Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 111 - 121)

Một là, Nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty.

Quản trị công ty là một hệ thống thông qua đó công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư người lao động và những người điều hành công ty. Governance có gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là lèo lái. Người

ta hình dung corporate - công ty như một con tàu cần phải được lèo lái để đến bến thành công với thuyền trưởng và đoàn thuỷ thủ là những người điều hành và người lao động.

Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…) nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của Hội đồng quản trị sự điều hành của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Rõ ràng cần phải có một cơ chế để điều hành và kiểm soát để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu so sánh công ty như một chiếc bánh thì Quản trị công ty chính là cách thức để chiếc bánh đó không bị mất mát và trở nên to hơn chất lượng hơn. Tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống Quản trị công ty chính là việc tạo ra chiếc bánh to nhất có thể để sau đó phân bổ cho những người đầu tư nguyên liệu và những người trực tiếp làm bánh.

Quản trị công ty đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các nhóm lợi ích trong một công ty bao gồm cổ đông Hội đồng quản trị ban giám đốc và các bên có lợi ích liên quan như người lao động nhà cung cấp (đặc biệt là nhà cung cấp tài chính). Mục đích chính của Quản trị công ty cần được xác định là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cổ đông và đảm bảo hài hoà giữa các nhóm lợi ích trong công ty. Các quy định của Quản trị công ty chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị các thành viên Hội đồng quản trị và ban giám đốc chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty. Quản trị công ty tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư cổ đông và những người có lợi ích liên quan.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắc Quản trị công ty bao gồm nguyên tắc về quyền của các cổ đông đối xử công bằng giữa các cổ đông nguyên tắc về vai trò của các bên có lợi ích liên quan nguyên tắc công khai và minh bạch thông tin nguyên tắc về trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Nhận thức được vị trí, vai trò của quản trị công ty trong việc xây dựng và phát triển bền vững TTCK nước ta, Luật doanh nghiệp 2005 và LCK 2006 đã cố gắng

thể hiện những yêu cầu của quản trị công ty hiện đại, trên cơ sở đó Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 12/2007/QĐ- BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản trị công ty đại chúng niêm yết trên Trung tâm/Sở GDCK. Đây được coi là nỗ lực lớn của Nhà nước trong việc thiết lập thị trường theo hướng minh bạch. Tuy nhiên, như đã phân tích ở Chương 2, các quy định pháp luật về CBTT của nước ta vẫn chưa bảo đảm được vai trò giám sát của cổ đông đối với công ty, các giao dịch của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, ban kiểm soát, cổ đông lớn chưa được hiệu quả, nguyên tắc bình đẳng giữa các cổ đông chưa được thực thi tốt.

Để bảo đảm hiệu quả pháp luật về quản trị công ty trong trong mối liên hệ với việc hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK, theo tôi cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

- Cần coi việc tuân thủ các quy định về Quản trị công ty là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện việc niêm yết trên TTCK;

- Các công ty niêm yết tại Trung tâm/Sở GDCK phải thường xuyên báo cáo việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty và báo cáo cho Trung tâm/Sở GDCK những thay đổi về nhân sự của công ty một cách kịp thời;

- Khi thiết kế Điều lệ công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Người quản lý công ty và Ban kiểm soát công ty phải xác định rõ nội dung, thẩm quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản trị công ty; nội dung và phương pháp phối hợp giữa các bộ phận trong công ty khi giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

- Các công ty tự mình hoặc dưới sự trợ giúp, tư vấn của các chuyên gia khẩn trương rà soát hệ thống quản trị công ty của mình nhằm phát hiện phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng, những điểm chưa hợp lý từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Nâng cao vị trí, vai trò của cổ đông - chủ sở hữu công ty trong việc đề xuất các yêu cầu quản trị công ty, nhất là việc thực hiện quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động của người quản trị công ty.

