Phân tích nhóm tỷ số ảnh hưởng khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn sông tiền (Trang 98)

Bảng 4.6 Bảng các tỷ số ảnh hưởng khả năng lợi nhuận của công ty 2011- 2013

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Cty, năm 2011, 2012, 2013

 Nhận xét

4.3.2.1 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) cho ta biết được cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu phân tích trong bảng trên, ta thấy năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của Cty là 0,65%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,65 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012, tỷ suất này tăng lên 0,87%, điều này cho thấy năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2011 là 0,22 đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này tăng nhiều hơn (hơn 8 tỷ đồng). Nhưng đến năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu là 0,24%, giảm 0,63% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là với 100 đồng doanh thu thì Cty chỉ nhận được 0,24 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân do chi phí bán hàng tăng cao làm lợi nhuận sau thuế giảm. Ta thấy, tuy Cty tăng mức doanh thu nhưng lại làm lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2012, điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí của Cty chưa tốt. Chi phí bán hàng và chi phí khác trong giai đoạn này tăng nhiều.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau

thuế (1) Triệu đồng 13.620,32 22.210,39 7.469,19

Doanh thu thuần

(2) Triệu đồng 2.106.669,89 2.565.091,82 3.131.789,57 Tổng tài sản bình quân (3) Triệu đồng 158.185,69 184.684,71 226.209,76 Vốn chủ sở hữu bình quân (4) Triệu đồng 65.229,89 73.024,92 79.909,32 ROS (1)/(2) % 0,65 0,87 0,24 ROA (1)/(3) % 8,61 12,03 3,30 ROE (1)/(4) % 20,88 30,41 9,35

4.3.2.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) phản ánh khả năng sinh lời của 100 đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và hiệu quả vốn sử dụng tài sản của Cty. Năm 2011, tỷ suất sinh lời của tài sản là 8,61%, năm 2012 là 12,03%. Điều này đồng nghĩa cứ 100 đồng tài sản đem về cho Cty 8,61 đồng lợi nhuận (2011) và 100 đồng tài sản đem về 12,03 đồng lợi nhuận (2013), tăng 3,42 % so với 2011. ROA tăng do phần lợi nhuận sau thuế đạt được tăng cao so với năm 2011, đặc biệt do Cty nhập hàng với giá thấp hơn làm giảm chi phí giá vốn. Qua phân tích thì tuy Cty có tăng lượng tài sản nhưng lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo. Việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này của Cty rất hiệu quả. Đến năm 2013, tỷ suất đã giảm xuống mạnh xuống còn 3,3%, trong khi đó tổng tài sản của Cty tăng nhiều so với năm 2012. Qua phân tích thì nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân liên tục tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại biến động liên tục, chi phí bán hàng và chi phí khác của Cty tăng cao so với năm trước đó. Tỷ suất giảm là một biểu hiện không tốt cho hoạt động kinh doanh của Cty. Cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của Cty không hiệu quả

4.3.2.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Cty giai đoạn 2011-2013 cho thấy tỷ suất này khá cao nhưng cũng tăng giảm không ổn định. Năm 2011 và 2012 đạt hiệu quả cao, năm 2011 tỷ suất này ở mức là 20,88%, cao nhất là năm 2012 với tỷ suất là 30,41 %, Tức là nếu Cty bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì Cty sẽ thu được 20,88 đồng lợi nhuận (2011) và 30,41 đồng lợi nhuận (2012) tức là tăng thêm 9,53%, tăng khá đáng kể so với năm 2011, tức cứ 100 đồng vốn kinh doanh Cty bỏ ra thì Cty thu được thêm 9,53 đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất này tăng là do phần lợi nhuận sau thuế tăng khá cao so với lượng tăng của vốn chủ sở hữu, điều này chứng tỏ Cty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Đến năm 2013, tỷ suất ROE chỉ còn 9,35%, giảm 21,06% so với năm 2012 ( thấp hơn chuẩn quốc tế >=15%). Trong đó lợi nhuận sau thuế giảm 14.741,2 triệu đồng, trong khi vốn chủ sở hữu tăng. Trong giai đoạn này việc kinh doanh và sử dụng vốn của Cty không được hiệu quả. Vì thế , Cty cần có biện pháp cải thiện tỷ lệ này, đảm bảo cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác hết lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Bởi vì, ROE của Cty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNBÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA SÀI GÒN SÔNG TIỀN 5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

5.1.1 Ưu điểm

Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cty nhìn chung đã đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật, cung cấp được những thông tin cần thiết cho nhà quản trị và các đối tượng sử dụng khác. Công tác kế toán này có những ưu điểm như sau:

- Về việc sử dụng tài khoản: Cty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. và tuân thủ theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Về việc sử dụng chứng từ: Với mỗi nghiệp vụ phát sinh, Cty đã lập đầy đủ chứng từ theo đúng quy định. Nhờ phần mềm kế toán, các chứng từ được lập một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Về sổ sách kế toán: sổ sách tại Cty được lập bởi phần mềm kế toán. Đây là một ưu điểm lớn vì phần mềm sẽ giúp cho việc ghi sổ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Từ đó, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện tương đối đầy đủ, đáp ứng kịp thời cho việc lập báo cáo nộp cho cơ quan Nhà nước theo đúng qui định.

