Các cam kết về thị trường chứng khoán khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và những tác động của nó đến pháp luật về chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 93 - 95)

chức Thương mại thế giới và những tác động của nó đến pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hoá, khi đàm phán gia nhập WTO và tham gia các thỏa thuận Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Việt Nam phải tiến hành mở cửa các thị trường dịch vụ cho các đối tác nước ngoài. Đến nay, chúng ta đã thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ ASEAN và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Trong thời gian tới, phạm vi và mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ nhiều hơn khi trở thành thành viên của WTO và tham gia hàng loạt các FTA khác. Những cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ ASEAN và BTA đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính như: kế toán kiểm toán và dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán đã có . Tuy nhiên, tính tại thời điểm này, mức độ mở cửa thị trường cao nhất của các lĩnh vực dịch vụ do Bộ Tài chính quản lý là những cam kết trong BTA.

Với mức độ tự do hóa thị trường khá cao theo cam kết WTO sẽ tác động rất lớn tới hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán, như sự tham gia thị trường của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ có vốn đầu tư nước ngoài và các chi

nhánh sẽ làm thị trường sôi động hơn. Việc tham gia ngày càng nhiều của các công ty chứng khoán nước ngoài với vai trò là định chế trung gian trên thị trường cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Các công ty chứng khoán trong nước có thêm điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh, bởi lẽ, sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty chứng khoán trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo lợi thế với các công ty nước ngoài...

Tuy nhiên, các công ty chứng khoán trong nước còn non trẻ cả về nghiệp vụ chứng khoán, kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh chưa được kiểm chứng và tiềm lực tài chính hạn chế sẽ phải đối đầu với thách thức lớn; trong đó, môi giới chứng khoán, một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất của các công ty chứng khoán, là lĩnh vực xảy ra sự cạnh tranh mạnh nhất và sớm nhất. Để thực hiện tốt được dịch vụ môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán trong nước phải không ngừng củng cố, kiện toàn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu thị trường và khả năng nắm bắt và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất.

Về dịch vụ chứng khoán, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam quy định rõ: cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn đầu tư nước ngoài từ thời điểm gia nhập. Sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập cho phép thành lập các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn nước ngoài và cho phép thành lập chi nhánh của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài hoạt động trong các loại hình dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư, lưu ký, thanh toán bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các hoạt động môi giới và phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán. Tuy nhiên, không mở cửa cho chi nhánh đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và tham gia phát hành.

Từ những nội dung cam kết về mở cửa dịch vụ chứng khoán khi Việt Nam gia nhập WTO có thể đánh giá những tác động của các cam kết này đến pháp luật về chứng khoán và TTCK nói chung cũng như pháp luật về CBTT nói riêng trên các khía cạnh sau đây:

Một là, các cam kết về mở cửa dịch vụ chứng khoán yêu cầu các quy định của

pháp luật hiện hành phải bảo đảm sự bình đẳng của nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài trong việc cung ứng dịch vụ chứng khoán theo cam kết;

Hai là, Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ

chứng khoán sẽ làm cho thị trường thêm sôi động, các dịch vụ chứng khoán được cung cấp có chất lượng và bảo đảm an toàn hơn, mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn và độ minh bạch thông tin theo đó cũng được tăng lên. Để chủ động hội nhập cùng với các cam kết khi gia nhập WTO, đòi hỏi các tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có được hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để chủ động trong mọi tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh rằng, thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán giữ vị trí trung tâm của mọi quyết định đầu tư. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán thì điều mà họ cần nhất đó là hiểu biết được tâm lý đầu tư của nhà đầu tư trong nước.

Ba là, với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK,

UBCKNN cần có các biện pháp để có thể chia sẻ thông tin với UBCKNN các nước trong khuôn khổ của Tổ chức Quốc tế của các UBCKNN, trong đó có việc UBCKNN có thể kiểm tra, xác minh thông tin đối với các công ty chứng khoán nước ngoài trong những trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 93 - 95)