Nội dung trợ giúp xã hội thườngxuyên

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 33 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.2.4.Nội dung trợ giúp xã hội thườngxuyên

1.2.4.1. Trợ cấp xã hội hàng tháng (chăm sóc đời sống vật chất)

Trợ cấp xã hội hàng tháng là khoản tiền của Nhà nước cấp cho đối tượng chính sách hàng tháng để mua lương thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Chế độ trợ cấp được tính dựa vào mức chi tiêu tối thiểu đảm bảo cuộc sống cho đối tượng. Trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định là nội dung chính sách quan trọng và trụ cột của cả hệ thống chính sách TGXH thường xuyên. Các chế độ trợ cấp thường xuyên có sự đổi mới phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Trong những năm qua,

chính sách trợ cấp xã hội và nuôi dưỡng đối tượng xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội có một số mốc thay đổi, đánh dấu sự đổi mới của chính sách.

Năm 1994, Chính phủ ban hành 2 văn bản quan trọng (Quyết định số 167/TTg và Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1995) thay thế các quy định tại Thông tư số 202/CP và Nghị định số 236/HĐBT. Quyết định số 167/TTg quy định cụ thể mức trợ cấp xã hội cộng đồng đối với người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không có thu nhập, không có người nuôi dưỡng với mức là 24.000đồng/người/tháng, còn Nghị định số 05/CP quy định mức nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhà nước là 84.000đồng/người/tháng. Quy định này cho thấy có sự đổi mới về nội dung trợ cấp mức trợ cấp bằng hiện vật (gạo) trước đây thay bằng tiền.

Năm 2000, là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi và đổi mới chế độ trợ cấp xã hội cộng đồng và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách trợ giúp xã hội. Có ba nội dung lớn trong việc sửa đổi: Nâng mức trợ cấp cộng đồng thấp nhất là 45.000đồng/người/tháng, ở mức trung tâm là 100.000đồng/người/tháng và mức 115.000đồng/người/tháng đối với người tâm thần; bổ sung đối tượng là trẻ em dưới 18 tháng tuổi nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội với mức riêng là 150.000đồng/trẻ/tháng; các mức quy định chỉ là mức tối thiểu, các địa phương chủ động nâng mức nếu như đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện chính sách.

Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001 về quy chế thành lập và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội. Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội được quản lý theo hệ thống các quy định cụ thể từ việc thành lập, tổ chức hoạt động hay giải thể.

26/3/2002 về quy định hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh người cao tuổi. Đối tượng trợ cấp xã hội cộng đồng và nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở được mở rộng thêm.

Năm 2004, Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 5/2/2004 về trợ giúp đối với gia đình có hai người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam: Hộ gia đình có 2 người không tự phục vụ được hỗ trợ 200.000đồng/hộ; hộ có 3 người không tự phục vụ được hỗ trợ 300.000đồng/hộ; trường hợp hộ có 4 người không tự phục vụ trở lên được hỗ trợ 400.000đồng/hộ. Chính phủ ban hành Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nuôi dưỡng trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi quy định hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được hỗ trợ 200.000đồng/trẻ/tháng, nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi mức trợ cấp 270.000đồng/trẻ/tháng. Nghị định số 168/NĐ-CP về nâng mức trợ cấp cộng đồng lên 65.000đồng/người/tháng, tại Trung tâm bảo trợ xã hội là 150.000 đồng/người/tháng (riêng đối với người tâm thần mãn tính là 165.000đồng/người/tháng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi và trẻ em bị HIV là 210.000 đồng/trẻ/tháng) .

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg quy định chế độ đối với đối tượng là người có HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo được trợ cấp xã hội tại cộng đồng thấp nhất là 65.000 đồng/tháng và ở Trung tâm bảo trợ xã hội là 210.000 đồng/người/tháng.

Từ năm 2007 đến nay: Trước các vấn đề lạm phát, giá cả sinh hoạt hàng ngày tăng cao, đời sống của đối tượng chính sách xã hội gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67, Quyết định số 32/2010QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt đề án phát

triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách được mở rộng, mức trợ cấp được nâng lên, các dịch vụ công tác xã hội được cung cấp đến các đối tượng có nhu cầu.

1.2.4.2. Trợ giúp y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng

Trợ giúp y tế nhằm giúp những người yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế, bảo đảm các điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng. Chính sách trợ giúp y tế được thực hiện bằng việc cung cấp tiền để thanh toán các dịch vụ khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí.

