Về phía nhà trường và giáo viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 154 - 156)

9. Cấu trúc của luận án

3.3.2. Về phía nhà trường và giáo viên

3.3.2.1. Nhà trường và giáo viên phi có nhn thức đúng về bn cht ca hin

tượng khó khăn học tp ca hc sinh

Các thông tin thu được qua trò chuyên trao đổi từ phía nhà trường và giáo viên tiểu học đều phản ánh chung một sự đánh giá là "những học sinh này không thể

học được". Đây cũng chính là lí do của tình trạng các em đang bị xếp vào diện "ngoài luồng" để không ảnh hưởng đến thành tích của giáo viên và nhà trường. Sự

nhận thức chưa đúng về những khó khăn trong học tập của học sinh chính là nguyên nhân của những hạn chế về phối hợp, ủng hộ của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức DCT của đề tài luận án đã gặp phải trong thời gian đầu. Tình trạng, không bố trí được phòng cho lớp học chỉnh trị, giáo viên không cho học sinh rút về lớp học chỉnh trị vì lí do "đã học kém lại càng thêm hổng kiến thức thêm" (vì thiếu bài hôm đó - lí do của giáo viên chủ nhiệm lớp 2C)... đã làm cho lớp học chỉnh trị không triển khai được một số buổi ở giai đoạn đầu. Về sau, với sự tiến bộ

của học sinh đạt được, được giáo viên và nhà trường xác nhận, lớp học chỉnh trị của

đề tài luận án đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình, không chỉ bằng tinh thần, mà cả sự giúp đỡ rất cụ thể về cơ sở vật chất, sự quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

3.3.2.2. Phi có chủ trương, kế hoch can thip h tr cho hc sinh hc kém t

phía nhà trường và giáo viên

Như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, học sinh CPTRG hoàn toàn có thể

theo học được chương trình phổ thông nếu được phát hiện và hỗ trợ kịp thời về mặt

sư phạm. Sử dụng phương pháp đặc thù của TLH TK sẽ giúp xác định được những học sinh nào trong số học kém thì có thể dạy để các em học được. Mặt khác, giáo viên tiểu học là những người được đào tạo ra để dạy cho trẻ phát triển đúng độ tuổi. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân gây cản trở việc tiếp thu tri thức cũng như việc dạy

cho những học sinh còn khả năng học tập rất cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn (sàng lọc phát hiện, chẩn đoán và chỉnh trị). Những chủ trương, kế hoạch từ phía nhà trường và sự phối hợp với các nhà chuyên môn nhằm tìm giải pháp giúp

đỡ về mặt sự phạm để học sinh có thểvượt qua những khó khăn trong học tập sẽ là cách tốt nhất làm hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học của học sinh trong các nhà

trường phổ thông.

3.3.2.3. Những điều kin v nhân cách của người giáo viên DCT

Như chúng ta đã biết, dạy cho những học sinh "có vấn đề" về nhận thức (học kém) là việc dạy học mất nhiều thời gian, công sức hơn bởi nó đòi hỏi sự chú ý riêng của giáo viên đối với từng học sinh và sự thay đổi linh hoạt hợp lý, tùy thuộc vào từng "ca" cụ thể. Với học sinh CPTRG, sự CPT một vài vùng chức năng của vỏ não sẽ làm cho các em chậm chạp, lúng túng, khó khăn, thậm chí không giải quyết được các nhiệm vụ học tập và được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt, những rối loạn đọc hiểu ở học sinh CPTRG gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý các

thông tin nghe được, đọc được, làm hạn chế khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân, từ đó các em khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của cô giáo hay phối hợp với bạn bè để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thực tế tiến hành DCT phục vụ cho đề tài nghiên cứu đã cho chúng tôi các trải nghiệm khác nhau về cảm xúc với những học sinh này, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực như: bực bội, nhàm chán, muốn bỏ cuộc, thất vọng.... trước sự chậm chạm, lúng túng, mất tập trung, nói trước quên sau và các biểu hiện rối loạn hành vi khác ở học sinh. Tuy nhiên, cũng trong quá trình tổ chức DCT, chúng tôi cũng được kiểm chứng khuyến cáo của WHO và các kết quả

nghiên cứu của các nhà TLH nhiều nước trên Thế giới, đó là những trẻ CPTRG hoàn toàn có thể theo học được ở các nhà trường phổ thông bình thường, nếu chúng được phát hiện sớm và nhận được sự hỗ trợ phù hợp, kịp thời.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, bên cạnh việc tiến hành các tác động trong DCT, giáo viên còn phải chú trọng để phát hiện và hiện thực hoá các khả năng, tiềm năng

phát triển của từng em; Phát triển các đặc điểm cá nhân mỗi em như: hứng thú, năng

thuận lợi cho sự phát triển của trẻ; Giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời về mặt tâm lí cho cả

học sinh, phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, cần phải có các hình thức tập huấn để trang bị những hiểu cần thiết

cho giáo viên để họ hiểu, thông cảm và chia sẻ với học sinh một cách tốt nhất. Như

phần trên đã phân tích, trong lớp học và trong quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè cùng trang lứa, những học sinh này luôn có cảm giác bản thân mình yếu kém hơn so với bạn bè do những trải nghiệm về sự thất bại trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập.

Các em thường biểu hiện tự ti, rụt rè, nhút nhát và ngại tiếp xúc. Những đặc trưng đó của học sinh đòi hỏi người đối diện phải khéo léo, “nghệ thuật” để có thể đi vào

thế giới bên trong của các em. Sự khéo léo và nghệ thuật thể hiện ở việc biết tạo ra những tình huống “có vấn đề” vừa sức với trẻ, hỗ trợ một cách phù hợp để các em thành công trong các tình huống đó và đưa ra sự động viện khích lệ kịp thời nhằm tạo động cơ, niềm tin và hứng thú học tập cho trẻ. Tất cả các công việc của người giáo viên khi tiến hành DCT đỏi hỏi ở họ những nét rất riêng trong nhân cách bên cạnh những nét đặc trưng của nhân cách nhà giáo. Các kiến thức nền tảng của người giáo viên giúp họ thiết kế bài học và tổ chức triển khai DCT đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu về cách thức tiến hành. Không kém phần quan trọng để thành công trong DCT là những phẩm chất nhân cách của người giáo viên như tính kiên trì, tính thẳng thắn, công bằng và đồng cảm, tế nhị, khéo léo trong ứng xử với học sinh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)