Hai là, Nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam. Là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty nên người quản trị công có rất nhiều thông tin và những thông tin đó cần phải được công bố, báo cáo cho cổ đông biết để họ thực hiện quyền của mình. Tuy vậy, người quản trị công ty luôn chịu sự chi phối từ rất nhiều phía như cổ đông lớn - người cử mình và Hội đồng quản trị, lợi ích tư nhân của mình... nên đã dẫn đến việc họ lợi dụng các thông tin từ hoạt động của công ty để trục lợi. Ở nước ta hiện nay, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thường nắm giữ rất ít cổ phần trong công ty, thêm vào đó họ lại thường xuyên chuyển nhượng cổ phần của mình khi thị trường tăng nóng hay sụt giảm làm ảnh hưỏng đến niềm tin của nhà đầu tư. Như vậy, để người quản trị công ty gắn bó với sự sống còn của công ty thì phải có các tiêu chuẩn vật chất đối với những người này (Xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tiêu chuẩn vật chất tối thiểu đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát

Theo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Thành viên Hội đồng quản trị nắm giữ cổ phần trị giá

Thành viên ban kiểm soát nắm giữ cổ phần trị giá

Dưới 10 tỷ 800 triệu 400 Triệu Từ 10 tỷ đến 30 tỷ 1,5 tỷ 600 triệu Trên 30 tỷ Trên 2 tỷ Trên 1 tỷ

Nguồn: Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam số 459/HHĐTC về việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại các công ty đại chúng ngày 14 tháng 03 năm 2008 tr 4.

Bên cạnh việc gắn trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thông qua việc nắm giữ trị giá cổ phần tại công ty, thì việc ban hành bộ quy tắc đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các công ty cần có những biện pháp khuyến khích thu hút người có năng lực vào quản trị công ty.

Ba là, đối với các nhà đầu tư cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Theo TS Đào Lê Minh trong tổng số 684 người được hỏi có 606 người, chiếm 88,6% biết TTCK là kênh thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến 77,9% biết về cổ phiếu, 77,5% biết UBCKNN, 77% biết khối lượng GDCK hiện nay chưa đáp ứng được với nền kinh tế; 71,8% biết trái phiếu; 70% biết Trung tâm GDCK Hà nội; 69,6% biết trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh và 61% biết công ty chứng khoán. Kết quản điều tra cũng cho thấy số người biết các tiêu chí khác về hoạt động của TTCK chiếm tỷ lệ không cao như chỉ có 56,3% biết các công ty niêm yết; 53,2% biết chứng chỉ Quỹ đầu tư; 45,3% biết công ty quản lý quỹ và 35,2% biết hệ thống các thành viên lưu kí chứng khoán và ngân hàng chỉ định thanh toán, chính vì vậy, có người được hỏi không biết đến hoạt động này chiếm tỷ lệ 33,5% đến 9,4%. Ngoài ra, còn một số người được hỏi không trả lời cho các tiêu chí ở bảng hỏi, có thể họ hoàn toàn không biết về những câu hỏi trên. Nhận thức về các văn bản pháp quy chính – Khung pháp lý để TTCK hoạt động kêt quả cũng không khả quan [30,tr48-56]. Thực trạng này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của nhà đầu tư, tới tính minh bạch của thị trường.

Trước thực trạng thiếu thông tin sạch trong đầu tư chứng khoán thì việc các nhà đầu tư tự trang bị cho mình những kỹ năng phân tích, đánh giá độ tin cậy của thông tin về công ty là rất cần thiết. Nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản khi đọc và phân tích một báo cáo tài chính và khi phát hiện ra thông tin có vấn đề thì cần kiểm chứng kịp thời như hỏi công ty, tham vấn ý kiến của chuyên gia...

Bốn là, Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. Ngày 14/5/2004 tại Hà Nội Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động sẽ tạo thêm sức mạnh cho hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng niềm tin cho công chúng đầu tư trong bối cảnh thị trường đang khó khăn hiện nay. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán có nhiệm vụ thiết lập và

duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các thành viên phối hợp với UBCKNN để xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý về chứng khoán. Hiệp hội cũng tổ chức các hoạt động đào tạo chứng khoán và thiết lập mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực này.

Trong những năm qua, vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc hỗ trợ sự phát triển của thị trường đã được khẳng định. Với số lượng các công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia là thành viên đã làm cho tiếng nói của Hiệp hội ngày càng có giá trị. Trước những biến động của TTCK nước ta thời gian gần đây, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán đã có không ít kiến nghị đối với UBCKNN, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... nhằm tìm kiếm các giải pháp khôi phục lại vị thế của TTCK đối với công chúng đầu tư. Vai trò của hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc nâng cao tính minh bạch trên TTCK nước ta thể hiện ở những điểm sau đây:

- Hiệp hội kinh doanh chứng khoán sẽ phản ánh được mức độ thực hiện nghĩa vụ CBTT của các thành viên;

- Hiệp hội kinh doanh chứng khoán sẽ đưa ra những khuyến cáo đối với nhà đầu tư trước những thông tin không đáng tin cậy, không có cơ sở;

- Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp với những biến động của thị trường.