- Về hình thức kế toán sử dụng: Cty sử dụng hình thức kế toán kế toán trên máy tính kết hợp với hình thức ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ theo đúng qui định và áp dụng nhất quán trong suốt niên độ kế toán

- Về phương pháp tính giá xuất kho: Tính giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý. Đồng thời cũng đáp ứng được nguyên tắc phù hợp khi xác định giá vốn của khoản doanh thu mà nó tạo ra.

- Về việc sử dụng phần mềm: Cty sử dụng phần mềm kế toán thuê Cty phần mềm viết theo yêu cầu quản lí của Cty để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Với hình thức kế toán trên máy tính kết hợp với hình thức chứng từ ghi sổ giúp cho việc hạch toán kế toán một cách đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn, giảm bớt khối lượng công việc so với thực hiện kế toán thủ công.

- Về việc lưu trữ sổ sách, chứng từ:

+ Tất cả các chứng từ liện quan đều được kiểm tra về tính hợp lý và hợp lệ một cách chặt chẽ, cẩn thận để làm cơ sở cho việc hạch toán nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cty

+ Chứng từ tại Cty được lưu lại theo bộ chứng từ từng nghiệp vụ. Định kỳ (thường là cuối mỗi tháng). Sổ sách, chứng từ sẽ được lưu lại trong tủ hồ sơ riêng của từng năm. Việc quản lý chặt chẽ các loại sổ sách, chứng từ giúp Cty hạn chế những rủi ro như lạc mất chứng từ, đồng thời giúp Cty dễ dàng kiểm tra sổ sách, chứng từ khi cần thiết.

5.1.2 Nhược điểm

Song song với những ưu điểm có được, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cty cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

- Về chứng từ kế toán: chứng từ (HĐGTGT kiêm PXK) thiếu chữ kí của thủ kho. Ngoài ra, hoá đơn cho nghiệp vụ bán hàng nội bộ thiếu chữ kí của người mua hàng do mô hình kế toán của Cty được tổ chức theo kiểu phân tán nên chưa cập nhật kịp thời

- Về sổ kế toán: Cty thực hiện theo dõi trên sổ chi tiết và sổ cái chi tiết trên cùng một tài khoản. Cty không mở tài khoản chi tiết để theo dõi mà chỉ theo dõi trên tài khoản cấp 1 và chỉ theo dõi tài khoản cấp 2 ở các tài khoản 5111, 5121. Mẫu sổ chứng từ ghi sổ và sổ đăng kí chứng từ ghi sổ có mẫu khác biệt so với biểu mẫu của BTC và không được in ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về những hạn chế của phần mềm: Sổ được in ra từ phần mềm không đánh số thứ tự dòng. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi lại các nghiệp vụ khi cần thiết. Đồng thời việc không đánh số thứ tự dòng cũng chưa đúng với quy định hiện hành.

5.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔNG TY

5.2.1 Ưu điểm

- Về doanh thu:

+ Doanh thu tăng dần qua các năm là một tín hiệu khả quan trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Về hình thức thanh toán, thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thông dụng tại Cty vì đa số khách hàng là khách hàng nhỏ lẻ, họ không quen với việc thanh toán qua ngân hàng.

+ Cty thu tiền hàng trước nên tránh được tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán

- Về lợi nhuận: lợi nhuận tại Cy đang tăng dần qua các năm. Đây là một ưu điểm lớn. Để có thể vượt qua được thời kỳ kinh tế khó khăn này, các doanh nghiệp cần kinh doanh có lãi để có khả năng tiếp tục mở rộng sản xuất.

5.2.2 Nhược điểm

- Về doanh thu: Hình thức bán hàng của Cty không đa dạng, chủ yếu là bán hàng trực tiếp tại kho cho khách hàng, điều này dẫn đến hạn chế lượng khách hàng của Cty, ảnh hưởng không tốt đến doanh thu bán hàng.

- Về chi phí: các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.. còn chiếm tỷ trọng rất cao trên doanh thu thuần, điều này khiến doanh thu khó bù đắp được những khoản chi phí khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Cty không cao.

