Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 100)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó

khó khăn cần TGXH trong tỉnh

TGXH thường xuyên phải hướng đến từng bước bao phủ toàn bộ các đối tượng cần TGXH thường xuyên.

Trong ngắn hạn, rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng theo hướng linh hoạt hơn, loại bỏ một số điều kiện cứng, quan tâm đến điều kiện thực tế để thực sự bao phủ hết toàn bộ dân cư khó khăn cần ph ải TGXH trong tỉnh. Trước hết là việc rà soát xác định điều kiện thực tế (điều kiện cần) bao gồm hoàn cảnh sống khó khăn, sức khỏe, độ tuổi, thu nhập của các đối tượng; điều kiện liên quan đến gia đình như hộ gia đình thuộc diện nghèo có thể thay thế bằng hộ gia đình thu nhập thấp. Khi kinh tế phát triển cao hơn loại bỏ điều kiện liên quan đến gia đình mà chỉ căn cứ vào điều kiện của các cá nhân; bỏ điều kiện đối với người khuyết tật, tâm thần nặng phải là hộ nghèo mới được hưởng chính sách và hạ độ tuổi đối với người cao tuổi theo luật định.

Trong dài hạn, từng bước bổ sung thêm đối tượng TGXH thường xuyên phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tập trung vào nhóm người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; một số nhóm đồng bào vùng ven biển khó khăn; hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô thị hóa hoặc công nghiệp hóa, nhưng do trình độ chuyên môn hạn chế không thể đào tạo chuyển đổi ngành nghề được …

Như vậy cần rà soát xây dựng lại tiêu chí xác định đối tượng TGXH thường xuyên theo hướng linh hoạt hơn, mền dẻo hơn, loại bỏ bớt những điều

kiện quá khắt khe, cứng nhắc mà quan tâm nhiều hơn đến điều kiện cần để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

3.2.3. Từng bƣớc điều chỉnh chính sách trợ giúp xã hội theo hƣớng nâng mức trợ cấp xã hội thƣờng xuyên tiếp cận nhu cầu mức sống tối thiểu

Mức trợ cấp xã hội thường xuyên phải bảo đảm đủ để chi tiêu tối thiểu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Một số đối tượng khuyết tật không có khả năng tự phục vụ được cần có người chăm sóc, cần có chi phí cho người chăm sóc.Với mức trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 là 120.000 đồng/tháng và mức này đã được điều chỉnh lên 180.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 (tăng 1,5 lần). Tuy nhiên đối với tình hình giá cả hiện nay mức trợ cấp này còn quá thấp. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh nâng mức trợ cấp phù hợp với mức sống dân cư và mặt bằng chính sách trên địa bàn tỉnh. Mức chuẩn trợ cấp xã hội phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm bình đẳng giữa các nhóm đối tượng sống ở thành thị và sống ở nông thôn.

Mức chuẩn trợ cấp xã hội bằng mức sống tối thiểu của dân cư và phải xây dựng hệ số xác định mức trợ cấp đối với mỗi nhóm đối tượng cụ thể. Sở dĩ cần có mức hệ số xác định với mỗi nhóm đối tượng cụ thể vì mức chuẩn mới đảm bảo cho chi tiêu về lương thực, thực phẩm. Còn các chi phí khác, chi phí phục vụ đối với những đối tượng cần người chăm sóc chưa được tính toán vào mức chuẩn. Phần chi phí này phụ thuộc vào từng mức độ cần sự chăm sóc đối với từng nhóm cụ thể (trẻ em dưới 18 tháng tuổi, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, người tâm thần, người già cô đơn…). Vì vậy, không thể có mức chung cho tất cả các đối tượng.

Việc tính toán mức trợ cấp xã hội phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống cho một người một tháng. Mức này ít nhất phải bằng với

chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010. Có thể sử dụng chuẩn nghèo để xác định mức trợ cấp là vì chuẩn nghèo được xác định trên cơ sở mức chi tiêu tối thiểu đủ để duy trì cuộc sống. Đối với đối tượng xã hội không có thu nhập thì trợ cấp xã hội chính là thu nhập. Đây cũng chính là mức tối thiểu đối với tất cả thành viên trong xã hội để duy trì sự tồn tại của con người.

