NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 70 - 102)

9. Cấu trúc của luận án

2.1.NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện suốt quá trình giải quyết những vấn đề của luận án, nhưng thời gian tập trung tiến hành nghiên cứu chính từ tháng

12/2011 đến tháng 9/2013.

2.1.1. Mục đích

Nghiên cứu lý luận nhằm xác định những cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu. Đề tài luận án tiến hành hệ thống hóa các vấn đề về phương pháp luận trong

các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập đến khó khăn đọc

hiểu ở HSTH CPTRG và DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG, từ các quan điểm và

phương pháp tiếp cận khác nhau. Từ đó, xây dựng các khái niệm, quan điểm nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, khái quát đặc điểm của đối tượng nghiên cứu,

xây dựng mô hình lý thuyết của đề tài.

2.1.2. Nhiệm vụ

- Tham khảo và tổng quan một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chỉ ra những thành quả, những khoảng trống trong nghiên cứu về khó khăn đọc và đọc hiểu.

- Trình bày và phân tích một số lý thuyết của TLH TK về các chức năng tâm lý cấp cao nói chung và đọc hiểu nói riêng

- Xây dựng khung lý thuyết về TLH TK cho việc nghiên cứu khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG

- Xây dựng cơ sở TLH TK cho việc tổ chức quá trình DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG.

2.1.3. Nội dung

- Lịch sử nghiên cứu về rối loạn đọc và đọc hiểu, các mô hình và biện pháp dạy khắc phục rối loạn đọc hiểu ở HSTH.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan như khó khăn về đọc và

đọc hiểu, CPTRG, DCT. Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề như cấu trúc tâm lý của việc đọc; phân tích việc đọc và đọc hiểu dưới góc độ TLH TK; mô tả các rối loạn khác nhau có liên quan đến đọc hiểu khi CPT các vùng chức năng não cũng như những chức năng còn được bảo tồn trong giới hạn bình thường. Tất cả những vấn đề lí luận vừa nêu trên đã được trình bày trong chương 1 của luận án.

- Từ khung lý luận, xác lập quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG từ góc độ TLH TK.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành

Nghiên cứu lí luận của đề tài luận án được tiến hành bởi các phương pháp

nghiên cứu văn bản, tài liệu

Mục đích: khái quát hóa các nghiên cứu về khó khăn đọc và đọc hiểu, CPTRG, các mô hình dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu để xây dựng phần lí luận của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.

Cách thức tiến hành: trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát các nghiên cứu

trước đây về khó khăn đọc và đọc hiểu, CPTRG, các mô hình dạy cho trẻ có khó

khăn về đọc và đọc hiểu, chúng tôi xây dựng khái niệm công cụ của đề tài như: khái

niệm đọc hiểu và đọc hiểu dưới góc độ TLH TK, CPTRG, DCT và DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG; tiến hành chẩn đoán định khu CPT và xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu và cơ chế bù trừ tương ứng trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành sưu tập, phân loại và hệ thống hoá các tài liệu (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga) đã được công bố và một số tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Nghiên cứu thực tiễn chủ yếu được thực hiện qua hai giai đoạn: thực nghiệm xác định và thực nghiệm hình thành.

2.2.1. Mục đích

Tìm hiểu cơ chế CPT gây khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG, xác định cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế bù trừ và thiết kế, thử nghiệm các tác động bù trừ trong DCT nhằm giúp học sinh khắc phục khó khăn đọc hiểu.

2.2.2. Nhiệm vụ

- Tiến hành sàng lọc phát hiện và chẩn đoán chuyên sâu để xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu ở học sinh CPTRG

- Phân tích hội chứng tâm lý thần kinh ở mỗi dạng CPTRG có khó khăn đọc hiểu, từ đó thiết kế các tác động bù trừ chức năng phù hợp với cơ chế của mỗi dạng từ góc độ TLH TK

- Thực nghiệm DCT đọc hiểu và phân tích đánh giá kết quả tác động DCT đối với sự tiến bộ về đọc hiểu ở học sinh tham gia thực nghiệm

2.2.3. Nội dung

- Tiến hành phân chia các dạng khó khăn đọc hiểu ở HSTH CPTRG dựa trên

cơ chế CPT các vùng chức năng trên não và phân tích các hội chứng tâm lý thần kinh ở mỗi dạng

- Xác định cơ chế bù trừ phù hợp đối với mỗi dạng khó khăn đọc hiểu của học sinh CPTRG.

