định cụ thể các yêu cầu, đối tƣợng, hình thức và phƣơng tiện công bố thông tin
Đây là vấn đề quan trọng khi xây dựng các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK. Bởi lẽ, đây sẽ là cơ sở để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về CBTT, đồng thời góp phần vào việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT trên TTCK. Các yêu cầu của việc CBTT được quy định lần đầu tiên tại Thông tư 57/2004/TT-BTC. Theo quy định của Thông tư 57/2004/TT-BTC, các yêu cầu của pháp luật về CBTT trên TTCK bao gồm:
- Việc CBTT phải đầy đủ kịp thời và chính xác theo qui định của pháp luật. - Việc CBTT của tổ chức phát hành tổ chức niêm yết công ty quản lý quỹ công ty chứng khoán phải do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc nhân viên CBTT được uỷ quyền thực hiện. Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do nhân viên CBTT được uỷ quyền công bố. Tổ chức phát hành tổ chức niêm yết công ty quản lý quỹ công ty chứng khoán phải đăng ký uỷ quyền thực hiện CBTT cho Trung tâm GDCK hoặc Sở GDCK theo Mẫu CBTT-01 kèm theo Thông tư 57/2004/TT-BTC. Trường hợp thay đổi nhân viên CBTT phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm GDCK hoặc Sở GDCK ít nhất 05 ngày làm việc trước khi có sự thay đổi.
- Tổ chức phát hành, Trung tâm GDCK hoặc Sở GDCK khi thực hiện CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN. Tổ chức niêm yết công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ khi thực hiện CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN Trung tâm GDCK hoặc Sở GDCK.
Tuy vậy, để có được thông tin chính xác, đáng tin cậy thì không phải nhà đầu tư nào cũng có thể dễ dàng làm được. Đã có nhà đầu tư chứng khoán phàn nàn rằng, ở thời kỳ đầu cổ phần hoá là những bản cáo bạch dày hàng trăm trang thì nay chủ yếu là những bản CBTT dạng tóm tắt trên Internet. Nhà đầu tư muốn có bản chi tiết thì phải tìm đến tận công ty, hay trường hợp ngày thứ Hai tiến hành đấu giá thì ngày thứ Sáu mới có bản cáo bạch và họ không có thời gian để nghiên cứu; các thông tin liên quan đến người quản lý điều hành công ty còn rất sơ sài, chưa biểu hiện được tài năng của người quản lý....
Thêm vào đó, tình trạng các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số (cổ đông nhỏ) không được cung cấp thông tin kịp thời, các quy định pháp luật về CBTT chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của người quản trị công ty, nhất là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nghĩa vụ CBTT, nhiều cổ đông lớn “quên” CBTT về các giao dịch của mình... đã làm ảnh hưởng rất lớn đến trật tự của thị trường.
Thông tư 38/2007/TT – BTC đã quy định cụ thể hơn các yêu cầu của việc CBTT. Thông tư 38/2007/TT – BTC tái khẳng định việc CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo qui định của pháp luật; Hoạt động CBTT phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền CBTT thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ quyền CBTT công bố. Bên cạnh đó, Thông tư 38/2007/TT – BTC bổ sung thêm các quy định mới là:
- Trường hợp có bất kỳ người nào CBTT làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì người được uỷ quyền CBTT phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi thông tin trên được công bố.
- Cụ thể hoá việc CBTT phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK về nội dung thông tin công bố, đối với các chủ thể tham gia thị trường như sau:
i) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK khi thực hiện CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN.
ii) Tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán thành viên, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi thực hiện CBTT phải đồng thời báo cáo UBCKNN, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK .
- Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK cung cấp thông tin về tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại
chúng; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng cho các công ty chứng khoán thành viên. Các công ty chứng khoán thành viên có trách nhiệm cung cấp ngay các thông tin trên một cách đầy đủ cho nhà đầu tư.
Các quy định về yêu cầu của việc CBTT trên TTCK nêu trên phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như luật pháp các nước. Các yêu cầu CBTT đã đa dạng hoá các kênh thông tin giúp cho nhà đầu tư dễ dang tiếp cận thông tin, phân tích, đối chiếu thông tin. Trường hợp nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra những bất đồng, mâu thuẫn trong hệ thống thông tin công bố thi có thể yêu cầu tổ chức phát hành giải trình những mâu thuẫn, những bất đồng đó. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng cũng dễ dàng tiếp cận được thông tin về doanh nghiệp, thông tin về thị trường để phân tích, đánh giá, nhận định. Đây là những kết luận có ý nghĩa rất lớn cho nhà đầu tư.
Về đối tượng công bố thông tin
Xác đị nh nguồ n gố c củ a thông tin là quan trọ ng nhấ t vì nó là nguồ n cộ i củ a mọ i rủ i ro. Khi đã truy tìm đư ợ c rõ nguồ n gố c củ a thông tin cho phép nhà đầ u tư : i) Xác đị nh đư ợ c mứ c độ tin cậ y củ a thông tin; ii) Có đư ợ c cơ sở để phân tích đố i chiế u thông tin; iii) Hỏ i nhữ ng vấ n đề chư a đư ợ c rõ ràng; iv) Có thể truy cứ u trách nhiệ m củ a ngư ờ i cung cấ p thông tin trong trư ờ ng hợ p gây thiệ t hạ i cho nhà đầ u tư từ thông tin mà tổ chứ c, cá nhân đó cung cấ p. Khi phát hiện ra thông tin của đối tượng CBTT thông tin không đầ y đủ , mang tính chắ p vá hoặ c bị cắ t xén; thông tin không nói rõ nguồ n trích dẫ n và chủ thể có thẩ m quyề n công bố thì phải kiểm tra, đối chiếu để tránh các rủi ro các thể phát sinh.
