CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUẢN LÝ

RỪNG CỘNG ĐỒNG

Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những lệ tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước/luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý và sử dụng chung của cộng đồng. Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn. Tuy nhiên, từ khi Luật BVPTR năm 2004 ra đời, cộng đồng mới được Nhà nước giao đất giao rừng để quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp, tức là địa vị pháp lý của rừng cộng đồng đã được đề cập ở cấp độ chính sách và đẩy mạnh công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý trên phạm vi toàn quốc. Trong phần này, luận án tập trung vào việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến việc giao rừng cho cộng đồng và được bắt đầu bằng các cách xem xét các quan điểm về quản lý rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40)