V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
3.3. QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG
3.3.1. Tổng quan chung về các hoạt động sinh kế ở các thôn nghiên cứu
Trước đây, chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Thừa Thiên Huế hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, chiến lược sinh kế của họ đã thay đổi theo thời gian và không gian, ngày nay sinh kế của họ không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và rừng) mà còn phụ thuộc vào những hoạt động khác như làm thuê, buôn bán…
3.3.1.1. Các hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp của người dân chủ yếu tập trung vào canh tác nương rẫy, canh tác lúa nước, cây hoa màu, làm vườn nhà, và chăn nuôi. Tất cả những hoạt động này đã tạo nên một hệ thống canh tác ở thôn. Hệ thống canh tác này cũng được quyết định bởi điều kiện sinh thái nhân văn của người dân ở hai huyện vùng cao A Lưới và Nam Đông.
· Canh tác nương rẫy
Theo các đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn nghiên cứu, trước đây họ sống trong rừng tự nhiên ở vùng núi cao. Người dân thôn Kăn Sâm và thôn Pahy (xã Hồng Hạ, huyện A Lưới) sống ở đầu nguồn các khe suối trong rừng mà hiện nay được quản lý bởi BQLRPH Sông Bồ, còn người dân thôn Ka Nôn 1 (xã Hương Lâm, huyện A Lưới) sống trong rừng tự nhiên ở khu vực khe Ka Nôn và khe Ka Lang (hiện nay diện tích rừng này thuộc BQLRPH A Lưới). Người dân của thôn 2 và thôn 4 (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông) cùng sống với nhau trên vùng núi cao giáp ranh với tỉnh Quảng Nam (nay diện tích rừng này thuộc BQLRPH Nam Đông) với đời sống du canh du cư. Trên vùng đất nương rẫy, người dân dựng những túp lều cố định được làm
111
bằng gỗ nhỏ, tre, mây để canh tác và chăn nuôi gà, lợn, trâu, và vịt. Đến năm 1975, các đồng bào dân tộc thiểu số của các thôn nghiên cứu được Nhà nước di chuyển đến vị trí của thôn hiện nay, trong thời gian này Nhà nước đã đầu tư cho người dân sản xuất lúa nước (tập huấn kỹ thuật, khai hoang ruộng lúa nước…) nhằm hạn chế cuộc sống du canh du cư của đồng bào. Đến thời kỳ này thì diện tích đất nương rẫy đã bị giảm và người dân chỉ được phép canh tác nương rẫy trong khu vực đã được nhà nước quy định. Tuy nhiên, họ vẫn tiến hành CTNR trong các khu rừng do nhà nước quản lý để đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày cho gia đình. Với điều kiện môi trường của nơi ở mới, việc lựa chọn cây mùa vụ cho canh tác nương rẫy là một cách để người dân có thể thích nghi với điều kiện đất xấu và diện tích đất canh tác hạn chế. Các loại cây truyền thống được trồng trên rẫy bao gồm các giống địa phương khác nhau như lúa, sắn, ngô, các loại đậu, và các cây màu khác.
· Canh tác lúa nước
Diện tích ruộng lúa được phân bố dọc theo các con suối và những vùng đất thấp nhất của thôn. Đất này được sử dụng để gieo và cấy lúa hai vụ mỗi năm: vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Sản xuất lúa vụ Đông Xuân bắt đầu từ giữa tháng 11 và kết thúc vào nửa cuối tháng 5 và vụ Hè Thu bắt đầu từ nửa cuối tháng 5 đến nửa đầu tháng 9. Hầu hết các hộ gia đình có rất ít ruộng lúa nước, hơn nữa năng suất lúa rất thấp, vì vậy lúa nước chỉ cung cấp cho hộ gia đình chỉ đủ ăn từ 3 đến 6 tháng. Diện tích canh tác lúa nước ở thôn không ổn định do chúng nằm ven các con suối và bị phụ thuộc vào hoàn toàn vào nguồn nước của các khe suối này. Vì thế, trong suốt mùa hè, khi các dòng suối khô cạn thì các khu ruộng này bị thiếu nước trầm trọng. Trong mùa mưa, các con suối này thường bị lụt và dòng nước chảy và cuốn trôi luôn cây trồng.