Nhận thức được vấn đề này, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK. Chính vì vậy, ngay từ Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 đã quy định cụ thể các đối tượng phải CBTT. Trên cơ sở các quy định của Quyết định số 04/1999/QĐ- UBCK1 ngày 27 tháng 03 năm 1999, Thông tư 57/2004/TT-BTC, LCK2006 và Thông tư 38/2007/TT – BTC, các đối tượng phải CBTT là:
- Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
- Sở GDCK, Trung tâm GDCK có nghĩa vụ CBTT đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của Luật chứng khoán.
- Các cá nhân liên quan.
Việ c quy đị nh các đố i tư ợ ng phả i CBTT như vậ y là đầ y đủ . Vớ i quy đị nh các cá nhân có liên quan cũ ng phả i CBTT sẽ hạ n chế đư ợ c các giao dị ch tư lợ i củ a nhữ ng ngư ờ i có liên quan, đặ c biệ t là tình trạ ng rò rỉ thông tin, mua bán thông tin nộ i gián hoặ c tiế t lộ các thông tin không đư ợ c phép tiế t lộ ... củ a ngư ờ i quả n trị công ty, củ a các cổ đông lớ n. Tuy nhiên, việ c yêu cầ u các đố i tư ợ ng này phả i CBTT thì cầ n có nhữ ng hư ớ ng dẫ n cụ thể và chi tiế t hơ n, nhấ t là chỉ rõ nhữ ng cá nhân có liên quan là ai, trong nhữ ng trư ờ ng hợ p nào thì phả i CBTT... Vấ n đề lớ n nhấ t hiệ n nay là bă ng cách nào để các đố i tư ợ ng có nghĩ a vụ CBTT thự c hiệ n tố t các quy đị nh này
Về phương tiện và hình thức công bố thông tin
LCK quy định: hoạt động CBTT được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Phương tiện CBTT bao gồm:
- Báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng CBTT;
- Các phương tiện CBTT của UBCKNN bao gồm: báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN;
- Các phương tiện CBTT của Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK bao gồm: bản tin thị trường chứng khoán, trang thông tin điện tử Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK , bảng hiển thị điện tử tại Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK , các trạm đầu cuối tại Sở GDCK, Trung tâm GDCK;
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Vương Hoàng Quân đã chỉ rõ những hạn chế của truyền thông tài chính ở nước ta hiện nay là: i) lượng thông tin ít và một chiều; ii) trình độ xử lý thông tin còn yếu; iii) Bối cảnh tiếp nhận thông tin còn theo đám đông và iv) Công bằng thông tin thấp [21]. Do đó, trong đầu tư chứng khoán, việc đánh giá thông tin của cơ quan báo chí cũng cần thận trong không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn đối với cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin của báo chí đã được Hiến pháp và Luật báo chí thừa nhận, nhưng báo chí phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp. Báo chí đã có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, báo chí đã trở thành kênh thông tin không thể thiếu của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thông tin trên báo chí không phải bao giờ cũng khách quan và trung thực. Thời gian qua đã có rất nhiều minh chứng về chất lượng thông tin của cơ quan báo chí, như thông tin không thống nhất ở một số trang chuyên đề về chứng khoán của không ít tờ được coi là ăn khách hiện nay. Trên những ấn phẩm này thông tin đa dạng, nhiều nhận định đôi khi trái ngược nhau, khi thì nói thế này, khi lại nói thế khác, không phản ánh chính xác diễn biến, xu hướng phát triển của thị trường cũng như của công ty đã gây hiểu lầm cho nhà đầu tư, làm cho nhà đầu tư vốn đã không am hiểu nhiều về thị trường như đi vào một thế giới thông tin hỗn tạp và khó đoán biết.
Đây là những hiện tượng diễn ra thường xuyên và việc quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể có liên quan trong việc CBTT của các chủ thể tham gia thị trường. Các biện pháp xử lý có tính răn đe. Bên cạnh việc xử lý vi phạm, UBCKNN cũng cần có các biện pháp nhằm định hướng dư luận, công chúng đầu tư về các dạng thông tin công bố. Báo giới cần có trách nhiệm hơn trong việc đăng tải các nội dung liên quan đến hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tránh hiện tượng “bóp méo” thông tin như đã từng diễn ra trong thời gian qua.
Với thực trạng thông tin cần tìm không có, thông tin không cần thiết lại tràn ngập thì việc gây náo loạn thị trường là điều không thể tránh khỏi. Giải quyết thực trạng này chỉ có thể do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới thực hiện được,
bởi trong tay họ có vô vàn các thiết chế bảo đảm thực thi luật pháp và thiết lập lại trật tự của thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 Về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán. Theo đó, các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thủ trưởng các cơ quan thông tấn báo chí phải chịu trách nhiệm về những nội dung, số liệu và những thông tin về thị trường chứng khoán đã đăng tải. Nâng cao hiệu quả của truyền thông tài chính ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết để tạo ra cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán tạo nên cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý và đầu tư chứng khoán. Báo chỉ phải trở thành kênh thông tin cho nhà đầu tư, là nơi phản biện những nội dung còn chưa rõ ràng trong hoạt động của công ty. Phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin, nhất là thông tin gây thiệt hại cho công ty. Với những biện pháp này hy vọng rằng, vai trò của các phương tiện truyền thông đối với việc thúc đẩy TTCK phát triển sẽ ngày càng hiệu quả hơn, an toàn hơn.