7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với địa phương
Để thực hiện tốt chính sách TGXH thường xuyên ở Thái Bình trong giai đoạn tới, kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh liên quan một số nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về lãnh đạo, chỉ đạo của
tỉnh, các quy định về chính sách trợ cấp, trợ giúp, cứu trợ, cơ chế huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực…để triển khai tại địa phương. Cần xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình tổng thể về TGXH với các mục tiêu cụ thể về hỗ trợ đời sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm và tiếp cận các dịch vụ công… với nguồn lực cụ thể từ ngân sách Nhà nước. Quy định rõ cơ quan thường trực triển khai, trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, Địa phương trong việc triển khai thực hiện trợ giúp xã hội.
Thứ hai, hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ làm công tác TGXH của tỉnh. Cơ quan Nhà nước tại địa phương có vai trò quyết định trong việc hình thành chính sách và bảo đảm thực thi pháp luật. Chính các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triển khai thực hiện và đưa chính sách vào cuộc sống; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, từ đó đề xuất chính sách mới hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp và hoàn hiện hơn. Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ như vậy việc cần thiết trước tiên đó là kiện toàn lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác xã hội nói chung, công tác TGXH nói riêng từ tỉnh đến thôn xóm. Cụ thể:
- Bổ sung thêm cán bộ thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nâng phụ cấp, đặc biệt là ở cơ sở, để cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nâng mức hỗ trợ cho công tác quản lý, trang bị máy vi tính... cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý đối tượng và thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời, nhanh chóng.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở.
- Nâng cấp phần mềm quản lý đối tượng trợ giúp xã hội để đảm bảo công tác quản lý đối tượng trên hệ thống máy vi tính thực sự tiện ích, kết nối được các dữ liệu phản ánh đầy đủ quá trình quản lý đối tượng như theo dõi tăng, giảm, số đối tượng lũy kế đến thời điểm báo cáo, kinh phí chi trả trợ cấp...
Thứ ba, để tiếp tục thực hiện tốt chính sách TGXH cần chú trọng công
tác truyền thông, giới thiệu, tuyên truyền chính sách sâu rộng trong nhân dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, cán bộ và cộng đồng.
Thứ tư, khẩn trương đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ như: Trung tâm bảo trợ tâm thần của tỉnh để có môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tâm thần bị bỏ rơi; Trung tâm cứu trợ khẩn cấp để thực hiện, tiếp nhận, tư vấn, cứu trợ đối tượng trong trường hợp cấp như bị ngược đãi, bị xâm hại, bị buôn bán trở về; cơ sở dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật, trẻ mồ côi để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho đối tượng.
* * *
Dựa vào cơ sở lý luận chính sách TGXH và TGXH thường xuyên ở chương 1 và phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2, chương 3 luận văn đã đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình. Thái Bình cần phải từng bước mở rộng đối tượng hưởng lợi, quan điểm bảo đảm tính hiệu quả, bình đẳng chính sách và gắn với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở quan điểm, phương hướng, chương 3 cũng đề xuất kiến nghị giải pháp về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế thị trường mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế và xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
TGXH nói chung và chính sách TGXH thường xuyên có vai trò quan trọng, là một trong những công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư để bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.
Thái Bình trong những năm qua đã quan tâm đến công tác TGXH thường xuyên. Công tác này đã được triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên công tác TGXH thường xuyên còn có nhiều hạn chế như: mức trợ cấp còn thấp, độ bao phủ của chính sách chưa cao,..
Để hệ thống chính sách TGXH thường xuyên ở Thái Bình phát huy vai trò quan trọng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách TGXH thường xuyên theo hướng mở rộng độ bao phủ để có thể giúp các thành viên yếu thế, thiệt thòi vươn lên trong cuộc sống khi họ gặp rủi ro; nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách; nâng mức trợ cấp; đảm bảo các đối tượng được tiếp cận với các dịch vụ xã hội có chất lượng và bình đẳng hơn; các cơ quan quản lý ở tỉnh Thái Bình cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, công cụ thể về chế chính sách; có cơ chế tài chính; nâng cao hệ thống tổ chức thực thi để chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên của tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện để Thái Bình sớm trở thành tỉnh văn minh, hiện đại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Anh (2008), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (số 364), Hà Nội.
