Vai trò của TGXH thườngxuyên đối vớisự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 42 - 48)

7. Bố cục của luận văn

1.2.6. Vai trò của TGXH thườngxuyên đối vớisự phát triển bền vững

Trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách TGXH đã hình thành và từng bước hoàn thiện cho phù hợp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện mới vai trò của TGXH ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta.

1.2.6.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên góp phần quan trọng đối với phát triển con người

Phát triển con người là mục tiêu quan trọng bậc nhất của phát triển xã hội trên cơ sở lấy con người làm trung t ậm của sự phát triển , phát triển vì con người, do con người và của con người . Mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước phải hướng vào mục tiêu phát triển con người.

thống chính sách ASXH ở nước ta , thực sự hướng vào phát triển con người, mà đối tượng của nó là nhóm xã hội yếu thế (người già cô đơn không nơi nương tựa , trẻ em mồ côi , người khuyết tật ...). Họ có quyề n sống và quyền phát triển như các nhóm xã hội khác . Nhà nước và xã hội , cộng đồng phải có trách nhiệm hỗ trợ , tạo cơ hội cho họ phát triển , trước hết là đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và từng bước cải thiện đời sống, cải thiện sức khỏe để sống lâu hơn và cải thiện giáo dục, phát triển nguồn nhân lực... là những tiêu chí cơ bản của chỉ số phát triển con người (HDI). Với chính sách xã hội nhân bản của Việt N am, thực hiện tốt chí nh sách TGXH , nhất là chính sách TGXH thường xuyên liên quan đến hàn g triệu người thuộc nhóm xã hội yếu thế thông qua các chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng , trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm...sẽ góp phần quan trọng nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) ở nước ta.

1.2.6.2. Trợ giúp xã hội thường xuyên đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và phân phối công bằng kết quả tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép có thêm nguồn lực cho phát triển xã hội. Ngược lại, vấn đề xã hội được giải quyết tốt bảo đảm cho xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tăng trưởng với nhịp độ cao.

Hình 1.1. Trợ giúp xã hội với phát triển kinh tế - xã hội

(Nguồn: [65, tr. 20])

Trợ giúp xã hội thường xuyên tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Các nhà đầu tư không chỉ chú ý đến các yếu tố kinh tế mà còn chú ý đến các yếu tố ổn định xã hội. Một xã hội ổn định giúp các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển lâu dài, tạo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, ngược lại một xã hội không ổn định sẽ dẫn đến việc đầu tư ngắn hạn, làm ăn theo kiểu “chộp giật” làm cho kinh tế tăng trưởng không bền vững.

Kinh tế thị trường phát triển, một mặt thúc đẩy được sức sản xuất, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế song mặt khác nó cũng tạo ra những rủi ro xã hội. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng ngày càng gia tăng dẫn đến trong xã hội luôn tồn tại một bộ phận đối tượng yếu thế, thiệt thòi. Chính điều này tạo ra sự bất ổn định xã hội, tao xung đột xã hội. TGXH là công cụ giảm thiểu, hạn chế và khắc phục rủi ro, bất bình đẳng xã hội. TGXH thường xuyên như một tấm lưới bảo vệ cho các đối tượng này. Do vậy, kinh tế thị trường càng phát triển mạnh thì vai trò

Chính sách trợ giúp xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội

Phân hóa

xã hội

Dân cư khó khăn

Điều kiện tự nhiên

Văn hóa, phong

tục....

Trợ giúp nhân đạo của cộng đồng

của TGXH càng lớn. Trong từng bước đi và giai đoạn phát triển của đất nước phải đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực bên cạnh cơ hội cho phát triển kinh tế cũng có nhiều thách thức, rủi ro xã hội như nghèo đói, bần cùng hóa, ô nhiễm môi trường, bệnh tật…đã dẫn đến nảy sinh các vấn đề xã hội, các đối tượng người nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người cao tuổi cô đơn…gia tăng. Bộ phận này không tự quyết định được cuộc sống và phụ thuộc vào trợ giúp của Nhà nước và xã hội. TGXH là một trong những công cụ của Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, giúp cho bộ phận dân cư yếu thế giảm bớt khó khăn, giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững.

TGXH thường xuyên thực hiện chức năng tái phân phối lại của cải xã hội. Nhà nước thông qua chính sách này điều tiết phân phối lại của cải xã hội, phân phối lại thu nhập xã hội, cân đối điều chỉnh nguồn lực để tăng cường cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các vùng và các nhóm dân cư.

1.2.6.3. Trợ giúp xã hội đối với giảm nghèo, hòa nhập xã hội nhóm yếu thế và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc

Cùng với sự phát triển kinh tế , đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng tăng . Lúc này TGXH trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần hình thành xã hội không còn nhóm xã hội bị loại trừ và đảm bảo định hướng XHCN đối với sự phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội quan trọng, huy động được nhiều nguồn lực để giúp cho các đối tượng như người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương…vươn lên trong cuộc sống. Trong công tác giảm nghèo, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, số hộ nghèo giảm

từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011), xếp thứ 108/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách Nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh từ 113 tỉ đồng cho hơn 180.000 người (năm 2001) lên 4.500 tỉ cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”…được tổ chức thường xuyên và thu hút sự hưởng ứng của nhiều tổ chức xã hội, đặc biệt cho người nghèo, vùng nghèo.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, GDP bình quân đầu người đạt 1168 USD năm 2010 ( trong khi đó năm 2008 của Thái Lan: 4.042,8 USD; Philippin: 1847,4 USD; Indonesia là 2.246,5 USD; Lào 893,3 USD và Campuchia 711 USD); kế hoạch 5 năm tới (2011 - 2015) Việt Nam phấn đấu ra khỏi tình trạng nước nghèo và GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD vào năm 2015, mặc dù chỉ số HDI của Việt Nam là 0,704 và xếp thứ 108 trên tổng số 177 nước tính được chỉ số HDI, nhưng chỉ số GDP bình quân đầu người (0,54) vẫn xếp vào nhóm nước chậm phát triển, trong khi đó chỉ số về giáo dục (0,82), tuổi thọ (0,76) lại được xếp vào nhóm nước đang phát triển.

Độ sâu của nghèo đói còn khá gay gắt, mức độ thiếu hụt giữa thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ nghèo so với chuẩn nghèo khoảng 0,3; chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đã được điều chỉnh với mức 400.000đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 500.000đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Với chuẩn này Việt Nam còn khoảng trên một phần năm dân số sống dưới chuẩn nghèo. Nhóm gia đình có đối tượng TGXH như người khuyết tật tỷ lệ nghèo chiếm tới 33%, cao gấp rưỡi tỷ lệ nghèo đói chung của

cả nước. Một phần tám số hộ nghèo phải sống trong các ngôi nhà tạm, trong khi đó gia đình đối tượng trợ giúp xã hội là một phần tư.

*

* *

Chương 1 đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách TGXH nói chung và chính sách TGXH thường xuyên nói riêng. Chương 1 cũng đã khái quát về mục tiêu chính sách, nguyên tắc chính sách, các công cụ chính sách, nhân tố ảnh hưởng, vai trò của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên…Từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.

Kết quả của chương 1 làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng chính sách ở chương 2 và đưa ra phương hướng, các giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 42 - 48)