Pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động công bố thông tin của các chủ thể tham gia thị trƣờng

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 52)

Khác với những lĩnh vực khác, pháp luật về chứng khoán và TTCK được xây dựng trước khi TTCK chính thức đi vào hoạt động. Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và TTCK (sau đây gọi chung là Nghị định 48/1998/NĐ-CP) ngoài các quy định về chứng khoán và TTCK cũng đã có nhiều quy định quy định liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT như quy định về hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng như quy định về bản cáo bạch, Báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất các xác nhận của tổ chức kiểm toán được chấp thuận, Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, nếu là doanh nghiệp cổ phần hoá... (Điều 9 Nghị định 48/1998/NĐ-CP); Quy định về sử dụng thông tin trước khi được phép phát hành (Điều 12 Nghị định 48/1998/NĐ- CP); Điều 19 quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư... Thể chế hóa các quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27 tháng 3 năm 1999 về việc ban hành Quy chế Thành viên, niêm yết, CBTT và GDCK (Sau đây gọi chung là Quyết định số 04/1999/QĐ- UBCK1). Theo quy định của Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1, Trung tâm GDCK, tổ chức niêm yết và công ty quản lý quỹ CBTT theo quy định của Quy chế này. Việc CBTT của tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ do nhân viên CBTT thực hiện. Các tổ chức này phải chỉ định nhân viên CBTT và nộp cho Trung tâm GDCK hồ sơ nhân viên CBTT gồm sơ yếu lý lịch cá nhân và giấy uỷ quyền của tổ chức niêm yết. trong trường hợp thay đổi nhân viên CBTT tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Trung tâm GDCK bằng văn bản.

Đồng thời với các quy định trên, Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 cũng quy định cụ thể những trường hợp phải CBTT tức thời của tổ chức niêm yết, các sự kiện có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức niêm yết; các trường hợp CBTT theo yêu cầu của Trung tâm GDCK và UBCKNN; CBTT theo định kỳ của công ty quản lý quỹ; CBTT của Trung tâm GDCK... Các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT bao gồm:

- Cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng định kỳ và đúng nơi quy định;

- Cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật;

- Là lộ bí mật các số liệu và tài liệu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Công bố thay đổi nội dung thông tin quan trọng đã công bố mà không giải thích và không báo cáo với UBCKNN, Trung tâm GDCK, Sở GDCK;

- Công bố những thông tin trái ngược nhau hoặc phủ nhận các thông tin đã được công bố trước đó.

Như vậy, các quy định pháp luật về CBTT theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động CBTT khi thị trường đi vào hoạt động.

Tiếp theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, ngày 28 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP (Sau đây gọi chung là Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Nghị định 144/2003/NĐ-CP dành chương VI từ Điều 51 đến Điều 64 quy định về CBTT trên TTCK. Thi hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 57/2004/TT – BTC ngày 17/06/2004 hướng dẫn việc CBTT trên TTCK (sau đây gọi chung là Thông tư số 57/2004/TT – BTC) với nhiều quy định cụ thể, tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia thị trường thực hiện tốt nghĩa vụ CBTT của mình, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc giám sát hoạt động CBTT của những chủ thể này.

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và đầu năm 2007 tăng thêm 46% - cao nhất trên thế giới. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển mãnh liệt này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước [46]. Nhà đầu tư không có được các kỹ năng tiếp cận, phân tích, xử lý thông tin nên đã đầu tư ồ ạt không có định hướng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu trên thị trường. Nhiều vụ vi phạm pháp luật về CBTT như không CBTT theo quy định, trục lợi từ việc có được thông tin của người quản trị công ty... đã làm ảnh hưởng rất lớn

đến quyền lợi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư nhìn vào động thái của các cổ đông lớn để quyết định mua hay bán chứng khoán.

Khi thị trường chưa được minh bạch thì tác động của những tin đồn thiếu cơ sở, là những thông tin nội gián và những sự rò rỉ có ý đồ của không chỉ một vài doanh nghiệp mà cả những người môi giới thiếu lương tâm... đã làm cho nhiều nhà đầu tư và thị trường có những hành động trái chiều, phần lớn các nhà đầu tư đầu tư theo phong trào, chịu sức hút của lợi nhuận nên đối với họ việc nắm bắt thông tin chưa phải là việc làm cần thiết trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Nói một cách khác đi, các quy định pháp luật về CBTT trong thời kỳ này không đủ sức chống chọi, ngăn chặn các luồng thông tin tác động đến hoạt động của TTCK. LCK và Thông tư 38/2007/TT-BTC đã thể hiện được các yêu cầu mới của hoạt động CBTT trong bối cảnh triển khai các cam kết quốc tế về chứng khoán và TTCK.

Song song với việc xây dựng khung pháp luật về CBTT trên TTCK, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luạt về CBTT, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT trên TTCK.

Bên cạnh việc xử lý vi phạm pháp luật, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, UBCKNN cũng đã có nhiều công văn yêu cầu các công ty thực hiện đúng nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật, như ngày 16 và ngày 18/4/2008, UBCKNN đã có các công văn thông báo về việc tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty đại chúng chưa niêm yết sau khi đã có một số công văn gửi các Công ty chứng khoán. Theo đó, để tạo điều kiện cho các công ty đại chúng chưa niêm yết trong việc công bố Báo cáo tài chính năm 2007 được kiểm toán, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, UBCKNN chấp nhận các báo cáo tài chính năm của công ty đại chúng chưa niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính cấp phép hoạt động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)