2.1.3.1 Giá vốn hàng bán (TK 632)
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 484)
Sau khi xác định được trị giá vốn của các hàng hóa đã xuất bán trong kỳ, kế toán sẽ tổng hợp lại tổng giá vốn và kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Sơ đồ hạch toán: TK 154, 155, 156, 157 TK 159 TK 632 TK 159 TK 155, 156 TK 911 Hao hụt sau khi trừ bồi
thường (khách quan) Hoàn nhập dự phòng Hàng bán bị trả lại nhập kho k/c giá vốn hàng bán để XĐKQKD TK 152, 153, 156, 138 k/c giá vốn, dịch vụ hoàn thành
Dự phòng giảm giá tồn kho
Tồn kho năm nay > năm trước
Tồn kho năm nay < năm trước
Ghi chú: k/c: kết chuyển TK: tài khoản
XĐKQKD: xác định kết quả kinh doanh
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
2.1.3.2 Chi phí bán hàng (TK 641)
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 498)
Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành, toàn bộ chi phí của khâu mua vào được tính vào tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) còn chi phí của quá trình chuẩn bị bán hàng và quá trình bán hàng được ghi chép ở TK 641 - "chi phí bán hàng". Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng + Chi phí vật liệu bao bì
+ Chi phí bảo hành sản phẩm: phản ánh chi phí bỏ ra để sữa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian quy định bảo hành.
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng: phản ánh chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện đo lường...
+ Chi phí khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như chi phí thuê tài sản, thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc vác vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý.
+ Chi phí bằng tiền khác: phản ánh khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nằm ngoài chi phí trả trên như chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và hội nghị khách hàng.
Sơ đồ hạch toán:
TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 335
TK 911 Các khoản giảm chi phí
bán hàng Chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương k/c chi phí bán hàng để XĐKQKD TK 152, 111, 112... TK 153, 142... TK 214 TK 152, 3331 TK 111, 112, 331
Chi phí nhiên liệu, vật liệu, bao bì
Chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Doanh thu nội bộ của sản phẩm, hàng hóa quảng cáo, khuyến mại
TK 133
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền, chi phí bảo hành
Thuế (nếu có)
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
2.1.3.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp (TK 642)
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lí chung của DN gồm các chi phí về lương nhân viên quản lí DN (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên
định dùng cho quản lí DN, tiền thuê đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sane, cháy nổ...), chi phí khác bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 503)
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 642 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí Công đoàn (KPCĐ) trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.
+ Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp cho việc sửa chữa TSCĐ công cụ dùng chung của doanh nghiệp. + Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn.
+ Thuế, phí, lệ phí: thuế nhà đất, thuế môn bài...và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà.
+ Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như: tiền điện, tiền nước, tiền thuê TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản kể trên: chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi đào tạo cán bộ và các khoản chi phí khác.
Sơ đồ hạch toán:
TK 334, 338 TK 642 TK 111, 112, 1388
TK 911 Các khoản giảm chi phí
QLDN Chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương
k/c chi phí QLDN để XĐKQKD TK 152, 111, 112
Chi phí nhiên liệu, vật liệu dùng cho QLDN
TK 153, 142...
Chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng dùng cho QLDN
TK 214
Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho doanh nghiệp
TK 3337, 3338
Thuế môn bài, tiền thuê đất, phí lệ phí phải nộp
TK 139, 351, 352
DP phải thu khó đòi, DP trợ cấp mất việc làm, DP phải trả khác TK 111, 112, 336
Số phải nộp cấp trên để hình thành quỹ quản lý cấp trên
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
Ghi chú:
QLDN: quản lý doanh nghiệp DP: dự phòng
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.3.4 Chi phí tài chính (TK 635)
- Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán… Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . .( Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 490)
- Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. - Không hạch toán vào Tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây: + Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ. + Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí kinh doanh bất động sản. + Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác. + Chi phí tài chính khác.