Như vậy, đổi mới chính sách TGXH thường xuyên theo hướng nâng cao mức trợ cấp xã hội, ít nhất bảo đảm đời sống đối tượng ở mức tối thiểu, tiến tới đạt mức trung bình của xã hội để có sự tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của đối tượng. Việc nâng dần mức trợ cấp xã hội, bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối tượng TGXH thường xuyên phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, đồng thời phải tính đến khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế.

3.2.4. Huy động nguồn lực cho việc thực thi chính sách TGXH thường xuyên theo tinh thần xã hội hóa và chăm sóc đối tượng dựa vào thường xuyên theo tinh thần xã hội hóa và chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng

Một trong những khó khăn dẫn đến số lượng đối tượng thụ hưởng thấp là do cơ chế tài chính chưa rõ ràng. Trong giai đoạn sắp tới cần quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trình lập kế hoạch phải dựa vào số đối tượng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách, không chỉ dựa vào dân số để bố trí ngân sách cho địa phương. Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động khác cho thực hiện các chương trình và dự án về TGXH . Bên cạnh đó, cần lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội như các chương trình giảm nghèo, việc làm…để có thêm nguồn lực cho thực hiện các chính sách.

Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực từ cộng đồng nhằm bổ sung sự thiếu hụt trong quá trình thực hiện chính sách. Trong bối cảnh ngân sách Nhà

nước (cả của Trung ương và địa phương ) dành cho chi bảo đảm xã hội còn thấp, cần đẩy mạnh tối đa huy động nguồn lực từ cộng đồng dành cho thực hiện nội dung khác của bảo đảm xã hội, phấn đấu huy động nguồn lực công đồng chiểm khoảng 30% .

3.2.5. Hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện chính sách hiện chính sách

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH, bao gồm cả TGXH thường xuyên , trên địa bàn tỉnh đặt trong tổng thể hệ thống tổ chức từ Trung Ương đến cơ sở, ưu tiên bảo đảm cấp xã có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương Binh và Xã hội, trong đó có việc thực hiện chính sách TGXH.

Cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách. Cần tăng cường số lượng cán bộ để đủ người làm công tác TGXH. Cán bộ thực hiện chính sách bao gồm cả các chuyên gia nghiên cứu hoạch định, xây dựng chính sách cho đến cán bộ tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở và những nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và tăng số lượng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở.. Trong những năm tới cần xác định công tác xã hội là một nghề có lương và có phụ cấp đăc biệt. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội có tính chuyên nghiệp trên cơ sở triển khai thực hi ện có hiệu quả Đề án 32 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, cấp huyện bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tham quan các mô hình... Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ thống mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội; hình thành hiệp hội công tác xã hội ở địa phương trong hệ thống

quốc gia, để đến năm 2015 có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả.

Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách. Việc giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng chính sách và cơ chế TGXH. Đổi mới về thủ tục thực hiện, theo dõi giám sát, xác định đối tượng. Thống nhất quy trình xác định đối tượng thụ hưởng từ cấp xã, thôn. Xã là đơn vị hành chính xác định đối tượng thụ hưởng, cấp huyện, cấp tỉnh cơ quan giám sát huy động nguồn lực thực hiện.

Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện, nhất là việc xác định đối tượng thụ hưởng trợ cấp, trợ giúp, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện; cần lấy ý kiến của dâ n nơi cơ trú và thông báo công khai những người được hưởng chính sách TGXH thường xuyên , cũng như những người không đủ điều kiện hưởng chính sách để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

3.2.6. Phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh

Trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở trợ giúp, bảo trợ xã hội và mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng đa dạng hóa loại hình, thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Cần tổng kết mô hình Trung tâm Bảo trợ xã hội Thái Bình có địa điểm ở huyện Vũ Thư, thực hiện chức năng quản lý, giáo dục và nuôi dưỡng những người thuộc đối tượng TGXH theo hướng mở. Đó là Trung tâm có chức năng tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng những người khuyết tật, già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh, cán bộ hưu trí, mất sức, không nơi nương tựa; tổ chức sản xuất, dạy nghề, cho người khuyết tật có khả năng

lao động để ổn định cuộc sống; kết hợp với các địa phương để tiếp nhận thực hiện các biện pháp y học để phục hồi chức năng cho đối tượng ; liên kết tổ chức dạy nghề và làm một số nghề phù hợp để phát huy cơ sở vật chất tại Trung tâm, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho đối tượng.

