9. Cấu trúc của luận án
3.3.3. Về phía cha mẹ học sinh
3.3.3.1. Cha mẹ phải nhận thức đúng về bản chất học kém cụ thể của con mình
Hầu hết phụ huynh của những học sinh CPTRG đều nhận thấy việc học của con cái họ là "có vấn đề", nhưng không hiểu được nguyên nhân của vấn đề. Giải pháp của phụ hunh học sinh cho những "vấn đề" ở trẻ thường xuất phát từ sự kỳ
vọng, sự sốt ruột ... về thành tích học tập của con cái. Vì thế giải pháp không những
không đem lại hiệu quả mà thậm chí đã làm cho tình hình càng trở nên trầm trọng
hơn. Đứa trẻ trở thành nạn nhân của việc học thêm nhồi nhét; "ngơ ngác" trước các yêu cầu của các lớp học khác nhau và các giáo viên khác nhau. Điều này ít nhiều
quả và để huy động sựủng hộ của phụ huynh học sinh, bằng hình thức nào đó, cần giúp phụ huynh hiểu biết đúng bản chất của việc học kém ở con cái họ để từ đó có thái độ phù hợp.
3.3.3.2. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa phụ huỳnh học sinh với giáo viên và nhà trường
Sự phối hợp của phụ huynh trước hết có tác dụng thống nhất và củng cố thêm các tác động DCT khi họ hướng dẫn trẻ học ở nhà. Không hiếm những trường hợp, cha mẹ học sinh quá chiều con, đến mức học sinh dù nhỏ tuổi nhưng tự cho mình quyền “thích thì mới làm”. Hệ quả là, ở trên lớp, với yêu cầu nghiêm túc từ
phía giáo viên, học sinh chấp hành đúng qui trình cần thiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng về nhà, mọi sự lại “đảo ngược” theo ý thích của trẻ, nên các kỹ năng vừa mới chớm hình thành lại bị xoá bỏ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng một
cách đáng kể đến hiệu quả DCT. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của những học sinh này càng ngày càng kém xa với những học sinh cùng mức ở “đầu vào”, các biểu hiện của rối loạn hành vi ngày càng gia tăng gây cản trở rất lớn đối với học tập nói chung cũng như việc đáp ứng yêu cầu của DCT.
Xuất phát từ thực tế trên đã cho thấy, DCT rất cần sự thống nhất, hiểu biết và chia sẻ từ phía phụ huynh về quan điểm cũng như các nguyên tắc cần đảm bảo trong quy trình DCT. Sự phối hợp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và làm rút ngắn về thời gian cho việc bình thường hóa chức năng bị rối loạn ở học sinh CPTRG.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở thăm khám lâm sàng tâm lý thần kinh đối với học sinh tiểu học CPTRG cho thấy, dựa vào định khu CPT các vùng chức năng não có thể phân chia rối loạn đọc hiểu ở học sinh theo các dạng với các cơ chế khác nhau. Với mỗi
trường hợp trong mỗi dạng, lại phản ánh một bức tranh riêng về sự rối loạn đọc hiểu. Nói cách khác, khó khăn đọc hiểu của học sinh tiểu học CPTRG thể hiện ở các hội chứng với các triệu chứng rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ và tính chất CPTcác vùng chức năng não ở mỗi đứa trẻ.
Kết quả thu được sau DCT đọc hiểu đối với các trường hợp nghiên cứu cho thấy:
- Ở học sinh CPT chức năng các vùng não cấp III phía trước được xác định những khó khăn trong đọc hiểu xuất phát từ rối loạn hành vi gây sao nhãng, mất tập
trung chú ý. Các tác động DCT được thiết kế hướng tới mục đích chuyển việc đọc của học sinh việc đọc từ không có ý thức lên thành mức độ có ý thức. Sự tiến bộ của học sinh sau 3 tháng theo học lớp học chỉnh trị đã phản ánh sự đáp ứng hiệu quả của
các tác động được thiết kế đối với các trường hợp CPT chức năng vùng não cấp III phía sau.
- Dựa vào kết quả thu được từ các trường hợp nghiên cứu DCT đọc hiểu thuộc nhóm CPT chức năng vùng não cấp III phía sau có thể khẳng định, có sựảnh
hưởng của các tác động DCT. Với các phương pháp tác động trong DCT đọc hiểu
được thiết kế đã chỉnh trị được các rối loạn trong phân tích các quan hệ trực quan lẫn các quan hệ biểu trưng - tức là khắc phục được nguyên nhân trực tiếp của những
khó khăn đọc hiểu ở các trường hợp nghiên cứu.
Với các tác động DCT đọc hiểu đã được thiết kế, việc triển khai có sự khác nhau về nhịp độ, về thời gian dạy (dài hay ngắn) và hiệu quả đạt được cũng không như nhau ở từng em, tùy thuộc vào cơ chế và mức độ CPT của chúng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