7. Bố cục của luận văn
3.1.2. Trợ giúp xã hội thườngxuyên cần đặt trong mối quan hệ tương tác
tương tác với tăng trưởng kinh tế của tỉnh
TGXH thường xuyên phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ, phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế, mức độ biến động thu nhập, mức độ cải thiện điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư mà mặt bằng của nó là thu nhập và mức sống bình quân của hộ gia đình.
Phát triển hệ thống chính sách, cơ chế TGXH thường xuyên phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Những năm qua, kinh tế Thái
Bình tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định, nhịp độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 - 2010 bình quân là 11%. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ 2010-2015 như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 13,5% trở lên; đến năm 2015 phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 1.800-1.900 USD; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 121.590 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 650 triệu USD; mỗi năm giải quyết việc làm cho 32.000 lao động; giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 1% trở lên/năm; phấn đấu xây dựng 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới… Như vậy, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo các mục tiêu đề ra như trên thì chính sách TGXH của tỉnh cũng phải được quan tâm đúng mức như mở rộng diện đối tượng, tăng mức hỗ trợ, phát triển các mô hình tr ợ giúp … để bảo đảm phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội theo đà phát triển nhanh của tỉnh.