- Tổ chức DCT trên một số dạng để xem xét đánh giá tính khả dụng của các

tác động DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG .

2.2.4. Phương pháp và cách thức tiến hành

Nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận án được tiến hành với các phương pháp

nghiên cứu như sau:

2.2.4.1. Phương pháp quan sát

Mục đích: Thu thập dữ liệu định tính một cách khách quan những biểu hiện của học sinh trong quá trình thực hiện các test, trong giờ học ở lớp học bình thường và lớp học chỉnh trị, trong quá trình giải bài tập và đọc bài.

Nguyên tắc quan sát: Đảm bảo tính tự nhiên khi quan sát, không làm ảnh

hưởng đến tâm lý học sinh, giáo viên và tiến trình giảng dạy, học tập.

Cách tiến hành:

- Quan sát học sinh trong quá trình thực hiện các test từ tác phong, tư thế cho

đến các biểu hiện

- Quan sát học sinh trong giờ học trên lớp: chúng tôi tiến hành dự giờ ở các môn học Tiếng Việt và Toán trong đó bao gồm cả loại tiết giảng bài mới và loại tiết

luyện tập. Tổng số tiết học chúng tôi dự giờ là 10 tiết. Mỗi tiết học có thời gian là 35 phút.

- Tiến hành quan sát học sinh trong các buổi học chỉnh trị: Học sinh tham gia học chỉnh trị được theo dõi trong toàn bộ đợt học. Ở mỗi buổi học, chúng tôi tiến

hành quan sát biểu hiện của học sinh từ khi có mặt tại lớp học chỉnh trị cho đến lúc

trở về lớp thường (hành vi, lời nói, thái độ, tốc độ phản ứng, số lỗi sai, số lần luyện

tập....). Tổng số buổi học chỉnh trị chúng tôi tiến hành quan sát là 20 buổi, mỗi buổi

kéo dài khoảng 90 phút.

Các thông tin quan sát được ở học sinh được ghi lại cẩn thận theo mẫu biên bản quan sát đã soạn thảo sẵn.

2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu

được từ khảo sát thực tế trên diện rộng.

Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị rõ ràng theo các vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm, bao gồm: Thông tin về học sinh, hoàn cảnh gia

đình, quan hệ của học sinh với bạn bè, thầy cô; thành tích học tập, nề nếp và thói quen học tập trên lớp và ở nhà, tiền sử của học sinh....

Nguyên tắc phỏng vấn: Trong phỏng vấn sâu chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở để cha mẹ học sinh và giáo viên có thể trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp theo ý muốn chủ quan. Buổi phỏng vấn được tiến hành như buổi nói chuyện, trao đổi về cuộc sống học tập, sinh hoạt của học sinh ở nhà trường và

Yêu cầu:

+ Khéo léo, tế nhị trong quá trình tiếp xúc với đối tượng.

+ Nội dung trao đổi dựa theo nội dung xây dựng chân dung tâm lý về học sinh

+ Ghi lại những biểu hiện và nội dung trả lời của đối tượng.

Cách thực hiện:

* Với học sinh: Trò chuyện với từng học sinh trong các giờ nghỉ nhằm tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề cụ thể.

* Với giáo viên: Không chỉ trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm lớp của

những học sinh được chọn nghiên cứu mà còn tiến hành trao đổi với giáo viên phụ trách Đội và Ban giám hiệu nhà trường

* Với cha mẹ học sinh: Trao đổi với một số cha mẹ để tìm hiểu thêm về sinh

hoạt, học tập và các thông tin cần thiết khác của học sinh

2.2.4.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các kết quả thực hiện test, các bài làm, bài kiểm tra, bài thi của

học sinh nhằm thu thập các số liệu phản ánh khả năng lĩnh hội tri thức của HSTH CPTRG và xem xét sự biến đổi của học sinh để bổ sung cho việc phân tích kết quả

thực nghiệm.

