Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 90 - 93)

7. Bố cục của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Một số huyện, xã, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện các chính sách TGXH thường xuyên; chưa tổ chức tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, cộng đồng dân cư.

- Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, ý thức tự giác chưa cao, mặc dù không đủ điều kiện hưởng trợ cấp nhưng vẫn đề nghị, đôi khi gây cản trở, khó khăn trong việc thực hiện ở cơ sở.

- Cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở cơ sở còn thiếu về số lượng và trình độ , năng lực còn y ếu, chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành công tác xã hội, trong khi đó lại thường xuyên luân chuyển, điều động thực hiện nhiệm vụ khác do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Hệ thống chính sách ban hành chưa đồng bộ, kịp thời, có những văn bản pháp Luật đã được ban hành trong thời gian dài song vẫn chưa có Nghị định và thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách ở cơ sở ví dụ như: Nghị định 13/2010/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 27/2/2010 song đến ngày 18/8/2010 mới có thông tư hướng dẫn; Luật người khuyết tật ban hành ngày 1/7/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 song đến nay mới có Nghị định, nhưng chưa có thông tư hướng dẫn...

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế còn nghèo nàn. Trong những năm qua tuy nguồn lực dành cho việc thực hiện chính sách TGXH đã được nâng lên đáng kể song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu là dựa vào ngân sách Trung Ương. Do vậy không có nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm cho đối tượng.

- Số đối tượng trợ giúp xã hội đông (bình quân 1 xã khoảng 250 người). Đối tượng đa dạng, thường xuyên biến động. Phần lớn đối tượng là những người yếu thế trong xã hội, trình độ văn hóa thấp, hay tự ti, mặc cảm. Nhiều đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: khuyết tật nặng không có khả năng tự phục vụ, tâm thần, không còn giấy tờ tùy thân, không có người thân thích... do đó việc lập hồ sơ cũng như chi trả trợ cấp cho đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi phải làm đi làm lại nhiều lần, trong khi đó số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ ít (1 người); khối lượng công việc quá lớn (chiếm gần như toàn bộ hoạt động xã hội trên địa bàn).

- Kinh phí cho công tác quản lý, phụ cấp chi trả cho cán bộ thực hiện chính sách còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

* * *

Chương 2 luận văn đã tổng hợp đánh giá về thực trạng đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp xã hội thường xuyên. Luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng của ba nhóm đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, người tàn tật nặng; những khó khăn, mong muốn nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Thực trạng đối tượng cho thấy Thái Bình là một trong những tỉnh có đông đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có tỷ lệ lớn có nhu cầu được trợ giúp xã hội thường xuyên. Chương 2 cũng tổng hợp và đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế trong công tác trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình.

Kết quả đánh giá của chương 2 làm cơ sở để đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách trong giai đoạn tới.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)