Thể chế địa phương trong quản lý rừng trước khi phân quyền

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 82 - 84)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.1.Thể chế địa phương trong quản lý rừng trước khi phân quyền

3.2.1.1. Thể chế chính thức

Trước khi tiến hành GĐGR, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên ở xã Hồng Hạ thuộc quyền quản lý của BQLRPH Sông Bồ và UBND xã. BQLRPH Sông Bồ có nhiệm vụ khai thác, trồng và bảo vệ rừng, trong đó chủ yếu là bảo vệ rừng. Để đảm bảo cho việc quản lý bảo vệ rừng được tốt, BQLRPH Sông Bồ đã tiến hành khoán quản lý bảo vệ rừng cho thôn/cộng đồng. Ngoài ra, những diện tích rừng tự nhiên còn lại ở xã Hồng Hạ chưa giao cho ai thì do UBND xã quản lý và UBND xã giao trách nhiệm cho các thôn trong xã quản lý những diện tích rừng này. Với phương thức này, tất cả người dân của hai thôn Kăn Sâm và Pahy đều có vai trò là người nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cho BQLRPH Sông Bồ hoặc người bảo vệ rừng do UBND xã giao nhiệm vụ. Tương tự như hai thôn trên, tất cả người dân ở thôn 2 và thôn 4 cũng có cùng vai trò là người bảo vệ rừng cho Lâm trường Khe Tre (nay là BQLRPH Nam Đông) thông qua hợp đồng khoán. Thể chế chính thức trong quản lý rừng ở các thôn nghiên cứu trước khi GĐGR đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về khoán quản lý bảo vệ rừng.

Thông qua hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng với các BQLRPH, cộng đồng/thôn được trả 50.000 đồng/ha/năm (từ năm 2007 được tăng lên 100.000

73

đồng/ha/năm). Cộng đồng/người dân không được phép khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, hoặc canh tác nương rẫy. Người dân/cộng đồng phải thường xuyên đi tuần tra rừng để ngăn chặn những người có các hành vi trái pháp luật xâm hại đến diện tích rừng nhận khoán. Vì vậy có thể nói rằng, thực chất của chính sách khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên là nhà nước (thông qua BQLRPH-chủ rừng nhà nước) thuê người dân/cộng đồng bảo vệ rừng cho họ.

Ngoài ra, thôn Ka Nôn 1 chưa bao giờ có một quyền chính thức/quyền pháp lý nào đối với rừng kể từ khi thành lập (năm 1995) đến nay và cũng chưa bao giờ được tham gia chương trình khoán quản lý bảo vệ rừng của BQLRPH A Lưới.

3.2.1.2. Thể chế không chính thức

Ở Thừa Thiên Huế nói chung và ở các thôn nghiên nói riêng, song song với thể chế chính thức vẫn tồn tại thể chế không chính thức trong quản lý rừng do đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng với phương thức canh tác nương rẫy, hái lượm và săn bắt từ thời xa xưa. Theo tập quán truyền thống họ chia rừng thành 4 loại: rừng ma, rừng thiêng, rừng đầu nguồn nước, và rừng quy hoạch cho khai thác gỗ.

Rừng ma được hình thành bởi sự truyền miệng của các hiện tượng lạ liên quan đến phong tục tục tập quán cũng như đời sống tinh thần. Rừng thiêng là nơi các thần như thần rừng, thần nước và các thần linh khác sinh sống. Họ cho rằng nếu ai xúc phạm các thần linh, điều đó không những gây nên hoạn nạn cho cá nhân đó mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng. Luật tục của họ ngăn cấm một cách nghiêm ngặt việc phá hoại rừng ma. Rừng đầu nguồn nước được sử dụng để bảo vệ các nguồn nước. Rừng quy hoạch cho khai thác gỗ nhằm cung cấp gỗ phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng như làm nhà cộng đồng, dựng cột cho lễ hội đâm trâu, chạm trổ các lễ hội dân

74

gian, làm nhà ở, quan tài… hay cung cấp chất đốt (củi đun). Khi hộ gia đình có nhu cầu khai thác gỗ làm nhà mới hoặc sửa nhà thì chủ hộ sẽ báo với già làng hoặc trưởng họ, sau đó nhờ những người bà con, họ hàng hoặc bạn bè

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 82 - 84)