Cách tiến hành: Xem xét vở ghi, vở bài tập của học sinh cũng như sổ điểm,

sổ theo dõi thi đua của lớp, hồ sơ học sinh...

2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực tâm lý

học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn ở bậc tiểu học có liên quan trực

tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Cách thức tiến hành: Xin ý kiến một số chuyên gia tâm lý và các giáo viên tiểu học có kinh nghiệm về việc lựa chọn thiết kế các bài tập được sử dụng để kiểm tra đánh giá và tác động bù trừ trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG.

2.2.4.5. Phương phápnghiên cứu trường hợp

Mục đích: Việc sử dụng và thực hiện phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm mô tả những khó khăn về đọc hiểu của một HSTH CPTRG cụ thể và những

biến đổi có được sau các tác động của DCT đọc hiểu. Kết quả nghiên cứu trường hợp bổ sung, minh họa thêm cho những kết quả nghiên cứu thu được từ các

phương pháp nghiên cứu định lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu trường hợp được tiến hành với các nội dung: + Xây dựng chân dung của HSTH CPTRG về các mặt:

- Các thông tin và đặc điểm về cá nhân học sinh và gia đình có liên quan. - Hình ảnh lâm sàng của học sinh

- Hình ảnh tâm lý của học sinh

- Hình ảnh tâm lý thần kinh của học sinh

+ Mô tả tiến trình và phân tích những biến đổi dưới ảnh hưởng của các tác

động bù trừ trong thực nghiệm DCT đọc hiểu

Nghiên cứu trường hợp được thực hiện trên bốn học sinh:

1) Nguyễn Minh Ph. N, sinh năm: 2006, giới tính : Nam, học sinh lớp 2,

trường TH Hồng Sơn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

2) Nguyễn X.T, sinh năm: 2006, giới tính : Nam, học sinh lớp 2 trường TH Hồng Sơn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

3) Hoàng D.Th, sinh năm: 2005, giới tính : Nữ, học sinh lớp 2 trường TH Hồng Sơn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

4) Nguyễn Ng. A, sinh năm: 2006, giới tính : Nữ, học sinh lớp 2 trường TH Hồng Sơn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

Cách tiến hành

Trong số học sinh CPTRG được chọn nghiên cứu, chúng tôi chỉ lựa chọn những học sinh có hồ sơ phản ánh đầy đủ thông tin về toàn bộ tiến trình nghiên cứu của đề tài luận án (là những học sinh tham gia đầy đủ từ đầu đến cuối của quá trình nghiên cứu) để nghiên cứu trường hợp. Các trường hợp nghiên cứu được mô tả trường diễn về toàn bộ quá trình, trên cơ sở đó xem xét, đánh giá về sự biến đổi của học sinh CPTRG dưới tác động của DCT đọc hiểu

2.2.4.6. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản của đề tài. Với mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện 2 dạng thực nghiệm gồm thực nghiệm xác định và thực nghiệm

2.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH

Giai đoạn này được tiến hành vào khoảng thời gian từ 9/2013 đến 11/2013.

2.3.1. Mục đích

- Phát hiện HSTH CPTRG đang học tập trong các lớp học bình thường ở nhà

trường tiểu học

- Tìm hiểu cơ chế CPT ở HSTH CPTRG và sự liên quan của các cơ chế đó đến việc đọc hiểu

2.3.2. Nhiệm vụ

- Tiến hành sàng lọc phát hiện học sinh CPTRG bằng test Gille

- Tiến hành chẩn đoán chuyên sâu để xác định cơ chế gây khó khăn đọc hiểu bằng test Luria - 90

2.3.3. Nội dung

- Đánh giá mức độ phát triển trí tuệ của HSTH để xác định trẻ CPTRG

- Xác định định khu CPT các vùng chức năng ở HSTH CPTRG và tiến hành phân loại dựa trên cơ sở định khu

