Thứ nhất, Bộ Tài chính và UBCKNN tiến hành tổng rà soát các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK; sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp. Theo báo cáo việc tổng rà soát các quy định của LCK và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được UBCKNN thống kê rất chi tiết. Các bất cập trong các quy định về CBTT cần được sửa đổi, bổ sung theo các hướng sau đây:
Một là, kiện toàn các mẫu hồ sơ văn bản giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT. Cụ thể mẫu CBTT 04 ban hành kèm theo Thông tư 38/2007/TT- BTC mới chỉ dành cho báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, chưa có mẫu báo cáo trước khi thực hiện giao dịch 1 ngày như Thông tư 38/2007/TT- BTC. Cả hai mẫu này cần bổ sung thêm nội dung mã tài khoản giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan. Quy định mẫu biểu báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm hoă ̣c thêm cột lũy kế vào báo cáo quý 2 để không phải làm báo cáo 6 tháng để tạo thuận tiện cho việc tổng hợp, phân tích báo cáo quý vì lúc đó số liệu tài chính quý sẽ mang tính liên tục hơn.
Hai là, theo quy định về CBTT theo yêu cầu dành cho công ty đại chúng chỉ UBCKNN có quyền yêu cầu công ty đại chúng CBTT theo yêu cầu. Mục II điều 3 Thông tư 38/2007/TT-BTC không đề cập đến việc công ty đại chúng niêm yết tại
Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh phải CBTT theo yêu cầu khi giá và khối lượng GDCK biến động bất thường. Do đó, cần qui định rõ các trường hợp tổ chức niêm yết có trách nhiệm giải trình khi giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng, giảm liên tiếp (ví dụ 5 phiên) hoặc có hiện tượng làm giá (giao dịch với khối lượng rất nhỏ trong 1 số phiên liên tiếp)…và SGDCK/TTGDCK có trách nhiệm công bố những thông tin đó. Chẳng hạn, thời gian qua, trên Bản tin Thị trường chứng khoán của Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh đăng thông tin giải trình của gần 20 công ty niêm yết trên sàn Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh về 5 phiên giảm sàn liên tiếp (bắt đầu từ ngày 18/3/2008). Việc yêu cầu các công ty niêm yết giải trình xuất phát từ thực tế những chuyển động khác thường của một vài cổ phiếu trên thị trường. Những biến động khác thường như: lên trần liên tục hay giảm sàn liên tục, ngược dòng so với các cổ phiếu khác thường là cơ sở cho những hành vi thao túng giá cổ phiếu. Việc yêu cầu các công ty niêm yết phải giải trình là một biện pháp cảnh báo để các nhà đầu tư không bị mua, bán theo phản ứng dây chuyền, qua đó có thể bảo vệ quyền lợi cho họ.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này còn máy móc và một điều đáng nói nữa là vừa qua, những giải trình của các công ty giảm giá sàn lại được đưa ra vào thời điểm hầu hết giá cổ niêm yết trên cả 2 sàn đều đang tăng trần, với gần 10 phiên liên tục, sau khi UBCKNN giảm biên độ dao động giá xuống còn 1% và 2%. Như vậy, nếu xét về mặt thông tin thì đã trở nên lỗi thời và hoàn toàn không cần thiết đối với nhà đầu tư. Việc yêu cầu phải giải trình của HOSE là theo quy định pháp luật nhưng khi áp dụng lại không phù hợp với các hoàn cảnh thực tế hiện nay. Nếu các quy định này vẫn tiếp tục được áp dụng sẽ gây phiền hà cho các tổ chức thực hiện mà không mang lại hiệu quả về mặt thông tin trên thị trường.
Thực tế này đòi hỏi phải bổ sung vào Thông tư 38/2007/TT-BTC một số nội dung như: thời điểm như thế nào thì các công ty niêm yết có giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn liên tục 5 phiên mới cần thiết phải giải trình; nội dung giải trình được quy định cụ thể như thế nào; giải trình về tình hình sản xuất - kinh doanh của công ty hay lý do vì sao cổ phiếu tăng trần, giảm sàn trong 5 phiên. Những bản giải trình
vừa qua cho thấy không có sự thống nhất này. Có công ty thì đưa tình hình sản xuất -kinh doanh, có công ty thì lý giải do quy luật cung - cầu, có công ty thì cải chính tin đồn…[37].
Ngoài ra, cần bổ sung thêm quy định công ty niêm yết chứng khoán trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội thì Trung tâm GDCK Hà Nội có quyền yêu cầu công ty niêm yết chứng khoán CBTT khi có yêu cầu.
