7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phân theo từng nhóm đối tượng
2.2.2.1. Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Kinh tế thị trường đã đem lại những thay đổi quan trọng về kinh tế nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi,… ) là vấn đề bức xúc và cần phải giải quyết. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội năm 2010 cả nước có 1.721.883 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Bảng 2.4); trong đó đặc biệt là trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc hóa học( 1.457.500 người), trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và bị bỏ rơi (176.000 người)...
Bảng 2.4: Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: người
TT Năm
Đối tƣợng 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 1.429.091 1.442.275 1.405.200 1.646.384 1.721.883
1 Trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ bị bỏ rơi 147.000 168.000 147.000 174.559 176.000
2 Trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.402.500 1.457.500 3 Trẻ em nhiễm HIV/AIDS 12.500 14.000 12.500 14.401 16.554 4 Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại
37.000 27.000 27.000 26.027 25.800 5 Trẻ em lang thang 12.000 13.000 12.000 21.500 23.000 6 Trẻ em bị xâm hại tình dục 445 886 1.000 900 1.000 7 Trẻ em nghiện ma túy 3.700 3.800 5.700 6.497 6.529 8 Trẻ em vi phạm pháp luật 16.446 15.589 - - 15.500 (Nguồn: [12])
Riêng ở tỉnh Thái Bình năm 2010 số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng
để nuôi dưỡng theo quy định pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên là: 905 người
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi: 552 người - Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi: 4.279 người.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống trong điều kiện rất khó khăn, không được chăm sóc trong môi trường gia đình hoặc sống trong môi trường gia đình nhưng không được chăm sóc đầy đủ, phải lao động kiếm sống, ít có điều kiện đến trường, phải sống trong cảnh nghèo đói. Trình độ văn hóa của các em có hoàn cảnh đặc biệt còn ở mức thấp hơn nhiều so với trẻ em bình thường cùng trang lứa. Nhìn chung sức khỏe của trẻ em khuyết tật không được tốt, thường xuyên phải chữa trị. Đối với nhóm trẻ em lang thang, lao động sớm, nghiện ma túy phải lao động, làm việc quá sức nên hay bị đau ốm. Số trẻ em bị cưỡng hiếp, hiếp dâm đều bị triệu chứng của bệnh thần kinh…Khi trẻ em bị đau ốm, bệnh tật, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, cộng thêm không có tiền hoặc không đến cơ sở ytế để chữa trị kịp thời nên đa phần sức khỏe yếu.
2.2.2.2. Nhóm người cao tuổi
Theo quy định hiện hành, người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Kết quả điều tra dân số năm 2005 cả nước có 8,82% dân số là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, năm 2008 là 9,45% và dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10,5- 11 triệu người cao tuổi chiếm trên 10% dân số cả nước. Trong vòng 10 năm tới vấn đề già hóa dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu TGXH đối với người cao tuổi, đặc biệt là các nhu cầu trợ giúp về sức
khỏe, nhà ở, vui chơi, giải trí…Theo ước tính của Viện khoa học và xã hội (số 21) người cao tuổi tập trung chủ yếu ở tuổi dưới 80 và nhóm tuổi dưới 65, chiếm gần 30% tổng số người cao tuổi.. Ở tỉnh Thái Bình năm 2010 số người cao tuổi cần được TGXH thường xuyên như sau:
- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ) có: 3.935 người
- Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội là: 19.964 người
Thực trạng người cao tuổi trên địa bàn tỉnh cho thấy có một lượng không nhỏ người cao tuổi không có thu nhập, không có khả năng lao động. Tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe kém khá cao. Nhóm người cao tuổi cô đơn do thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe thì tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn nhiều. Chính vì vậy, nhu cầu trợ giúp xã hội của người cao tuổi là rất lớn.