Với số lượng đối tượng có nhu cầu sống tập trung lớn, đặc biệt là người già cô đơn và người tâm thần mãn tính, thì hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh chưa đáp ứng được. Việc cần thiết trước tiên là phải xây dựng cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước để nuôi dưỡng tập trung đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa.

Bên cạnh việc xây dựng bổ sung cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng yếu thế để đa dạng hóa các mô hình chăm sóc, nâng cao trách nhiệm cộng đồng.

Cần đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng chuyên nghiệp như: Xây dựng kế hoạch và kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, điều kiện tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng bố trí nhân sự theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP đối với các cơ sở bảo trợ xã hội thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Mở rộng chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là chức năng chăm sóc khẩn cấp, chức năng chăm sóc tự nguyện và hệ thống dịch vụ về công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp. Xây dựng thí điểm mô hình nhà công tác xã hội, mái ấm, trung tâm nhân đạo…để nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng .

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Trung Ương

Kiến nghị 1: Nhà nước cần sớm ban hành Luật hoặc Bộ luật về Trợ giúp xã hội, sửa đổi chính sách TGXH

Luật TGXH điều chỉnh đối với các đối tượng yếu thế và các đối tượng xã hội cần được trợ giúp đặc biệt khác. Các nội dung chính sách phải được quy định cụ thể nhằm bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội phát triển toàn diện cả về thể lực, nhân cách và trí tuệ. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng bảo trợ xa hội tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các hoạt động xã hội như người bình thường khác. Luật TGXH không chỉ tập trung cho việc trợ cấp bằng tiền mặt và hiện vật mà điều quan trọng là quan tâm hơn về chính sách, chế độ trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm phải dược đảm bảo kịp thời, sớm ổn định đời sống vật chất của nhân dân gặp hoàn cảnh khó khăn, huy động được sức mạnh toàn dân. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các ngành, địa phương trong việc thông kê, báo cáo số liệu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cấp cơ sở.

Về chính sác h, trên thực tế hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật về Bảo trợ, trợ giúp xã hội như Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về trợ giúp, trợ cấp cho đối tượng Bảo trợ xã hội; Luật Người khuyết tật; Luật Người cao tuổi; Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em; Quỹ Quốc gia về việc làm…nhưng giữa luật và thực tiễn vẫn còn một khoảng cách lớn. Mức trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội vẫn không theo kịp thực tiễn. Vì vậy đề nghị:

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí quản lý cho các cơ sở Bảo trợ xã hội và nâng trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng tại cơ sở BTXH lên 3,4 lần trợ cấp tối thiểu thay vì mức trợ cấp 2, 2.5 lần mức trợ cấp tối thiểu.

- Mở rộng diện đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp thường xuyên đối với người khuyết tật không có khả năng lao động không tính tuổi thay vì từ đủ 15 tuổi trở lên.

- Nâng mức trợ cấp tối thiểu (hệ số 1) cho đối tượng Bảo trợ xã hội bằng mức chuẩn nghèo theo quy định cho từng thời kỳ để tạo điều kiện cho đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện vơi bớt khó khăn, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

Kiến nghị 2: Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách kịp thời

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật TGXH của các cơ quan Trung Ương còn chậm và vẫn còn tình trạng khi có luật phải chờ Nghị định, Thông tư. Đề nghị Chính phủ sau khi ban hành các văn bản quy định chính sách như Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật ...cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện kịp thời: Nghị định, Thông tư hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện.

3.3.2. Kiến nghị với địa phương

Để thực hiện tốt chính sách TGXH thường xuyên ở Thái Bình trong giai đoạn tới, kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh liên quan một số nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về lãnh đạo, chỉ đạo của

tỉnh, các quy định về chính sách trợ cấp, trợ giúp, cứu trợ, cơ chế huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực…để triển khai tại địa phương. Cần xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình tổng thể về TGXH với các mục tiêu cụ thể về hỗ trợ đời sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm và tiếp cận các dịch vụ công… với nguồn lực cụ thể từ ngân sách Nhà nước. Quy định rõ cơ quan thường trực triển khai, trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, Địa phương trong việc triển khai thực hiện trợ giúp xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ làm công tác TGXH của tỉnh.

Một phần của tài liệu Trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)