Ba là, Ngoài các nội dung phải công bố đối với tổ chức niêm yết theo quy định của Thông tư 38/2007/TT-BTC cần bổ sung thêm các nội dung sau:
- Giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu/quyền mua cổ phiếu của cổ đông nội bộ, giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn, giao dịch chào mua công khai, giao dịch cổ phiếu niêm yết của cổ đông sáng lập trong thời hạn còn bị hạn chế chuyển nhượng (dưới 3 năm); báo cáo định kỳ quý, năm về việc thực hiện quản trị công ty theo quy định tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC;
- CBTT bất thường khi có hiện tượng một cổ phiếu tăng với mức trần hoặc giảm mức sàn liên tục trong 5 phiên; CBTT trong thời hạn 72 giờ khi xảy ra một trong các sự kiện (như Nghị quyết Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ, góp vốn có giá trị từ 10% trở lên tổng tài sản của tổ chức niêm yết vào công ty khác, góp vốn có giả trị từ 50% trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; khi có thay đổi nhân sự chủ chốt của tổ chức niêm yết gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Kế toán trưởng);
- Khi có các sự kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức niêm yết.
Bốn là, Bổ sung quy định về báo cáo sở hữu của cổ đông lớn đối với công ty đại chúng. Thời gian qua, các quy định pháp luật về kiểm soát hoạt động của cổ đông lớn tại các công ty đại chúng chưa phát huy được hiệu quả, tình trạng các cổ đông lớn lợi dụng vị trí của mình để trục lợi hoặc có những hành động gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nhỏ... chưa được phát hiện kịp thời; việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông lớn chưa được kiểm soát có hiệu quả, dẫn đến việc chuyển nhượng cổ phần của ông Hoàng Minh Châu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị
công ty FPT năm 2007 đã làm cho cổ phiếu của công ty này sụt giảm một cách bất thường.
Về quy định này, Ban phát triển thị trường UBCKNN đã có Công văn 545/UBCK-PTTT ngày 2/8/2007 về mẫu báo cáo của cổ đông lớn gửi Sở GDCK, Trung tâm GDCK, các công ty chứng khoán, công ty đại chúng, nội dung bao gồm: Cổ đông lớn của công ty niêm yết thực hiện báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn theo Mẫu báo quy định tại Quy chế CBTT của Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Cổ đông lớn của công ty đại chúng thực hiện báo cáo về thay đổi sở hữu của cồ đông lớn theo Mẫu báo cáo 02 đính kèm công văn.
Các quy định về báo cáo sở hữu của cổ đông lớn đối với công ty đại chúng cần sửa đổi theo hướng:
- Đồng thời với việc công bố thông tin của công ty đại chúng, thì các cổ đông lớn cũng phải báo cáo về tình hình sở hữu cổ phần của mình;
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty, các báo cáo, chế độ thống kê doanh nghiệp; các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo đảm các công cụ và biện pháp giúp cho Ban kiểm soát hoạt động độc lập, khách quan. Hoạt động kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ giúp cho các nguồn thông tin nội bộ của doanh nghiệp được lưu chuyển giữa các bộ phận trong công ty; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi lạm quyền của người quản trị;
- Các cổ đông nhỏ cần liên kết lại với nhau để trở thành “đối trọng” với các cổ đông lớn;
- Cho phép các cổ đông nhỏ được quyền bảo lưu quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền của cổ đông. Trong trường hợp xảy ra các rủi ro trong kinh doanh mà nếu quan điểm bảo lưu của cổ đông nhỏ đúng thì họ không phải gánh chịu các rủi ro trên.
Thứ hai, giao dịch của người có liên quan với cổ đông nội bộ khó kiểm soát vì họ và người có liên quan độc lập về tài chính, khi giao dịch những người có liên quan này chưa ý thức được trách nhiệm phải báo cáo với Trung tâm GDCK nên cần
có quy định cụ thể hơn. Ngoài ra, trong hồ sơ đăng ký niêm yết của công ty, chỉ những người có liên quan với cổ đông nội bộ thì mới có tên trong danh sách, do đó những người có liên quan còn lại tư do mua, bán cổ phiếu mà không CBTT
Bên cạnh quy định trên cần bổ sung thêm qui định về nghĩa vụ báo cáo về cổ đông lớn và giao dịch tăng giảm 1% theo qui định hiện hành đồng thời có mẫu biểu hướng dẫn bao gồm mã tài khoản giao dịch tương tự như đối với cổ đông nội bộ. Điểm d khoản 2 Mục V quy định khi xảy ra các trường hợp sau đây công ty chứng khoán phải CBTT trong vòng 24 giờ:
- Quyết định hợp nhất, chia, tách, góp vốn liên doanh, chuyển đổi công ty. - Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thay đổi tên công ty.