Sơ đồ hạch toán:
TK 111,141,112,128 TK 635 TK 129, 229
TK 911 Số dự phòng giảm giá
hoàn nhập Các khoản lỗ về đầu tư vốn
k/c chi phí tài chính để XĐKQKD TK 111,112,141,331
Chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư vốn
TK 111,112,335
Trả tiền vay, lãi mua hàng, trả góp, tiền lãi thuê tài sản cố định
TK 111(2),112(2)
Các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ TK 111,112,131
Chiết khấu thanh toán cho người mua TK 431
Cuối kỳ xử lý chênh lệch tỷ giá TK 131
Chênh lệch tỷ giá đối với khoản phải thu dài hạn
TK 341,342
Chênh lệch tỷ giá đối với khoản phải trả dài hạn
TK 129,229
Số dự phòng giảm giá bổ sung
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
2.1.3.5 Doanh thu tài chính (TK 515)
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 445)
- Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ. . .
+ Cổ tức lợi nhuận được chia.
+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.
+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. + Lãi tỷ giá hối đoái.
+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Sơ đồ hạch toán:
TK 33311 TK 515
TK 911
TK 111,112,131,152
Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp TK 121,221 TK 111,112 TK 131 TK 111,112,131 TK 111,112 TK 111 TK 111,112,131 TK 413 TK 121,221 TK 121911 TK 111(2) Kết chuyển doanh thu hoạt
động tài chính
Lãi bản quyền cổ tức được chia
Lãi trái phiếu, tín phiếu
Nếu mua tiếp tín phiếu, trái phiếu Nếu nhận bằng tiền Nhận lại trái
phiếu, tín phiếu Nếu chưa thu được tiền Bán chứng khoán có lãi
Giá gốc
Thanh toán chứng khoán ngắn hạn Giá gốc
Bán ngoại tệ có lãi Theo tỷ giá nhập Theo tỷ giá
xuất
Cho vay để lấy lãi, chiết khấu thanh toán Chênh lệch tỷ giá
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
2.1.3.6 Chi phí khác (TK 811)
- Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 519)
- Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có).
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Sơ đồ hạch toán: TK 211 TK 811 TK 133 TK 111, 112, 131 TK 214 TK 333 TK 111, 112 TK 111, 112, 141 TK 911 Giá trị hao mòn
Giảm tài sản cố định dùng cho hoạt động nhượng bán, thanh lý
Chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Thuế GTGT (nếu có)
Các khoản tiền bị phạt thuế, truy nộp thuế
Khoản phạt vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật Các khoản chi phí khác
Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
2.1.3.7 Thu nhập khác ( TK 711)
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 510)
- Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: + Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản.
+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
+ Các khoản thuế được NSNN hoàn lại.
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
+ Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
Sơ đồ hạch toán:
TK 3331 TK 711
TK 911
Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
TK 33311
Kết chuyển thu nhập khác
Chuyển nhượng bán tài sản cố định TK 111,112,131
TK 152 TK 111,112,338,334 TK 331,338 TK 111,112,138 TK 333 (111,112) TK 111,112 Thuế GTGT
Phế liệu thu hồi khi thanh lý tài sản cố định
Số tiền đã thu hay xác định phải thu về khoản phạt đối tác vi phạm hợp đồng
Các khoản thu nhập kinh doanh năm trước bị bỏ sót
Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK được giảm trừ vào số thuế phải nộp (hoặc nhận lại bằng tiền)
Xóa nợ phải trả không xác định được chủ
Thu được nợ khó đòi đã xử lý (đồng thời ghi có TK 004)
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
2.1.3.8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 821)
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp, bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (8211) và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (8212) phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 522)
Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành là số thuế thu nhập DN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, trang 522)
Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
+ Ghi nhận thuế thu nhập DN hoãn lại phải trả trong năm
* Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp theo thuế suất được quy định và DN phải có trách nhiệm khai báo, nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho Nhà nước. (Võ Văn Nhị, 2010, trang 393)
Bộ tài chính vừa mới ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:” Từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông là 22% và từ ngày 01/01/2016 là 20%.Đối với doanh nghiệp (DN) có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ thì thuế suất thuế TNDN áp dụng là 20%. Nếu năm trước đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng, tính bình quân doanh thu một tháng không vượt 1.67 tỷ thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%”.
Phương pháp tính thuế TNDN:
- Thu nhập tính thuế: được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
- Thu nhập chịu thuế: (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính) bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. (Võ Văn Nhị, kế toán tài chính, 393)
Nguyên tắc kế toán:
- Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế TNDN phải nộp cho nhà nước theo luật định và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán.
- Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi số thuế phải nộp, số thuế đã nộp và số thuế còn phải nộp.
Thuế TNDN phải nộp
Thu nhập tính thuế
= x Thuế suất thuế TNDN
(22%) (2.9) Thu nhập