Bản chất và mục tiêu trợ giúp xã hội thườngxuyên

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.Bản chất và mục tiêu trợ giúp xã hội thườngxuyên

1.2.1.1. Bản chất trợ giúp xã hội thường xuyên

TGXH thường xuyên là hợp phần chính của TGXH và do Nhà nước là chủ thể chính tổ chức thực hiện. TGXH thường xuyên bao gồm TGXH thường xuyên cộng đồng và nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội. TGXH thường xuyên là hình thức trợ giúp đối với những người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống trong một thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời của đối tượng được trợ giúp. TGXH thường xuyên là hình thức trợ giúp bằng tiền hoặc bằng hiện vật mà Nhà nước định ra để trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện TGXH thường xuyên. Đối tượng TGXH thường xuyên là những người không may gặp rủi ro, bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó là những người thiệt thòi, yếu thế trong xã hội như người già cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật nặng, trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng chăm sóc…

Như vậy, có thể hiểu TGXH thường xuyên là các biện pháp, giải pháp đảm bảo của Nhà nước để giúp cho các đối tượng yếu thế, gặp hoàn cảnh khó khăn có thể tự lo liệu được cuộc sống của mình, khắc phục được khó khăn

vươn lên hòa nhập cộng đồng. Việc đảm bảo này thông qua việc cung cấp nguồn trợ cấp hàng tháng, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dạy nghề và các dịch vụ trợ giúp xã hội khác.

1.2.1.2. Mục tiêu trợ giúp xã hội thường xuyên

Quá trình phát triển của xã hội với những quy luật vốn có của nó, quy luật phát triển không đồng đều, có người tạo cơ hội vươn lên thành đạt trong cuộc sống, có người không may mắn trong cuộc sống. Trong xã hội luôn tồn tại một bộ phận thành viên xã hội rơi vào cảnh “rủi ro” bị suy giảm kinh tế hoặc không còn khả năng về kinh tế để tự bảo đảm cuộc sống. Nhà nước, xã hội, cộng đồng và gia đình cũng như từng thành viên trong xã hội phải chia sẻ trách nhiệm với họ. Sự chia sẻ trách nhiệm xã hội không những để giảm thiểu rủi ro mà cũng là để duy trì cuộc sống cho mọi người dân , nhất là nhóm xã hội yếu thế, đảm bảo hài hòa , đồng thuận xã hội. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Như vậy xã hội càng phát triển, cuộc sống của con người càng được cải thiện, càng bớt rủi ro và nếu có gặp rủi ro thì vẫn bảo đảm được cuộc sống và cũng dễ dàng vượt qua rủi ro với sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng và xã hội.

Mục tiêu tổng quát của TGXH thường xuyên là hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, sự phát triển của chính sách TGXH phải hướng tới góp phần duy trì sự ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể của TGXH thường xuyên là giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội bảo đảm các điều kiện sống ổn định, tự mình vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập, tham gia đóng góp tích cực vào quá trình phát triển xã hội.

Như vậy xã hội càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, giảm thiểu được rủi ro, bảo đảm được cuộc sống và nếu một bộ phận yếu thế không may gặp khó khăn thì sẽ được Nhà nước, cộng đồng và xã

hội giúp đỡ để họ có cuộc sống ổn định , thấp nhất cũng phải đảm bảo cho họ thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu và không ngừng được cải thiện.

1.2.2. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá chính sách TGXH thƣờng xuyên

1.2.2.1. Nguyên tắc trợ giúp xã hội thường xuyên

Trợ giúp xã hội thường xuyên là một bộ phận chính sách TGXH của Nhà nước do vậy phải tuân thủ nguyên tắc chung và phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Mức độ bao phủ đối tượng

Nguyên tắc này phải hướng đến bao phủ mọi thành viên yếu thế, thiệt thòi, khó khăn nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống cho họ khi họ gặp rủi ro làm suy giảm về kinh tế hoặc làm mất khả năng bảo đảm về kinh tế. Cần thiết lập hệ thống tiêu chí xác định đối tượng tham gia vào hợp phần TGXH (trong đó có TGXH thường xuyên ) của hệ thống ASXH phù hợp và mỗi loại đối tượng có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau.

- Bảo đảm công bằng

Đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên có nhiều hoàn cảnh, mức độ khó khăn khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu, xây dựng chính sách phải bảo đảm sự công bằng ngay trong các nhóm đối tượng được hưởng lợi. Đồng thời chính sách TGXH phải được xem xét trong mối quan hệ với các chính sách khác như: chính sách tiền lương, chính sách giảm nghèo, chính sách bảo hiểm xã hội…

- Bảo đảm công khai, minh bạch

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay từ việc hoạch định chính sách, hồ sơ xét duyệt đối tượng hưởng lợi chính sách, giám sát kết quả thực hiện chính sách.

- Bảo đảm bền vững về tài chính

TGXH thường xuyên phải thiết lập thể chế về tài chính cho phù hợp và phải bảo đảm tính bền vững về tài chính. Nguồn lực chủ yếu của TGXH

thường xuyên là từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, còn huy động nguồn lực từ các tổ chức kinh tế , đoàn thể xã hội , các cá nhân; từ các tổ chức phi chính phủ; nguồn lực từ hợp tác và hỗ trợ quốc tế.

- Nhà nước phải bảo trợ cho TGXH thường xuyên

Nhà nước phải là người bảo trợ cho TGXH thường xuyên thì mọi hoạt động của nó mới bảo đảm hiệu quả và đúng pháp luật. Nhà nước không chỉ với vai trò quản lý Nhà nước đối với chính sách TGXH thường xuyên mà còn bảo trợ khi TGXH thường xuyên gặp rủi ro về tài chính.

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá chính sách TGXH thường xuyên - Tiêu chí về tính phù hợp của chính sách

Tính phù hợp của chính sách TGXH thường xuyên là k ết quả của quá trình tiếp tục đ ổi mới tư duy , quán triệt quan đi ểm cơ bản, nhất quán của Đảng ta là: Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đặt phát triển xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế. Quan điểm này trở thành nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình hoạch định chính sách TGXH , trong đó có chính sách TGXH thường xuyên. Đặc biệt đã hình thành hệ thống thang giá trị, quy tắc, chuẩn mực mới làm căn cứ để trợ giúp xã hội nhóm yếu thế phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như công ước và thông lệ quốc tế trong hội nhập . Đồng thời, chính sách TGXH từng bước đáp ứng nhu cầu sống ở mức tối thiểu của đối tượng , không một ai bị gạt ra bên lề xã hội và hỗ trợ đối tượng tự mình nỗ lực vươn lên h òa nhập tốt hơn vào c ộng đồng để cùng phát triển.

- Tiêu chí về tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách

Mục đích đánh giá chính sách là làm rõ tính khả thi , hiệu lực, hiệu quả của chính sách , cũng như các tác đ ộng tích cực và hạn chế của chính sách. Đồng thời phát hiện những nội dung chính sách không phù hợp để có thể bổ sung, hoàn thiện chính sách.

của chính sách có đạt được mong muốn hay không , nhất là ph ạm vi ảnh hưởng của chính sách đến đời sống của đối tượng.

Tính hiệu quả của chính sách đo lường bằng cách so sánh giữa đầu ra với đầu vào của chính sách, hay đo lường giữa đầu vào với quá trình chuyển hóa thành đầu ra như thế nào.

- Tiêu chí về tính công bằng của chính sách

Tính công bằng của chính sách là thể hiện ở cơ hội phát triển của đối tượng TGXH, sự thuận lợi về điều kiện hưởng lợi của đối tượng, sự hợp lý về chế độ trợ cấp gi ữa các nhóm đối tượng. Chính sách TGXH thường xuyên hướng tới việc bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng hưởng lợi. Mục tiêu của chính sách là bảo đảm bộ phận dân cư khó khăn sống ở mức sống từ t ối thiểu trở lên và v ới nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm của c ộng đồng , xã hội , nhưng Nhà nước vẫn là chủ yếu.

Để bảo đảm sự công bằng giữa các nhóm dân cư thì chính sách TGXH thường xuyên phải hướng tới việc bảo đảm sự tương quan các mức chính sách trong mặt bằng chung, không quá chênh lệch và thông thường phải bảo đảm mối tương quan với các chính sách xã hội khác.

- Tiêu chí về tính bền vững của chính sách

Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên luôn đư ợc điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho nên khó có thể định lượng thành các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Chỉ có thể xem xét tính bền vững về thời gian, bền vững về không gian với các chính sách bộ phận. Tuy nhiên, một chính sách TGXH thường xuyên chỉ bền vững khi nó phù hợp với khả năng của n ền kinh tế , khả năng của ngân sách nhà nước và sự tham gia tích cực của cộng đồng, xã hội theo tinh thần xã hội hóa và sự nỗ lực vươn lên của bản thân đối tượng . Trọng đó bảo đảm bền vững về tài chính là đặc biệt quan trọng.

Đối tượng TGXH thường xuyên là bộ phận của đối tượng bảo trợ xã hội và có nhu cầu trợ giúp thường xuyên.

Đối tượng Bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý theo điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và được sửa đổi theo khoản 1, 2 và 3 điều 1 Nghị định số 13/2010/ NĐ-CP bao gồm:

(1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

(2) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

(3) Người từ 85 tuổi trở lên (theo luật Người cao tuổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 là 80 tuổi trở lên) không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội gồm: lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (kể cả lương hưu theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ); trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ - TTg ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; trợ cấp hàng tháng của công nhân cao su nghỉ việc; trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã nghỉ việc theo quy định tại

Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ; Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ; trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

(4) Người từ 85 tuổi trở lên (từ ngày 1/1/2011 là 80 tuổi trở lên ) đang hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội nêu trên vẫn được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định.

(5) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được bệnh viện huyện, thành phố xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn công nhận.

Người tàn tật không có khả năng tự phục vụ là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân được bệnh viện huyện, thành phố xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn công nhận.

Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

(6) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo là người bị nhiễm HIV/AIDS theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, không còn khả năng lao động được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được chính phủ quy định cho từng thời kỳ)

(7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. (8) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng

tự phục vụ; Người mắc bệnh tâm thần quy định tại điều đ, khoản 1, mục 1 phần B của Kế hoạch này.

(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Người đơn thân là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định tại điều 78 Bộ Luật Dân sự.

Đối tượng Bảo trợ xã hội được xem xét, tiếp nhận vào cơ sở Bảo trợ xã hội, bao gồm:

- Những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình (kể cả gia đình thay thế) hoặc nhà xã hội tại cộng đồng được xem xét tiếp nhận vào cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp theo khoản 2 điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ thực hiện theo Công văn số 215/SLĐTBXH - BTXH ngày 18/8/2009 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện một số điều Nghị định số 68/2008/NĐ- CP của Chính phủ.

- Các đối tượng xã hội khác theo khoản 4 điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ- CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

1.2.4. Nội dung trợ giúp xã hội thường xuyên

1.2.4.1. Trợ cấp xã hội hàng tháng (chăm sóc đời sống vật chất)

Trợ cấp xã hội hàng tháng là khoản tiền của Nhà nước cấp cho đối tượng chính sách hàng tháng để mua lương thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Chế độ trợ cấp được tính dựa vào mức chi tiêu tối thiểu đảm bảo cuộc sống cho đối tượng. Trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định là nội dung chính sách quan trọng và trụ cột của cả hệ thống chính sách TGXH thường xuyên. Các chế độ trợ cấp thường xuyên có sự đổi mới phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Trong những năm qua,

chính sách trợ cấp xã hội và nuôi dưỡng đối tượng xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội có một số mốc thay đổi, đánh dấu sự đổi mới của chính sách.

Năm 1994, Chính phủ ban hành 2 văn bản quan trọng (Quyết định số 167/TTg và Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1995) thay thế các quy định tại Thông tư số 202/CP và Nghị định số 236/HĐBT. Quyết định số 167/TTg quy

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 26)