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
Tuy nhiên, Thông tư 38/2007/TT-BTC không quy định rõ đó là quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hay là quyết định của UCCKNN để Sở/Trung tâm GDCK có cơ sở CBTT chính xác, đầy đủ và kịp thời. Theo tôi nội dung này phải quy định là quyết định này là của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, bởi lẽ, Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thay đổi tên công ty; tăng hoặc giảm vốn điều lệ có tác động trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông trong công ty. Nên nếu đợi đến khi có quyết định của UBCKNN thì muộn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông trong công ty.
Bổ sung quy định khi xảy ra các trường hợp sau đây công ty chứng khoán phải CBTT trong vòng 24 giờ: Quyết định mở, đóng cửa công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện của công ty; Quyết định thay đổi tên, địa chỉ Trụ sở chính công ty, công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện công ty. Bởi lẽ, những thông tin về biến động này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cổ đông, liên quan đến việc định đoạt tài sản của công ty.
Bổ sung thêm đối tượng phải thực hiện CBTT là các cá nhân như Thành viên Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; cổ đông lớn… vì thực tế thời gian qua đã có rất nhiều cổ đông lớn không thực hiện nghĩa vụ CBTT cũng như các cổ đông không giám sát được việc thực hiện các nhiệm vụ của Thành viên Hội đồng quản trị; Ban
kiểm soát; cổ đông lớn, nhất là việc đầu tư của những người này ra ngoài công ty như trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường La Ngà.
Quy định về thời hạn CBTT trước và sau khi giao dịch của của đông nội bộ tại Thông tư 38/2007/TT-BTC khi áp dụng còn nhiều bất cập, việc giao dịch nội bộ của cổ đông nội bộ chỉ thực hiện sau một ngày khi có thông báo chính thức từ Sở/Trung tâm GDCK hay chỉ là ngày công bố trên Đơn đăng ký. Theo tôi giao dịch nội bộ của cổ đông nội bộ chỉ thực hiện sau một ngày khi có thông báo chính thức từ Sở/Trung tâm GDCK, vì khi có văn bản thông báo chính thức thì Sở/Trung tâm GDCK phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình rồi, như vậy sẽ bảo đảm cho các cổ đông trong công ty giám sát được các giao dịch nội bộ này.
Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin cần công bố để tăng cường tính lành mạnh và minh bạch của thị trường như: Báo cáo giao dịch của người có liên quan hoặc cổ đông nội bộ phải có xác nhận danh tính (chữ ký) của tổ chức niêm yết; Thời gian đăng ký giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan nên giới hạn... Nên có hướng dẫn cụ thể để thực hiện LCK được hiệu quả hơn, ví dụ thực thi khoản 4 Điều 29 LCK về việc báo cáo của nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết, người báo cáo cần biết người có liên quan đến mình (cùng nhóm, ví dụ quan hệ hợp đồng) hiện đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại công ty đó. Việc này trên thực tế rất khó thực hiện
Thứ ba, Phân định trách nhiệm giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước đối với các tờ báo và các trang Web của các công ty niêm yết liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT khi tham gia thị trường. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ thông tin và Truyền thông về báo chí Bộ có chức năng nhiệm vụ quyền hạn sau: Quản lý các loại hình báo chí trong cả nước bao gồm báo in báo nói báo hình báo điện tử thông tấn và thông tin trên mạng; Chủ trì giao ban báo chí quản lý thông tin của báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; Cấp gia hạn tạm đình chỉ, đình chỉ thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san số phụ
phụ trương chương trình đặc biệt chương trình phụ; thẻ nhà báo; cấp phép cho báo chí xuất bản ở nước ngoài phát hành tại Việt Nam; Quy định việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài tổ chức nước ngoài tại Việt Nam... thì việc Bộ Tài chính hay UBCKNN xử lý việc các công ty chậm cập nhật thông tin hoặc các hãng báo chí, thông tấn cho đăng tải các vụ việc ảnh hưởng tới các tổ chức phát hành, tới giá chứng khoán hoặc biến động xấu đến thị trường... là rất khó khăn. Việc phân định nhiệm vụ quyền hạn giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước đối với các tờ báo và các trang Web của các công ty niêm yết liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT khi tham gia thị trường theo hướng:
- Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện việc cấp giấy phép cho tổ chức phát hành đưa thông tin trên mạng, còn việc thanh tra kiểm soát nội dung thông tin về hoạt động chứng khoán và xử lý các hành vi vi phạm sẽ do Bộu Tài chính và UBCKNN xử lý;
- Cần có cơ chế phối hợp trong việc rút hay thu hồi giấy phép của các cơ quan báo chí có đăng tải những nội dung có ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK;
- Tăng cường vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý cơ quan báo chí trong việc đăng tải nội dung các bài báo có liên quan đến hoạt động của TTCK...
Thứ tư, đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về CBTT trên TTCK;