112
Các khu vườn nhà của người dân mang đặc trưng của vườn nhà truyền thống với nhiều loài cây khác nhau như chuối, cam, chanh, và các cây khác, trong đó cây chuối rất dễ trồng nên phát triển nhiều hơn. Một vài loại cây lương thực mùa vụ như bình tinh, bắp, khoai lang, sắn và các loại đậu được trồng trong vườn. Nhìn chung, người dân vẫn còn thiếu kiến thức về quản lý vườn nhà, vì thế thu nhập từ vườn nhà không nhiều và tập trung chủ yếu vào cây chuối.
· Hoạt động chăn nuôi
Ngày nay, nhiều hộ gia đình mở rộng chăn nuôi bằng cách phát triển các vật nuôi như lợn, trâu, bò và gia cầm (gà và vịt). Chăn nuôi là một hoạt động quen thuộc trong cộng đồng. Người dân mong đợi có thu nhập từ hoạt động này. Việc nuôi lợn đòi hỏi tốn nhiều củi đun, đầu tư vào thức ăn cho lợn và dịch vụ thú y. Hầu hết các hộ không có tiền mua vắc xin và thuốc khi vật nuôi bị ốm. Mặc dù người dân địa phương ý thức được rằng chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng cho nông hộ, nhưng do họ thiếu kinh nghiệm và vốn và thiếu khả năng tiếp cận đến các dịch vụ thú y nên hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi vẫn không cao.
3.3.1.2. Các hoạt động lâm nghiệp
Người dân tiến hành rất nhiều hoạt động liên quan đến rừng tự nhiên như canh tác nương rẫy (trừ người Kinh ở thôn Kăn Sâm và thôn 4), khai thác gỗ, thu hái LSNG, săn bắt động vật hoang dã… Các hoạt động săn bắt hay bẫy thú rừng được tiến hành đồng thời với chu kỳ canh tác nương rẫy. Người dân khi làm rẫy đồng thời họ sẽ đặt các bẫy thú xung quanh rẫy để bảo vệ cây trồng. Ngoài ra mỗi lần đi làm rẫy họ còn đặt các loại bẫy thú suốt dọc đường đi. Trước đây người dân săn bắt thú rừng để cải thiện bữa ăn của gia đình, nhưng ngày này mục đích chính của việc săn bắt thú rừng là bán để lấy tiền.
113
Người dân cũng lấy mây, lá nón, nấm, mật ong và các lâm sản khác. Mây, lá nón và mật ong là những sản phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình, nhưng hiện nay do tình trạng khai thác các loại LSNG này quá mức, nên nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt dần.
Mặc dù khai thác gỗ là hoạt động bất hợp pháp, nhưng đại đa số người dân trong thôn Ka Nôn 1 vẫn tiến hành hoạt động này, đặc biệt là lực lượng thanh niên, vì nó cho thu nhập cao hơn các hoạt động sinh kế khác.
Ngoài những hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên, phần lớn các hộ gia đình đều có đất trồng rừng Keo, trong đó người dân ở thôn 2 và thôn 4 được dự án trồng rừng WB3 tài trợ, ở thôn Kăn Sâm, thôn Pahy và thôn Ka Nôn 1 do dự án xóa đói giảm nghèo ADB tài trợ.
3.3.1.3 Các hoạt động phi nông nghiệp
Do những khó khăn về điều kiện môi trường và hạn chế về đất đai, một số hộ không thể đầu tư toàn bộ nguồn lao động và thời gian sản xuất của họ cho canh tác nông nghiệp. Làm thuê đang nhanh chóng trở thành một lựa chọn phổ biến trong cộng đồng người dân vì rất nhiều người xem nó như là một nguồn thu nhập ổn định. Khai thác rừng trồng là công việc làm thuê khá phổ biến ở tất cả các thôn nghiên cứu.
Hoạt động phi nông nghiệp ở thôn Ka Nôn 1 đa dạng hơn so với các thôn khác, ở đây vẫn có một số hộ gia đình kéo gỗ thuê, cưa gỗ thuê cho xưởng cưa và phụ thợ nề; một số hộ gia đình nấu rượu (rượu địa phương) để bán trong thôn, và sử dụng hèm rượu để nuôi lợn. Một số hộ người Kinh có điều kiện thì đầu tư vào việc buôn bán nhỏ như mở quán bán bánh kẹo, mì ăn liền, rượu, và thuốc lá. Đặc biệt ở trong thôn còn xuất hiện một số hộ người Kinh làm đại lý trung gian thu mua các sản phẩm từ rừng như mây, lá nón, mật ong… để bán lại cho những tư thương ở thành phố Huế.
114
Ngoài ra, ở các thôn đều có một số hộ được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp chính sách của Nhà nước, nhưng những hộ này chiếm tỷ lệ ít.
