THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 49)

TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Năm 2007 là năm TTCK Việt Nam phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, trong đó tổng lượng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cuối năm 2007 tổng vốn hoá toàn TTCK chiếm khoảng 40% GDP so với mức 22,7% năm 2006 với 250 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu, còn nếu tính cả vốn hoá của trái phiếu thì vốn hoá TTCK Việt Nam lên tới 50% GDP, một mức mà cách đây một năm không ai có thể dự đoán được. Cũng trong năm qua UBCKNN cũng tổ chức phát hành được 3,468 triệu trái phiếu tương đương với 3.750 tỷ đồng cho 3 ngân hàng thương mại cổ phần, 25 triệu chứng chỉ quỹ tương đương với 250 tỷ đồng cho Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife. Năm 2007, TTCK thu hút hơn 500 triệu trái phiếu các loại, bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái phiếu công trình, Trái phiếu Ngân hàng thương mại. Tổng giá trị vốn hoá trái phiếu lên tới 82.000 tỷ đồng, chiếm 8,4% GDP năm 2006. Dự kiến đến cuối năm 2008, UBCKNN sẽ đưa các nghiệp vụ tài chính phái sinh vào hoạt động trên thị trường, đây sẽ là tiền đề để thị trường phát triển ngày càng phong phú và đa dạng. Cũng trong năm 2007, có trên 80 công ty chứng khoán được cấp giấy phép, trong đó có 68 công ty đã khai trương hoạt động, trở thành thành viên của Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh – HoSE và Trung tâm GDCK Hà Nội – HASTC. Riêng số lượng công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động trong năm 2007 đã bằng cả 7 năm trước cộng lại… Số lượng công ty niêm yết trên toàn thị trường là 250 lượng công ty niêm yết (tăng 135,8% so với cuối năm 2006). Đồng thời, LCK và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý trong việc xây dựng hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK bao gồm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát.... tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, GDCK. Trong năm 2007 đã có 103 công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ được cấp phép (tăng 41% so với cuối năm 2006). Đến hết năm 2007, đã có 849 công ty đăng ký là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.

LCK 2006 và các văn bản hướng dẫn mở rộng hơn các quy định về bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó). Do vậy, thị trường đã thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tham gia đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số tài khoản năm 2007 là 311.713 tài khoản (trong đó tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 8.149 tài khoản, chiếm 2,6%)[27]. Đây là tín hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển của TTCK nước ta.

Cũng giống như những thị trường mới nổi khác, TTCK Việt Nam cũng chịu tác động rất lớn của tình trạng thông tin bất cân xứng (thông tin không đầy đủ, khó tiếp cận thông tin, rò rỉ thông tin, mua bán thông tin nội gián...). Những thăng trầm, biến đổi của TTCK Việt Nam có một phần “đóng góp” không nhỏ của thông tin trên TTCK. Nhận thức được điều đó, các nhà lập pháp nước ta cũng đã quan tâm đến việc xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động CBTT trên TTCK để bảo đảm cho TTCK phát triển minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.

Pháp luật về CBTT đã được quan tâm xây dựng ngay từ khi vận hành TTCK và không ngừng được hoàn thiện theo hướng nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có nghĩa vụ CBTT, đa dạng hóa các kênh thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý thị trường. Việc đánh giá các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK là việc làm cần thiết nhằm luận giải những mặt đã làm được, nhận diện những tồn tại của các quy định hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chứng khoán và TTCK nói chung và pháp luật về CBTT nói riêng trong điều kiện triển khai thực thi các cam kết quốc tế vào trong thực tiễn vận hành thị trường là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)