5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TOÁN TẠI CÔNG TY

- Về hệ thống tài khoản: Cty nên mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi, chẳng hạn như mở tài khoản chi tiết của nghiệp vụ doanh thu nội bộ cho từng chi nhánh, mở tài khoản doanh thu bán hàng của từng mặt hàng để dễ quản lí hơn.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ: Cty nên dùng các tài khoản cấp 1 để ghi sổ cái, các tài khoản cấp 2 để mở sổ chi tiết. Các loại sổ chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ nên được in ra và lưu trữ để phòng khi máy tính gặp sự cố sẽ mất hết dữ liệu.

- Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ: các chứng từ bán hàng phát sinh tại Cty không có chữ ký của thủ kho. Cty nên thực hiện tốt việc ghi đầy đủ thông tin vào chứng từ, ký đầy đủ chữ ký theo quy định bằng cách:

+ Thường xuyên nhắc nhở người lập chứng từ phải ghi đầy đủ nội dung, kế toán trưởng cũng cần thường xuyên kiểm tra nội dung chứng từ đã lập.

+ Phổ biến cho nhân viên các quy định của pháp luật về việc lập chứng từ. Từ đó giúp nhân viên biết được các công việc cần làm để thực hiện đúng với quy định.

+ Đề ra một số biện pháp thưởng, phạt đối với nhân viên khi làm tốt hoặc không tốt công việc này.

5.4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY

5.4.1 Giải pháp về doanh thu

- Mở rộng mạng lưới bán hàng: Cty hiện nay đang bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp tại kho của Cty cho khách hàng, như vậy sẽ hạn chế lượng khách hàng của Cty, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu. Để khắc

phục tình trạng này, Cty có thể gửi hàng cho các đại lý chuyên bán các sản phẩm bia, nước giải khát ,...

- Tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng những chính sách như: thường xuyên có các đợt khuyến mãi, có các khoản chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn, …

Tuy việc này làm giảm doanh thu hiện tại nhưng sẽ giúp công ty tìm kiếm được nhiều đối tác hơn, có thể có những đối tác tiếp tục làm ăn lâu dài. Từ đó, hứa hẹn doanh thu sẽ tăng trong tương lai.

- Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm: Cy đã mở rộng và đa dạng hóa nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết để đẩy mạnh kinh doanh, nhưng cũng cần thực hiện từ từ để tránh trường hợp bỏ ra một số vốn lớn để đẩy mạnh sản phẩm nào đó nhưng không đạt kết quả, khiến công ty bị thua lỗ. Bên cạnh đó, Cty cũng cần tìm hiểu nhu cầu thị trường thường xuyên để tăng cường kinh doanh những mặt hàng phù hợp với nhu cầu hiện nay, giảm bớt những mặt hàng có doanh số bán thấp.

5.4.2 Giải pháp về chi phí

- Tiết kiệm chi phí tài chính: Cty có thể hạn chế việc vay ngân hàng, chỉ vay khi cần thiết thay vào đó là huy động vốn từ cổ đông và mở rộng kinh doanh phù hợp. Chú trọng mở rộng, đa dạng sản phẩm trước việc mở rộng chi nhánh, đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm thiểu chi phí tài chính. Cty cũng cần tìm hiểu về lãi suất cho vay của các Ngân hàng, từ đó có thể cân nhắc lựa chọn vay vốn ở Ngân hàng có nhiều ưu đãi, nhằm giảm chi phí tài chính.

- Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty đã thực hiện khá tốt việc tiết kiệm chi phí, nhưng còn một số khoản có thể giảm bớt như:

+ Hạ chi phí cước Internet, tiết kiệm chi phí điện thoại… giảm thiểu những chi phí này bằng cách thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra nhân viên về những cuộc gọi không cần thiết, cuộc gọi vì mục đích cá nhân.

+ Tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm: việc sử dụng văn phòng phẩm tại Cty tuy không quá lãng phí, nhưng vẫn có thể giảm thiểu chi phí này bằng những cách như: chỉ in tài liệu khi cần thiết, kiểm tra nội dung trước khi in để tránh tình trạng in sai phải in lại, hoặc in thừa….

5.4.3 Các giải pháp khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Cty nên duy trì, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên phòng ban nói chung, nhân viên phòng kế toán nói riêng. Cử nhân

viên đi tham dự các buổi tập huấn, cập nhật các chính sách mới của Nhà Nước về luật và thuế.

- CTy nên thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm soát này phải hoạt động tương đối độc lập với kế toán CTy. Vì có như thế thì tình hình hoạt động của CTy mới được phản ánh trung thực, chính xác và đầy đủ hơn. Qua đó bộ phận kiểm soát sẽ nhanh chóng tìm ra những khuyết điểm của CTy vốn mắc sai lầm trọng yếu mà kế toán chưa kịp thời phát hiện, đồng thời giảm bớt công việc của kế toán trưởng trong việc kiểm tra chứng từ.. Đây là bộ phận quan trọng giúp cho CTy sớm phát hiện và điều chỉnh những sai sót trọng yếu

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn sông tiền (Trang 98)