Năm là, Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong hoạt động CBTT trên TTCK. Đây là việc làm cần được tiến hành ngay. Không thể phủ nhận những gì mà báo giới đã mang lại cho TTCK trong thời gian qua và cũng đã không ít những tác hại mà báo giới đã mang lại đối với thị trường. Thông qua kênh báo chí giúp cho tổ chức phát hành tiếp cận được với công chúng đầu tư và công chúng đầu tư tiếp cận được với tổ chức phát hành. Điều mà chúng ta quan tâm hiện nay, đó là bản thân doanh nghiệp không muốn tiếp cận với báo chí, bởi khi khai thác thông tin báo giới thường quá nhấn mạnh tới những thông tin nhỏ hay cường điệu hoá thông tin gây nên những hiểu nhầm cho nhà đầu tư. Vai trò của báo giới đối với hoạt động CBTT trên TTCK thể hiện ở những điểm sau:

- Báo giới phải góp phần định hướng cho công chúng đầu tư, đưa các thông tin chính xác, khách quan và tránh những bình luận gây hại cho doanh nghiệp;

- Báo giới phải trở thành công cụ để cho doanh nghiệp quảng bá và khuếch trương thương hiệu của mình trên thị trường;

- Khi phản ánh các thông tin về doanh nghiệp phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, không cường điệu hoá thông tin, không đưa những thông tin “gây nhiễu” là khó khăn cho nhà đầu tư.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền với nội dung và phương thức đa dạng để công chúng có hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như những rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán coi đây là một trong các giải pháp trọng tâm lâu dài nhằm phát triển lành mạnh và bền vững thị trường chứng khoán. Đây cần được coi là tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK

KẾT LUẬN

1. Pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu của thị trường. Các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK đã góp phần rất lớn vào việc thiết lập trật tự thị trường, bảo đảm được tính khách quan, công bằng và minh bạch trong hoạt động. Tuy nhiên, pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó khi mà các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến làm xâm phạm đến quyền lợi của nhà đầu tư và suy giảm lòng tin của công chúng đối với thị trường, làm cho TTCK chưa thật sự trở thành “hàn thử biểu” của nền kinh tế mà vẫn còn tính trạng phát triển “nóng” hoặc sụt giảm quá mạnh trong một thời gian ngắn mà không tuân theo quy luật của thị trường.

Phân tích những hạn chế, bất cập trong luận văn này cho thấy, những hạn chế đó cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa để các quy định pháp luật về CBTT ngày càng gần hơn với thị trường, bám sát hơn nhu cầu của nhà đầu tư và trách nhiệm của tổ chức có nghĩa vụ CBTT trên thị trường.

Thờ i gian qua, vớ i nhữ ng nỗ lự c củ a Uỷ ban chứ ng khoán Nhà nư ớ c trong việ c duy trì, củ ng cố lòng tin củ a nhà đầ u tư vào TTCK bằ ng rấ t nhiề u các biệ n pháp khác nhau như điề u chỉ nh biên độ giao dị ch, tă ng cư ờ ng các biệ n pháp hỗ trợ cho thị trư ờ ng, xử lý vi phạ m pháp luậ t về chứ ng khoán và TTCK... Tấ t cả nhữ ng nỗ lự c đó đã góp phầ n không nhỏ vào việ c củ ng cố lòng tin củ a nhà đầ u tư vào thị trư ờ ng. Việ c củ ng cố lòng tin củ a nhà đầ u tư vào thị trư ờ ng là công việ c khó khă n và phả i đư ợ c tiế n hành thư ờ ng xuyên, bở i nế u không trú tâm vào việ c giám sát thị trư ờ ng thì ngay lậ p tứ c có thể ả nh hư ở ng đế n niề m tin củ a công chúng vào thị trư ờ ng.

Nhận biết và phân tích thông tin phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận thức của nhà đầu tư. Phân tích thông tin chịu sự tác động mạnh mẽ của tâm lý đám đông, điều này đã dẫn đến không ít trường hợp nhà đầu tư không còn đủ tỉnh táo để nhìn

nhận và phân tích thông tin. Giảm thiểu rủi ro thông tin trong đầu tư chứng khoán hoàn toàn phụ thuộc vào nhà đầu tư. Những khuyến cáo, những nhắc nhở, những chiến dịch tuyên truyền sẽ trở nên vô nghĩa nếu tình trạng đầu tư kiểu bầy đàn chưa

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 111 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)