Phân tích nhu cầu TGXH của người cao tuổi có 63,4% có nhu cầu hỗ trợ vui chơi giải trí; 54,2% có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; 48,3% có nhu cầu hỗ trợ sản xuất; 33,6% có nhu cầu được hỗ trợ tiền hàng tháng; 30,4% có nhu cầu được hỗ trợ sửa chữa hoặc làm mới nhà ở [65, tr. 62].
2.2.2.3. Nhóm người khuyết tật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì người khuyết tật Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số, theo điều tra mẫu của Tổng Cục Thống Kê là 15,8% dân số. Còn theo số liệu tổng hợp của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội năm 2008 có khoảng 5,4 triệu người, năm 2009 có khoảng 6,7 triệu người, bao gồm: 29,41% khuyết tật vận động; 16,83% thần kinh; 13,84% thị giác; 9,32% thính giác; 7,085 ngôn ngữ; 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác.
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2010 tỉnh Thái Bình nhóm đối tượng người khuyết tật như sau:
- Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ có: 9.594 người
- Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm là: 4.983 người
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ là: 315 hộ
2.3. Thực trạng công tác quản lí thực hiện TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình
2.3.1. Công tác quản lý đối tƣợng bảo trợ xã hội, việc điều tra, rà soát, thống kê đối tƣợng theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Việc quản lý đối tượng được thực hiện theo quy định. Hàng năm, vào tháng 12 năm trước các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách thống kê các đối tượng tăng của năm sau, tập trung vào nhóm đối tượng người từ 85 tuổi trợ lên không hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; số đối tượng là người khuyết tật không có khả năng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo (từ 60 tuổi trở lên) và dự kiến số đối tượng phát sinh khác báo cáo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở đó phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội phối hợp với phòng Tài chính và các phòng ban có liên quan kiểm tra, thẩm định tổng hợp đối tượng và lập dự toán kinh phí phục vụ công tác chi trả trợ cấp về Sở Lao động Thương Binh và xã hội. Sở tập hợp báo cáo của 8 huyện, thành phố, kiểm tra, thẩm định phối hợp với sở Tài chính trình UBND tỉnh ra quyết định cấp kinh phí chi trả trợ cấp và mua bảo hiểm y tế cho đối tượng. Khi đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp, cấp xã, phường, thị trấn hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ, tổ chức họp
xét duyệt và đề nghị phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trình chủ tịch UBND huyện ra quyết định trợ cấp. Việc thống kê, rà soát đối tượng được thực hiện từ thôn, tổ dân phố, đảm bảo công khai, dân chủ.
Khi đối tượng không còn đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp hoặc chết, chuyển đi, cấp xã tập hợp, đề nghị phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND huyện ra quyết định ngừng trợ cấp hoặc ra quyết định hưởng mai táng phí.
Để đảm bảo công tác chi trả và quản lý đối tượng được thuận lợi Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội đã in ấn và phát hành "Sổ trợ cấp xã hội" phát cho 100 % đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
2.3.2. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và xét duyệt hưởng chính sách TGXH thường xuyên của tỉnh sách TGXH thường xuyên của tỉnh
Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng trong thời hạn 20 ngày Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt; niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã (7 ngày) nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại UBND xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (trường hợp có khiếu nại tố cáo thì trong thời gian 10 ngày Hội đồng xét duyệt xác minh, thẩm tra cụ thể và công khai trước nhân dân). Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra Quyết định trợ cấp cho từng đối tượng cụ thể.
Đối với đối tượng xin vào cơ sở Bảo trợ xã hội, sau khi tiếp nhận hồ sơ do đối tượng chuyển lên, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố kiểm tra lập văn bản đề nghị và chuyển toàn bộ hồ sơ về Phòng bảo trợ xã hội xử lý. Phòng Bảo trợ xã hội chủ trì phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội thẩm định và trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận đối tượng.
2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên thường xuyên
Định kỳ hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Trung bình 1 năm kiểm tra được 16- 20 xã, phường, thị trấn.
