Mục tiêu phát triển dài hạn của việc phát triển thị trƣờng vốn nƣớc ta, trong đó có thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 90 - 91)

ta, trong đó có thị trƣờng chứng khoán

Quyết định 128/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định mục tiêu phát triển dài hạn của việc phát triển thị trường vốn nước ta là theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế; phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực; Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có

hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

Thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến những biến động trong việc thay đổi chính sách thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới TTCK nước ta. Chẳng hạn, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN), ban hành một cách đột ngột, không tổ chức lấy ý kiến hoặc định hướng trước để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Thực tế này chỉ có lợi cho một số người nhất định như các nhà đầu tư có kinh nghiệm, có khả năng tiên đoán được chính sách, và và một số khác có được thông tin chính sách rò rỉ. Gần đây nhất là quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố, tạo một áp lực lớn đối với kỳ vọng phục hồi trên thị trường chứng khoán [48]. Lãi suất và vốn VND của các ngân hàng thương mại biến động mạnh là một nguyên nhân khiến chứng khoán “rơi tự do”, vì đã làm cho một lượng vốn không nhỏ chuyển từ TTCK sang các ngân hàng thương mại. Môi trường của những tin đồn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính bền vững của TTCK nước ta. Thực tế này đã làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư vào cơ chế, chính sách của nhà nước. Mục tiêu phát triển dài hạn của TTCK nước ta đòi hỏi phải không ngừng kiện toàn cơ chế chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các GDCK, đặc biệt là độ an toàn của các giao dịch.

Để đạt được mục tiêu phát triển TTCK trong dài hạn thì hệ thống pháp luật về CBTT phải không ngừng được hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn nữa, nhất là trong việc giám sát việc CBTT của các chủ thể tham gia thị trường. Việc thực hiện pháp luật về CBTT ở nước ta hiện nay chậm và không đầy đủ. Điều này làm ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của các chủ thể trên thị trường. Với môi trường đầu tư thiếu tính ổn định và minh bạch thông tin thì sẽ rất khó có thể thu hút được tối đa các nguồn lực để phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)