2. Hoàng Chí Bảo (1993), Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Phạm Văn Bích (chủ nhiệm đề tài) (2005), Tổng quan một số tài liệu về an
sinh xã hội (Đề tài tiềm năng năm 2005), Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Hệ thống văn bản pháp
luật hiện hành về Bảo trợ xã hội, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Bảo trợ xã hội & Tạp chí Lao động xã hội (2007), Định hướng chính sách và Hệ thống văn bản pháp
luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Tài liệu nghiệp vụ -
Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Hoàn thành cơ chế, chính sách, giải pháp về Bảo trợ xã hội theo hướng bảo đảm hài hòa công
bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo tổng kết 2 năm
thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Báo cáo Chính phủ, Hà Nội.
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Chiến lược an sinh xã hội
giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Cục Bảo trợ xã hội (2009), Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
10. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2009), Báo cáotổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về Người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan,
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo tổng kết Đề án
trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo tổng kết Đề án trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai
đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo tổng kết Chương
trình trợ giúp người cao tuổi giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo tổng kết Chương
trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.
15. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011 – 2015, Hà Nội.
16. Chính phủ (2000), Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm
2000 về chính sách cứu trợ xã hội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm
2007 về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng Bảo trợ xã hội, Hà Nội.
19. Chính phủ (2010), Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm
2010 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Hà Nội.
20. Chính phủ (2010), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam, năm 2010, Hà Nội.
21. Cục Bảo trợ xã hội (2008), Báo cáo kết quả khảo sát tình hình thi hành
pháp luật NTT, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
22. Cục Bảo trợ xã hội (2008), Báo cáo tổng kết công tác BTXH năm 2008,
23. Cục Bảo trợ xã hội (2009), Báo cáo kết quả khảo sát pháp lệnh người cao tuổi và chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2010, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
24. Ngô Huy Cương (2003), "Bàn về khái niệm an sinh xã hội", Tạp chí
Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn
thiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội.
26. Mai Ngọc Cường (chủ nhiệm đề tài), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006- 2015, Đề tài cấp Nhà nước (2009), Chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ 2009.
27. Mai Ngọc Cường (2009), “12 kiến nghị về hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta những năm tới”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (số 144), 6/2009.
28. Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Lao động xã hội (số 332), 4/2008.
29. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Bach, Robert Leroy (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Đàm Hữu Đắc (2007), “Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả”, webside http//www.molisa.gov.vn.
37. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
38. Phạm Đại Đồng (2011), Chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối
tượng yếu thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ
kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.
39. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình chính
sách kinh tế xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
40. Tô Duy Hợp (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc kiến
tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông ở Việt Nam - Tầm nhìn 2020, Đề tài
nghiên cứu khoa học Viện Xã hội học, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 41. Nguyễn Hải Hữu (2005), Quan niệm về hệ thống an sinh xã hội tổng thể
ở Việt Nam, Báo cáo trong hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội
Việt Nam do UNDP, Bộ Lao động Thương Binh Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội.
42. Nguyễn Hải Hữu và các tác giả (2007), Hỗ trợ thực hiện chính sách giảm
nghèo và Bảo trợ xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
43. Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề: Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 – 2007 và khuyến nghị tới năm 2015, Hà Nội 11 – 2007.
44. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
45. Đặng Cảnh Khanh (1994), Vấn đề cứu trợ xã hội trong chính sách bảo
đảm xã hội ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
46. Hà Thị Thanh Lê (2010), Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và
quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.
47. Nguyễn Đình Liêu (2002), “Trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Trịnh Duy Luân (2006), “Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (số 1).
49. Trịnh Duy Luân (2006), Một số kết quả nghiên cứu về an sinh xã hội ở
nước ta hiện nay (Đề tài tiềm năng 2006), Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
50. Niên giám Thống kê tỉnh Thái Bình 2010, NXB Thống kê 2011.
51. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 (2004), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
52. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 (2008), Luật Bảo hiểm y tế.
53. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Người khuyết tật.
54. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội ( phân tích thực tiễn ở Đồng Nai ), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
55. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình, Một số văn bản chính
sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em, Tài liệu lưu hành nội bộ.
56. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình, Báo cáo công tác Bảo trợ xã hội năm 2007 đến nay.
57. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình, Báo cáo kết quả công
58. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình (2009), Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính