7. Bố cục của luận văn
1.2.5. Các nhân tố tác động đến TGXH thườngxuyên
1.2.5.1. Nhóm nhân tố kinh tế
Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách điều tiết … ảnh hưởng lớn đến TGXH thường xuyên.
Nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của chính sách TGXH thường xuyên. Kinh tế tăng trưởng có tác động rất lớn đến chính sách xã hội nói chung , chính sách TGXH thường xuyên nói riêng. Sự tăng trưởng kinh tế giúp chúng ta có thêm nguồn lực chăm lo cho sự phát triển về xã hội mà trọng tâm là phát triển hệ thống an sinh xã hội, trong đó có trợ giúp xã hội thường xuyên. Tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực để Nhà nước thực hiện từng bước mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội, mở rộng chính sách trợ cấp xã hội. Khi các đối tượng này vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cuộc sống cộng đồng thì bản thân đối tượng cũng tạo ra thu nhập, đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của người dân nâng lên tức là mức sống của đại đa số nhân dân được cải thiện, tăng cao và như vậy mức sống tối thiểu của người dân cũng phải từng bước được nâng lên. Chính vì vậy, nó tác động trực tiếp đến chính sách TGXH. Mức trợ cấp xã hội thường xuyên cũng được nâng lên bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối tượng bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
nước đóng vai trò thực hiện phân phối lại thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc xã hội như vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội…làm đối tượng bảo trợ gia tăng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta đã xác định mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt…”.
1.2.5.2. Nhóm nhân tố phi kinh tế
Nhóm nhân tố phi kinh tế bao gồm: Nhận thức của xã hội, yếu tố dân số, yếu tố chính trị và lịch sử, yếu tố truyền thống văn hóa…
Các nhân tố phi kinh tế cũng tác động không nhỏ đến chính sách TGXH thường xuyên. Những nơi nhận thức của người dân cho rằng nhóm người yếu thế là gánh nặng của xã hội, có cái nhìn phân biệt thì ở đó đối tượng yếu thế sẽ chịu nhiều thiệt thòi và không đủ tự tin hòa nhập cộng đồng. Như vậy công tác trợ giúp xã hội thường xuyên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dân số Việt Nam đang có xu hướng biển đổi mạnh mẽ về số lượng, chất lượng. Mức sinh đã giảm đáng kể trong khi đó tuổi thọ trung bình ngày càng tăng làm cho dân số nước ta có xu hướng già hóa với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Cùng với xu hướng già hóa dân số, từ khi mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế theo hướng thị trường thì luồng di cư của nước ta thay đổi đáng kể. Từ năm 2006 trở lại đây, luồng di cư nông thôn - thành thị tăng một cách nhanh chóng. Yếu tố dân số ảnh hưởng lớn công tác TGXH thường xuyên.
TGXH thường xuyên . Truyền thống văn hóa quyết định đến các giải pháp, biện pháp và các công cụ phù hợp để đưa chính sách TGXH thường xuyên vào cuộc sống.
1.2.5.3. Nhóm nhân tố từ đối tượng hưởng lợi chính sách
Nhân tố từ đối tượng hưởng lợi bao gồm: quy mô, phân bố đối tượng; nhu cầu trợ giúp của đối tượng tác động đến công tác TGXH thường xuyên. Cụ thể:
- Quy mô, phân bố đối tượng
Đây là một trong những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận chính sách theo hướng mục tiêu hay phổ cập. Nếu quy mô đối tượng ít thì có thể lựa chọn hướng nâng cao chất lượng chính sách, nhưng nếu quy mô đối tượng đông, nguồn lực có hạn thì phải lựa chọn hướng phổ cập chính sách. Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực, tính công bằng của chính sách.
- Nhu cầu trợ giúp của các đối tượng
TGXH thường xuyên phải hướng đến nhu cầu của cá nhân đối tượng hưởng lợi. Đối tượng có nhu cầu gì thì ưu tiên hỗ trợ nhu cầu đó. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách cần quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng hưởng lợi.
1.2.5.4. Nhóm nhân tố từ cơ chế, chính sách
Các nhân tố như: hệ thống văn bản pháp luật; năng lực hoạch định và tổ chức thực thi chính sách; hệ thống các công cụ chính sách (công cụ hành chính tổ chức, công cụ tài chính…) là những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả, hiệu lực chính sách.
- Hệ thống văn bản pháp luật
Mức độ thể chế hoặc chính sách dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, sự phù hợp, tương đồng của các văn bản với hệ thống luật pháp và yêu cầu của thực tiễn. Chính sách phải bảo đảm quy định cả về đối tượng, chính sách,
nguyên tắc, các công cụ, tổ chức thực thi chính sách: ngân sách, cán bộ…
- Năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi của các cơ quan, đơn vị
Năng lực này thể hiện bằng việc ban hành các văn bản có phù hợp không, có khả thi thực hiện không, có đúng với quy định không, có đảm bảo tính khách quan và thực tiễn không. Đánh giá năng lực bằng cả hệ thống tổ chức bộ máy chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách từ Trung Ương đến cấp cơ sở.
- Hệ thống các công cụ chính sách
Các công cụ chính sách bao gồm cả công cụ hành chính, tổ chức, công cụ tài chính, giáo dục và các kỹ thuật nghiệp vụ chính sách. Nếu thiếu một trong những công cụ này thì chính sách không thể đi vào cuộc sống được.