3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ
3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: phòng kế toán Cty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.4.1.2 Chức năng nhiệm vụ * Nhiệm vụ kế toán trưởng:
- Điều hành công tác kế toán của Cty theo đúng nguyên tắc, chế độ. Chỉ đạo kiểm tra trực tiếp toàn bộ công tác kế toán của Cty. Kế toán trưởng là người trực tiếp tham mưu cho GĐ về tình hình phát triển KD của Cty, chịu trách nhiệm về mặt tài chính trước GĐ.
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính sau khi giải quyết toán. Tổ chức bảo quản, lưu trữ, giữ bí mật về các tài liệu, số liệu kế toán.
* Nhiệm vụ kế toán tổng hợp:
- Phụ trách kế toán tiền lương, giá vốn, Tài sản cố định…. tổng hợp số liệu lập BCTC, là người hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ, hệ thống sổ sách của toàn Cty. Kế toán thanh toán Kế toán thuế và ấn chỉ Kế toán kho hàng Thủ quỹ Kế toán các CT hỗ trợ bán hàng Kế toán chi nhánh Long An Kế toán chi nhánh Tiền Giang Kế toán chi nhánh Đồng Tháp Kế toán chi nhánh Trà Vinh Kế toán chi nhánh Bến Tre Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Bộ phận IT
- Lập các báo biểu kế toán, cùng kế toán trưởng tham gia việc điều hành về mặt kinh tế, theo dõi tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ tại Cty và các chi nhánh. Theo dõi tình hình trích khấu hao theo quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ kế toán thanh toán:
- Hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán các khoản chi phí, các khoản giao dịch bên ngoài. Phối hợp với thủ quỹ kiểm soát hoạt động thu chi hàng ngày tại đơn vị, kiểm tra chứng từ các chi nhánh gửi về; theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng.
* Nhiệm vụ kế toán thuế và ấn chỉ:
- Là người thực hiện nhiệm vụ khai báo thuế hàng tháng với cơ quan thuế theo yêu cầu quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm giải trình, phân tích và bảo vệ các số liệu đã kê khai.
* Nhiệm vụ kế toán kho:
- Kế toán kho hàng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát toàn bộ khối lượng hàng hoá luân chuyển tại các kho của Cty.
- Tổ chức kiểm tra theo dõi các kho hàng, hàng đi đường.
- Đối chiếu công nợ thành phẩm bao bì với các kho gia công và kho Thương mại để lập báo cáo công nợ bao bì hàng tháng với Cty Thương mại
* Nhiệm vụ thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm về thu, chi tiền mặt, tiền gởi ngân hàng trong toàn công ty. Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý kiểm kê tiền mặt và đối chiếu với bộ phận có liên quan, đồng thời báo cáo với kế toán trưởng và ban GĐ về tình hình tiền mặt, tiền gởi ngân hàng của công ty.
* Nhiệm vụ bộ phận IT:
- Theo dõi kiểm tra và hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với phần mềm kế toán, hệ thống máy tính của Cty tại văn phòng và các chi nhánh trực thuộc, nhiệm vụ kiêm nhiệm: Kiểm tra kiểm soát tình hình vận chuyển hàng hóa từ các kho về các chi nhánh.
* Nhiệm vụ bộ phận hổ trợ bán hàng:
-Kiểm tra kiểm soát các chương trình hỗ trợ bán hàng.
-Hỗ trợ các chi nhánh trong việc thanh quyết toán
-Tham gia vào việc lập hồ sơ, qui trình thanh quyết toán cho các chương trình hổ trợ bán hàng.
-Báo cáo chi tiết và tổng hợp các chương trình hổ trợ bán hàng theo định kỳ hàng tháng.
* Kế toán các chi nhánh
- Xây dựng kế hoạch bán hàng cho nhà phân phối theo ngày, tuần.
- Tham gia thực hiện các chương trình hỗ trợ bán hàng do phòng KD triển khai.
- Lập hóa đơn bán hàng cho nhà phân phối theo kế hoạch đã được duyệt
- Kiểm tra quyết toán các chương trình hỗ trợ bán hàng.
3.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay Cty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán DN theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và thông tư số 244/2009/TT- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Mô hình kế toán: Cty áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
- Niên độ kế toán: Theo năm dương lịch ngày bắt đẩu 01/01 và ngày kết thúc 31/12.
- Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam.
- PP hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- PP kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
- PP tính giá xuất kho: Nhập trước xuất trước(FIFO)
- PP kế toán tài sản cố định:
+ PP xác định nguyên giá tài sản cố định: theo nguyên tắc giá gốc. + PP tính khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng.
- PP tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- PP tiêu thụ: bánhàng tại kho.
3.4.3 Hình thức kế toán
Cty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Phần mềm kế toán Cty đang sử dụng là phần mềm Foxpro For Window, phần mềm Cty thuê Cty phần mềm chuyên nghiệp viết theo yêu cầu quản lý của Cty.
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHẦN MỀM
Hình 3.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian tên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chừng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ QUỸ
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ + Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Hàng ngày, căn cứ vào các chừng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân Đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lêch 2013/2102 Số tiền % Số tiền % Doanh thu BH và CCDV 2.106.669,89 2.565.091,82 3.131.789,57 458.421,93 21,76 566.697,75 22,09
Doanh thu thuần về BH và CCDV 2.106.669,89 2.565.091,82 3.131.789,57 458.421,93 21,76 566.697,75 22,09 Giá vốn hàng bán 2.018.466,66 2.448.095,55 3.009.706,41 429.628,89 21,28 561.610,86 22,94
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 88.203,23 116.996,27 122.083,16 28.793,04 32,64 5.086,89 4,35
Doanh thu hoạt động tài chính 2.148,21 1.651,78 1.997,93 (496,43) (23,11) 346,15 20,96 Chi phí tài chính 213,75 1.628,93 269,64 1.415,18 662,07 (1.359,29) (83,45) Chi phí bán hàng 61.192,75 75.517,78 102.954,10 14.325,03 23,41 27.436,32 36,33 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.683,46 10.071,14 10.783,43 1.387,68 15,98 712,29 7,07
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 20.261,48 31.430,20 10.073,92 11.168,72 55,12 (21.356,28) (67,95)
Thu nhập khác 1.380,81 2.160,79 5.885,75 779,98 56,49 3.724,96 172,39 Chi phí khác 1.320,91 2.000,03 4.767,98 679,12 51,41 2.767,95 138,40 Lợi nhuận khác 59,91 160,76 1.117,77 100,85 168,34 957,01 595,30
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 20.321,38 31.590,96 11.191,69 11.269,58 55,46 (20.399,27) (64,57)
Chi phí thuế TNDN hiện hành 6.701,06 9.912,15 3.682,63 3.211,09 47,92 (6.229,52) (62,85) Chi phí thuế TNDN hoãn lại 531,58 (39,87) 531,58 (491,71) (92,50)
Lợi nhuận sau thuế TNDN 13.620,32 22.210,39 7.469,19 8.590,07 63,07 (14.741,2) (66,37) Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,003405 0,005553 0,001867 0,002148 63,08 (0,003686) (66,38)
Nhận xét:
* Về doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng đáng kể, tăng 458.421,93 triệu đồng tương đương với 21,76%.
Năm 2013 lại tiếp tục tăng so với năm 2012, tăng thêm 566.697,75 triệu đồng
tương đương22,09%. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm đều tăng đây là một kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của Cty tiến triển thuận lợi. Nguyên nhân là do năm 2012, Cty ngưng sản xuất Bia trắng và tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ cho sài gòn xanh, sài gòn đỏ… mà sản phẩm bia các loại: sài gòn xanh, bia 333, sài gòn đỏ,… là sản phẩm mũi nhọn của Cty chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Cty, bên cạnh đó Cty còn tăng giá bán một số sản phẩm.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 giảm đáng kể, cụ thể là giảm 496,43 triệu đồng, tương ứng giảm 23,11 %. Năm 2013 so
với năm 2012 lại tăng lên 20,96% ứng với số tiền 346,15 triệu đồng. Nguyên
nhân là do năm 2012, Cty tập trung vốn để mở rộng sản xuất, nên khoản đầu tư tài chính giảm. Sang năm 2013, tình hình tiêu thụ khá ổn nên Cty tiếp tục đầu tư hoạt động tài chính để sinh lời.
Thu nhập khác năm 2012 so với 2011 tăng mạnh, lên đến 779,98 triệu
đồng, tương ứng 56,49%. Năm 2013 so với năm 2012 tiếp tục tăng mạnh hơn
nữa, lên đến 3.724,96 triệu đồng, tương ứng 172,39 %. Nguyên nhân do Cty
nhượng bán số lượng lớn vỏ chai, kết nhựa cho tổng Cty và thu từ khoảnhoàn nhập dự phòng trợ cấp mất việc làm.
* Về chi phí
Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng nhanh (tỉ lệ thuận với doanh thu) 429.628,89 triệu đồng, tương ứng với 21,28%. Năm 2013 tiếp
tục tăng 561.610,86 triệu đồng, tương ứng 22,94 %. Nguyên nhân là do doanh
thu bán hàng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán của Cty tăng lên đều đặn qua 3 năm. Ngoài ra giá vốn hàng bán mỗi năm cũng tăng lên do sự gia tăng trong hoạt động thương mại, kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân công, chi phí khấu hao,…
Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 14.325,03 triệu đồng,
tương ứng 23,41%. Năm 2013 so với năm 2012 tiếp tục tăng nhiều hơn 27.436,32 triệu đồng, tương ứng 36,33%. Nguyên nhân là do Cty đã chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh đặc biệt là khu vực miền ngoài, xuất vật phẩm
quảng cáo nhiều hơn. Hơn nữa, chi phí nâng cấp kho hàng cũng góp phần làm tăng chi phí này
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 15,98%
với số tiền tăng là 1.387,68triệu đồng. Năm 2013 so với 2012 lại tiếp tục tăng
nhưng tốc độ tăng chậm hơn 712,29 triệu đồng, tương ứng 7,07 %. Điều này
cho thấy Cty kiểm soát tốt chi phí, doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của loại chi phí này nhỏ hơn gần phân nữa.
Chi phí tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng rất mạnh 1.415,18
triệu đồng , tương ứng với 662,07%. Chi phí tài chính tăng là do Cty mở rộng thêm thị trường nên cần số vốn nhiều, vì vậy Cty phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình, do đó chi phí lãi vay tăng. Nhưng
năm 2013 so với năm 2012 giảm 83,45% ứng với 1.359,29 triệu đồng. Điều
này cho thấy Cty đã chủ động hơn về tài chính, chi phí lãi vay lúc này chỉ còn 269,64 triệu đồng.
Chi phí khác năm 2012 so với năm 2011 tăng 679,12 triệu đồng, tương
ứng 51,41%, năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh hơn 2.767,95 triệu đồng, với tỉ lệ 138,4%. Do chi phí khác của Cty được ghi nhận khi thu nhập khác phát sinh, nên thu nhập khác tăng làm chi phí khác cũng tăng theo.
* Về lợi nhuận
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 tăng vượt bậc, tăng 55,12%, tương đương với số tiền là 11.168,72 triệu đồng. Lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng có thể bù đắp được chi phí. Năm 2013 so với năm 2012 có sự giảm sút mạnh, giảm 67,95 % đồng thời số tiền cũng giảm
21.356,28 triệu đồng. Lợi nhuận giảm chủ yếu là do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng cao. Vì vậy để tăng lợi nhuận vào những năm tới Cty cần phải kiểm soát tốt giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng hơn nữa.
Lợi nhuận khác năm 2012 so với năm 2011 tăng đáng kể, tăng 100,85 triệu đồng, tương ứng với 168,34%. Năm 2013 so với năm 2012 tiếp tục tăng
957,01 triệu đồng, tương ứng với 595,30%. Lợi nhuận khác tăng cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Nhận xét chung: Trong 3 năm 2011 – 2013, tổng doanh thu của Cty tăng lên hằng năm với mức tăng khá cao. Đây là một kết quả tốt, khẳng định việc tiêu thụ sản phẩm và sản xuất thuận lợi. Tổng chi phí của Cty cũng có chiều hướng tăng do nhiều nguyên nhân như: giá các hàng hoá đầu vào tăng lên, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm,… Tổng lợi nhuận cũng tăng, vì
chính doanh thu của Cty tăng có thể bù đắp tốt chi phí, giúp cho lợi nhuận tăng theo.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế TNDN của Cty năm 2013 lại giảm 64,57
% tương đương với giảm 20.399,27triệu đồng so với 2012 do giá hàng hoá cao