Chính sách khám chữa bệnh được quy định ở nhiều văn bản khác nhau cụ thể Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí và Thông tư số 27/TT-LĐTBXH ngày 24/10/1995 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Thông tư liên Bộ số 05/1999/TTLB- BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 29/1/1999 hướng dẫn việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Theo quy định tại nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ bảo hiểm y tế thì các đối tượng thuộc nhóm 1,4,5,6,7,9 được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế giá trị bằng 3% mức lương tối thiểu, đối tượng thuộc nhóm 2,3 được Nhà nước cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế mức 70.000 đồng/năm. Khi luật bảo hiểm y tế ra đời với chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn.

Cùng với chính sách y tế, chính sách chỉnh hình phục hồi chức năng cho người khuyết tật cũng đóng vai trò quan trọng và được Nhà nước quan tâm. Thông tư số 06/TT-LĐTBXH ngày 20/8/1997 về việc cấp phát, sử dụng, thanh toán tiền chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình. Trong những năm qua,

chính sách hỗ trợ phục hồi chức năng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ.

1.2.4.3. Trợ giúp giáo dục đào tạo

Chính sách trợ giúp giáo dục và đào tạo với mục tiêu tạo điều kiện để đối tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ giáo dục. Chính sách này khuyến khích trẻ em đến trường và hỗ trợ các gia đình có trẻ đặc biệt khó khăn để đảm bảo các em được đến trường. Nội dung của chính sách trợ giúp giáo dục đào tạo là: miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp…Những trường hợp đặc biệt hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập. Theo quy định các văn bản pháp luật (Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học; Luật dạy nghề, Pháp lệnh người cao tuổi, Nghị định số 90/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995, Thông tư số 32/TC-TT, Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg, Thông tư liên Bộ 53/1998/TT-LB/BDĐT- BTC-BLĐTBXH…) thì trẻ em mồ côi, người tàn tật, trẻ em nghèo khi học các cấp học tiểu học, phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác. Học sinh là trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, được nuôi dưỡng trong cơ sở giáo dục nội trú, được miễn giảm học phí. Trong thời gian nội trú, được trợ cấp xã hội là 100.000đồng/người/tháng và được cấp sách vở, đồ dùng học tập phù hợp với bậc học. Ngoài ra một số tỉnh đã có trung tâm giáo dục trẻ em bị thiệt thòi (dạy trẻ câm, điếc) trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo và các trường, lớp chuyên biệt và giáo dục hòa nhập ở các cấp mầm non, giáo dục phổ thông và dạy nghề. Đối tượng trợ giúp xã hội được thực hiện kết hợp phục hồi chức năng, dạy văn hóa, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề.

1.2.4.4. Trợ giúp học nghề, việc làm

Xuất phát từ quan điểm mọi người đều có quyền sống và làm việc, kết hợp với chủ trương Nhà nước bảo đảm quyền học nghề , làm việc cho đối tượng TGXH còn khả năng lao động , nhất là người khuyết tật, trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt...

Nhà nước hỗ trợ người khuyết tật và có chính sách khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người khuyết tật. Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người khuyết tật phục hồi khả năng lao động, học nghề, cho người khuyết tật vay vốn với lãi suất ưu đãi để họ tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định đời sống. Người khuyết tật học nghề được hỗ trợ học nghề với mức tối thiểu 540.000đồng/người/tháng tối đa trong 9 tháng. Theo quyết định 1956/2009/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 thì người tàn tật được hỗ trợ học sơ cấp nghề hoặc nghề dưới 3 tháng mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học đồng thời được hỗ trợ tiền năm mức 15.000đồng/người/ngày thực học và đi lại với đối tượng học nghề cách nơi cư trú 15km trở lên theo giá vé phương tiện công cộng song tối đa 200.000đồng/người/khóa. Ngoài ra người khuyết tật học nghề còn được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.

Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ phải lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm từ 13 tuổi trở lên được hỗ trợ học nghề mức 200.000đồng/em/tháng nhưng không quá 1 triệu đồng/em/khóa học; đối với trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ học nghề mức thấp nhất 540.000đồng/tháng tối đa trong 4 tháng và được hỗ trợ kinh phí tự tìm việc làm mức tối thiểu 1.000.000đồng/em.

Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương Nhà nước quan tâm kiện toàn. Cả nước có 280 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn 58 tỉnh, thành phố, trong đó 58 cơ sở chuyên biệt và 222 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật. Trong những năm qua Nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo

dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận người khuyết tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên vào đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 33 - 39)