Nhìn chung, hoạt động sinh kế của người dân ở các thôn nghiên cứu tương đối đa dạng và được tóm tắt ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tóm tắt các hoạt động sinh kế ở các thôn nghiên cứu Hoạt động sinh kế Tỷ lệ (%)*
Thôn 2 Thôn 4 Kăn Sâm Pahy Ka Nôn 1 Lúa nước 100,0 100,0 100,0 100,0 94,2 Canh tác nương rẫy 100,0 100,0 100,0 100,0 84,6
Vườn nhà 0 0 0 0 67,3 Chăn nuôi 80,1 76,8 79,8 75,6 84,6 Nuôi và đánh bắt cá 14,4 13,6 12,6 17,5 69,2 Trồng rừng 79,8 77,9 78,7 79,5 78,9 Trồng Cao su 75,6 77,9 0 0 0 Khai thác gỗ 51,1 36,7 28,8 37,5 69,2 Thu hái LSNG 73,3 98,7 86,5 92,5 82,7 Săn bắt động vật rừng 88,7 66,3 61,5 62,5 61,5 Buôn bán 0 0 0 0 59,6 Làm thuê (phụ thợ nề) 0 0 0 0 71,2 Khác (khai thác gỗ thuê) 0 0 0 0 71,2 Ghi chú: (*): % so với tổng số hộ được điều tra ở thôn.
Nguồn: Điều tra hộ gia đình (2011, 2012).
Tuy nhiên, canh tác lúa nước, CTNR, chăn nuôi, thu hái LSNG, khai thác gỗ là những hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân. Mặc dù số hộ canh tác lúa nước trong mỗi thôn chiếm trên 94,2%, nhưng do diện tích lúa nước của mỗi hộ không cao, thêm vào đó năng suất lúa nước ở vùng này rất thấp, nên canh tác lúa nước vẫn không đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Chính vì vậy người dân ở đây phải tiến hành các hoạt động trong rừng tự nhiên (bao
115
gồm cả rừng cộng đồng, rừng của các BQRPH) để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ.
3.3.2. Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên
Ở địa bàn nghiên cứu, các hoạt động liên quan đến trồng rừng đều do các chương trình, dự án tài trợ cho các hộ gia đình. Vì vậy trong phần này, luận án tập trung phân tích các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên (bao gồm cả rừng cộng đồng và rừng của các BQLRPH).
Qua kết quả thảo luận nhóm và điều tra hộ gia đình cho thấy rằng: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên hầu như không có sự thay đổi so với trước khi được giao rừng, các hoạt động sinh kế này đều thể hiện các quyền không chính thức đối với rừng (bao gồm rừng cộng đồng và rừng của các BQLRPH), ngoại trừ hoạt động trồng Keo trên diện tích đất trống trong rừng cộng đồng (thực hiện quyền chính thức) của thôn 4. Ở ba thôn được giao rừng, người dân được quyền khai thác gỗ và thu hái LSNG (thực vật), nhưng cũng phải tuân thủ đúng quy trình do pháp luật quy định, tuy vậy trên thực tế họ đều không tuân thủ các quy trình này. Đối với hai thôn còn lại thì các hoạt động sinh kế trên đều không được sự thừa nhận về mặt pháp luật, nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày trên địa bàn của thôn.
Trong số ba thôn được giao rừng, chỉ có ở thôn 4 xuất hiện một hoạt động sinh kế mới sau khi được giao rừng, đó là trồng Keo trong rừng cộng đồng. Năm 2006, thôn 4 được dự án ETSP hỗ trợ cây giống cho cộng đồng trồng 4 ha Keo trên đất trống trong rừng cộng đồng. Đến năm 2013 thôn 4 đã bán cho người thu mua rừng 4 ha Keo đó với tổng số tiền mặt là 35 triệu và mở một con đường lâm nghiệp từ ngoài bìa rừng vào khu đất trống (10 ha) trong rừng cộng đồng (kinh phí mở đường do người thu mua chịu trách nhiệm chi trả). Sau khi bán rừng thì BQLRT tổ chức một cuộc họp thôn để thảo luận
116
việc phân bổ số tiền bán Keo. Kết quả là toàn bộ cộng đồng đều thống nhất không trích tiền bán rừng cho quỹ của thôn mà chia toàn bộ số tiền đó cho những người đã tham gia trồng Keo và tuần tra rừng từ trước đến nay mà vẫn chưa nhận được thù lao (vì cộng đồng đã được hưởng lợi từ đường lâm nghiệp đã được xây dựng nhờ tiền bán Keo), bình quân mỗi hộ gia đình được khoảng 1,3 triệu đồng. Hiện nay, thôn 4 đang chuẩn bị trồng Keo ở 10 ha đất trống trong rừng cộng đồng theo phương thức “góp vốn” (cây giống và công lao động) từ các hộ gia đình. Khi rừng đến tuổi khai thác, sau khi trừ các chi phí, trích nộp vào quỹ thôn, phần còn lại sẽ phân chia cho các hộ gia đình theo tỷ lệ đóng góp của họ. Từ trường hợp của thôn 4 cho thấy rằng: cho dù rừng được giao là rừng nghèo, nhưng nếu có những diện tích đất trồng để có thể trồng được Keo thì cũng có thể đóng góp cho quỹ của cộng đồng, cũng như cải thiện sinh kế của hộ gia đình, nếu có những sự đầu tư/hỗ trợ ban đầu của nhà nước hoặc các chương trình, dự án quốc tế.