Thực hiện công văn số 15522/BTC-HCSN ngày 16/11/2010 về kế hoạch kiểm tra thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ và công văn số 12613/BTC - HCSN ngày 22/9/2010 về việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội, Liên ngành Sở Tài chính, Sở Lao động - TBXH tham mưu cho UBND tỉnh ra công văn số 2357/UBND-TM ngày 1/10/2010 của UBND tỉnh chỉ đạo công tác tự kiểm tra thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Tài chính ra công văn số 792/SLĐTBXH-BTXH ngày 6/10/2010 đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Tài chính và các phòng ban liên quan tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 67/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng trên địa bàn huyện. Ngày 26/11/2010 đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính đã về kiểm tra tại Thái Bình.
8/8 huyện, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện ở địa phương. Các huyện: Thái thụy; Quỳnh Phụ; Vũ Thư; Tiền Hải tiến hành kiểm tra thẩm định 100 % số đối tượng trước khi tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định cho đối tượng hưởng trợ cấp.
Thanh tra huyện Hưng Hà tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn huyện ở 12 xã, thị trấn có đông đối tượng hưởng trợ cấp.
Kết quả kiểm tra cho thấy nhìn chung các địa phương đã triển khai và tổ chức thực hiện kịp thời chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH. Tuy nhiên vẫn còn có địa phương, công tác quản lý hồ sơ đối tượng chưa khoa học; việc hướng dẫn đối tượng kê khai hồ sơ còn chưa cụ thể, nội dung ghi còn thiếu rõ ràng; việc thực hiện mua BHYT và cấp cho đối tượng còn chậm, có địa phương thời gian mua BHYT chưa liên tục; việc thực hiện trợ cấp mai táng phí cho đối tượng BTXH; chấp hành chế độ thông tin báo cáo còn chưa kịp thời...
2.4. Thực trạng thực hiện TGXH thƣờng xuyên tại tỉnh Thái Bình
Căn cứ vào hệ thống văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và một số Bộ, Ngành liên quan, tỉnh Thái Bình đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách TGXH thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
2.4.1. Thực trạng thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức chuẩn để xác định trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP là 180.000đ/người/tháng (hệ số 1).
Mức chuẩn để xác định trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP là 120.000đ/người/tháng (hệ số 1). Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức chuẩn trợ cấp xã hội x Hệ số tương ứng 180.000đ (hệ số 1) Hệ số hưởng trợ cấp của các đối tượng cụ thể xem bảng 2.5 và 2.6.
Bảng 2.5. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tƣợng ở cộng đồng do xã, phƣờng quản lý.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT Đối tƣợng Hệ số trợ cấp Mức
1
Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng
- Từ 18 tháng tuổi trở lên 1,0 180
- Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật
nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS 1,5 360
Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS. 2,0 360
2
Ngƣời cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo
- Dưới 85 tuổi 1,0 180
- Dưới 85 tuổi bị tàn tật nặng 1,5 270
- Từ 85 tuổi trở lên 1,5 270
- Từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng 2,0 360
3 Ngƣời 85 tuổi trở lên không hƣởng lƣơng hƣu hoặc trợ
cấp BHXH 1,0 180
4
Ngƣời tàn tật
- Không có khả năng lao động 1,0 180
- Không có khả năng tự phục vụ 2,0 360
5 Ngƣời tâm thần 1,5 270
6 Ngƣời nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo 1,5 270
7
Hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên 2,0 360
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trẻ em từ 18
tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS 2,5 450
- Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật
8
Hộ gia đình nuôi ngƣời tàn tật không có khả năng tự phục vụ hoặc ngƣời tâm thần trở lên
- Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ,
người mắc bệnh tâm thần 2,0 360
- Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ,
người mắc bệnh tâm thần 3,0 540
- Có 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ,
người mắc bệnh tâm thần 4,0 720
9 Ngƣời đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo
- Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên 1,0 180
- Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở
lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 1,5 270
- Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị