cầu phải có hệ thống thông tin về thị trƣờng chứng khoán khách quan minh bạch, công khai, kịp thời
TTCK nước ta trải qua 08 năm xây dựng và phát triển, thời gian đó không dài, nhưng TTCK nước ta lại chứng kiến quá nhiều sự kiện mà mỗi nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính ngân hàng cũng khó có thể đoán định được xu hướng phát triển của TTCK nước.TTCK đã trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực chứa đầy rủi ro. Đã có nhiều phân tích, bình luận và đưa ra các dấu hiệu để nhận biết các rủi ro trong đầu tư chứng khoán, song nghiên cứu, nhận diện rủi ro thông tin trong đầu tư chứng khoán lại không có nhiều [28]. Theo xu hướng phát triển, hệ thống thông tin trên TTCK phải minh bạch, dễ dàng tìm kiếm, đối chứng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Yêu cầu phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực đạt mục tiêu phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế; giá trị vốn hoá thị trường
chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP đã trở thành xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam với các quan điểm và nguyên tắc sau đây:
- Hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng, bảo đảm huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; hội nhập thành công với thị trường vốn quốc tế.
- Xây dựng và phát triển thị trường vốn có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
- Tổ chức vận hành thị trường vốn hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Để bảo đảm được các nguyên tắc, quan điểm trên thì minh bạch thông tin được coi là nhân tố quan trọng nhất, bởi lẽ tính minh bạch của thị trường phản ánh việc công khai hoá thông tin. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động và hiệu quả của thông tin trên thị trường vốn trong đó có TTCK; và đây cũng là ưu tiên hàng đầu của cơ quan quản lý TTCK nhằm tạo lập lòng tin và bảo vệ quyền lợi của các hành đầu tư trên TTCK. Ở bất kỳ quốc gia nào, việc công khai hoá thông tin là trách nhiệm của các đối tượng nhất định cần phải CBTT [22, tr12-16].
Tuy nhiên, minh bạch là là một khái niệm rất khó định nghĩa. TS Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương cho rằng, minh bạch là tính tin cậy, nhất quán của thông tin, không thể có trường hợp cùng một thông tin mà một cơ quan nhà nước cấp Bộ đưa ra một dạng, một đơn vị quản lý nhà nước khác lại cung cấp dạng khác. Minh bạch là thông tin phải có tính dự báo. Minh bạch còn là sự cởi mở của chính cơ quan cung cấp thông tin. Mọi văn bản pháp luật, mọi chính sách của Nhà nước cũng như các thông tin có tính minh bạch của doanh nghiệp sẽ không đi đến đâu nếu những người nắm thông tin, những
người cung cấp thông tin không cởi mở, khi đó mọi thông tin đều nằm một chỗ và không thể phát huy tính minh bạch [23].
Minh bạch thông tin là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam, bởi lẽ [9]:
i) Minh bạch thông tin sẽ giúp cho các công ty niêm yết cũng như các công ty chưa niêm yết có được một kênh giám sát hoạt động rất hữu hiệu, đó chính là báo giới, các cổ đông (nhà đầu tư hiện hữu) - chủ sở hữu công ty, cũng như các nhà đầu tư tiền năng, những người có ý định đầu tư vào công ty. Khi công ty hoạt động không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, nhất là trong việc CBTT thì ngay lập tức báo chí phản ảnh và như vậy uy tín của công ty sẽ bị giảm xuống. điều đó buộc các nhà quản trị công ty phải có sự thay đổi chiến lược phát triển của công ty. Nói một cách khác đí, nếu một công ty hoạt động một cách minh bạch, nhất là minh bạch về thông tin sẽ giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn, là kênh quan trọng để thu hút đầu tư, nâng cao giá trị của công ty;
ii) Minh bạch thông tin sẽ tạo lập được một hệ thống thông tin về doanh nghiệp đầy đủ và khách quan, giúp cho các nhà đầu tư có được kênh cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời;
iii) Về phía các cơ quan quản lý, minh bạch thông tin giúp cho việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được thuận lợi hơn, giảm chi phí và đồng thời cũng buộc các cơ quan quản lý phải công khai hoá thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và nó cũng gián tiếp góp phần vào cải cách hành chính;
iv) Minh bạch thông tin sẽ góp phần khắc phục những lỗ hổng của thị trường tránh xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ. Minh bạch thông tin giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động quản lý theo đúng quy luật của thị trường, kịp thời hiệu chỉnh những cơ chế, chính sách không phù hợp, góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. Minh bạch thông tin giúp nhanh chóng phát hiện ra những lỗ hổng của thị trường cũng như các nhân tố gây ảnh hưởng đến tính minh bạch, thông suốt của thị trường; đồng thời minh bạch thông tin cũng sẽ giúp cho cơ
quan quản lý nhà nước kịp thời đề ra được những biện pháp xử lý hữu hiệu nhất trong trường hợp có xảy ra khủng hoảng tài chính.
Như vậy, với đặc thù “định tính” minh bạch thông tin trong mối quan hệ với việc phát triển của TTCK Việt Nam là yêu cầu mang tính sống còn khi mà các quy định pháp luật về CBTT chưa đủ sức ngăn chặn tình trạng thông tin bất cân xứng trên TTCK. Chỉ khi nào minh bạch thông tin thì mới có thể ngăn chặn được “tâm lý bầy đàn”, chạy theo dư luận của không ít nhà đầu tư hiện nay. Yêu cầu đặt ra đối với quy định pháp luật về CBTT là phải cụ thể hóa những thông tin phải công bố, bảo đảm thông tin công bố kịp thời chính xác, khách quan, nhất là phải cụ thể hóa được các công cụ thực thi pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam. Đây là điểm còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng trong các quy định pháp luật về CBTT hiện hành.