Các quan điểm về quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 43)

V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.1.Các quan điểm về quản lý rừng cộng đồng

31

Theo Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai [2000], thuật ngữ "cộng đồng" theo thực tế xã hội nước ta có thể được định nghĩa một cách chung nhất là: "Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau". Như vậy, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một số điểm nào đó là yếu tố hình thành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội. Có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng, xã (thôn, bản), cộng đồng tôn giáo... Sự gắn bó của một cộng đồng thường thể hiện qua các lệ tục, các quy ước thành văn bản hoặc không thành văn bản nhiều hơn là thể hiện bằng một hình thức tổ chức của một pháp nhân kinh tế [Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai, 2000]. Về mặt pháp lý, "Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương" [Quốc hội Việt Nam, 2004] hay mở rộng hơn thì “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ” [Quốc hội Việt Nam, 2013].

Thuật ngữ “Quản lý rừng cộng đồng” (QLRCĐ) đã được Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) định nghĩa như sau: “QLRCĐ diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này” [FAO, 1978]. Theo Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai [2000], QLRCĐ ở Việt Nam có hai nội dung phù hợp với định nghĩa trên, đó là:

· Thứ nhất, rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh.

32

· Thứ hai, rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, nhưng các thành viên của cộng đồng vẫn cùng tham gia quản lý các khu rừng đó. Như vậy, các cộng đồng vẫn gắn bó chặt chẽ với rừng trong các vấn đề: tạo việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hoặc hưởng thụ những lợi ích không thể tính toán của rừng (như bảo vệ nguồn nước, tín ngưỡng, di tích ...).

Về mặt pháp lý, vào những năm đầu của thập kỷ XX, QLRCĐ mới được nhà nước công nhận. Cộng đồng dân cư được công nhận là “người sử dụng đất”, tức là một trong những đối tượng được Nhà nước giao đất [Quốc hội Việt Nam, 2003, 2013]. Mặc dù đã được công nhận về mặt pháp lý, nhưng theo Luật dân sự năm 1995 và Luật Đất đai năm 2003 thì cộng đồng dân cư thôn không thuộc đối tượng điều chỉnh đối với những hoạt động liên quan đến đất lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Để tạo cơ sở pháp lý cho các cộng đồng dân cư thôn được công nhận chính thức là một trong những bên liên quan trong quản lý và bảo vệ rừng, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã đưa ra những quy định về điều kiện để giao rừng cho cộng đồng (bao gồm cả điều kiện của cộng đồng và điều kiện của rừng), thẩm quyền giao rừng và thu hồi rừng, cũng như quyền và nghĩa vụ khi cộng đồng được nhận rừng. Sau đó được cụ thể hóa ở một số văn bản dưới luật, “UBND cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của UBND cấp xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt; Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi của cấp xã” [Bộ NNPTNT, 2006a; Chính phủ Việt Nam, 2006a]. “Rừng cộng đồng là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài vào mục

33

đích lâm nghiệp” [Bộ NNPTNT, 2007b]; và “QLRCĐ là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh giá rừng Nhà nước giao cho cộng đồng” [Bộ NNPTNT, 2006a, 2007b].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 43)