguyên tắc lựa chọn chung thường được áp dụng để phân tích thể chế ở cấp độ địa phương (thể chế địa phương) trong quản lý tài nguyên dùng chung.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)