- Phân tích các hội chứng tâm lý thần kinh để làm rõ các biểu hiện khó khăn đọc hiểu ở các dạng CPTRG

2.3.4. Cách thức tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nghiên cứu nội dung này đề tại luận án lựa chọn phương pháp trắc

nghiệm. Thực nghiệm xác định được tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: Sàng lc - phát hin HSTH CPTRG

Mục đích: Sàng lọc phát hiện những HSTH có vấn đề về nhận thức (IQ ở mức CPTRG) và loại trừ các trường hợp học sinh phát triển bình thường và CPT trí tuệ.

Nội dung: đánh giá trình độ trí lực và kiến thức của học sinh thông qua đánh

giá các thao tác so sánh, phân loại, nhận thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời gian, khả năng tri giác các vật thể, khả năng suy luận lôgic, khả năng khái quát hóa trực quan trong các bài tập.

Công cụ: Trong đề tài luận án, test Gille được sử dụng với mục đích nghiên

Test trí tuệ đa dạng Gille được lựa chọn làm công cụ nghiên cứu ở bước này bởi lí do sau:

+ Test Gille có thể đánh giá trình độ trí lực và kiến thức của học sinh từ 6 - 12 tuổi thông qua đánh giá các thao tác so sánh, phân loại, nhận thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời gian, khả năng tri giác các vật thể, khả năng suy luận lôgic, khả năng khái quát hóa trực quan - đây cũng là những thao tác và những khả năng cơ bản và quan trọng đối với việc học - lĩnh hội tri thức ở học sinh tiểu học. Do vậy nội dung các bài tập của Test Gille phù hợp với nội dung cần nghiên cứu (được dùng để chọn lọc học sinh có vấn đề nhận thức) và khách thể cần nghiên cứu của đề tài (học sinh tiểu học).

+ Test Gille được giới thiệu, thích nghi hóa trong nghiên cứu trí tuệ của trẻ

em Việt Nam từ năm 1990. Mọi sự vật được mô tả trong các bài tập của Test Gille gần gũi với đời sống hằng ngày của trẻ Việt Nam.

Test trí tuệ đa dạng do nhà TLH Pháp Rơnê Gille soạn thảo năm 1944, dựa

trên cơ sở lý luận phát sinh nhận thức trẻ em của J.Piaget. Sau đó, Test Gille được các nhà TLH thuộc Uỷ ban dân số quốc gia Pháp định chuẩn trên 9500 trẻ em từ 6 - 14 tuổi thuộc các thành phần con em nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức cao cấp... trong thời gian 10 năm. Năm 1954, Test Gille được sử dụng rộng rãi ở Pháp và một số nước để chẩn đoán trí tuệ của trẻ em từ 6 -12 tuổi. Từ năm 1990 đến nay,

để nghiên cứu tìm hiểu tâm lý trẻ em Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đã sử

dụng Test Gille làm phương tiện.

Nội dung và cấu trúc Test Gille gồm 62 bài tập [25]. Phân tích nội dung và chức năng của các bài tập này, có thể chia thành 5 nhóm như sau:

A/ Nhóm các bài tập tìm hiểu khả năng xác lập quan hệ không gian của các sự vật của trẻ em.

Thực chất là tìm hiểu khả năng hình thành biểu tượng vị trí không gian của một vật thể trong mối quan hệ với các vật thể khác hoặc với chính chủ thể học sinh. Các quan hệ được đề cập ở đây là các phạm trù: trong - ngoài; trên - dưới; phải - trái... Hệ thống các bài tập được cấu trúc theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ một quan hệ đến phức hợp các quan hệ giữa các sự vật.

B/ Nhóm các bài tập tìm hiểu thao tác khái quát hoá:

Đây là các bài tập xác định khả năng phân loại (gộp và trừ) của các nghiệm thể. Yêu cầu của chúng là trẻ em phải có vốn hiểu biết qua kinh nghiệm sống về

công dụng, tính chất, hình dạng của các sự vật, định danh được chúng, so sánh, đối

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 70 - 102)