Tóm lại, sinh kế của người dân dựa vào rừng được thể hiện qua bốn hoạt động chính: CTNR, khai thác gỗ, thu hái LSNG và bẫy thú rừng (Bảng 3.11, Biểu đồ 3.5).
Bảng 3.11. Cơ cấu các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên Hoạt động Tỷ lệ (%)* Thôn 2 Thôn 4 Thôn Kăn Sâm Thôn Pahy Thôn Ka Nôn 1 - Khai thác gỗ trái phép 51,1 36,7 28,8 37,5 69,2 - Thu hái LSNG (thực vật) 73,3 98,7 86,5 92,5 82,7 - Săn bắt động vật hoang dã 88,7 66,3 61,5 62,5 61,5 - Canh tác nương rẫy 100 100 100 100 84,6 - Thừa kế đất canh tác nương rẫy 100 100 100 100 Ghi chú: (*): % so với tổng số hộ được điều tra ở thôn.
117
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên
3.3.2.1. Canh tác nương rẫy và sinh kế
Sản xuất nương rẫy là một trong những loại hình hoạt động kinh tế truyền thống, là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao. Tuy nhiên hình thức canh tác này vẫn có sự thay đổi theo thời gian do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: dân số gia tăng, chính sách của nhà nước về quản lý đất nương rẫy, thị trường…Nhìn chung, sự thay đổi về CTNR ở các thôn nghiên cứu có thể được chia thành ba giai đoạn chủ yếu sau:
· Giai đoạn trước 1975
Trước năm 1975, nguồn sinh sống của người dân ở các thôn nghiên cứu chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng (canh tác nương rẫy, săn bắt hái lượm) với phương thức du canh du cư. Rừng tự nhiên được người dân coi là tài nguyên chung, được quản lý bởi già làng, và già làng phân chia từng khu vực rừng cho từng dòng họ để khai thác lâm sản ngoài gỗ, động thực vật và sử dụng đất rừng già để phát rẫy. Khi diện tích rừng được phát làm nương rẫy thì phần đất này thuộc sở hữu của hộ gia đình (sở hữu tư nhân). Đất nương rẫy được canh tác theo phương thức “phát, cốt, đốt trỉa” và bỏ hóa 5 - 10 năm chờ đất tốt mới sử dụng lại. Những năm đầu đất tốt trồng lúa rẫy, xen sắn…, đất xấu dần
118
thì trồng sắn, thuốc lá…, cho đến khi đất xấu dần theo năm tháng do mưa nhiều, bị xói mòn nghiêm trọng thì nông dân bỏ hóa. Trên vùng đất nương rẫy, người dân dựng những túp lều cố định được làm bằng gỗ nhỏ, tre, mây để canh tác và chăn nuôi gà, lợn, trâu, và vịt.
· Giai đoạn 1975-1994
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đồng bào dân tộc thiểu số được di chuyển từ rừng sâu ra định cư ven theo các tuyến đường giao thông (hiện nay là các tuyến đường liên thôn, liên xã) dưới chính sách định canh định cư của Nhà nước. Trong thời kỳ này, kỹ thuật trồng lúa nước đã được chuyển giao cho người dân. Đất trồng lúa nước được khai hoang từ những mảnh đất dọc các khe suối và được quản lý bởi hợp tác xã. Theo cách quản lý sản xuất của hợp tác xã, người lao động tham gia sản xuất được chấm công và chia sản