Kết quả thực nghiệm hình thành

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 133 - 135)

9. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Kết quả thực nghiệm hình thành

Với thời gian học chỉnh trị của học sinh còn ít (thực nghiệm được tiến hành trong thời gian gần 3 thành của học kỳ II) nên chưa có thể đo được kết quả thực nghiệm về mặt định lượng. Kết quả của thực nghiệm DCT đọc hiểu có thể được

đánh giá về mặt đính tính qua các phương diện sau:

- Kết quả làm bài của học sinh: so sánh bài làm của học sinh tại hai thời điểm

trước và sau thực nghiệm cho thấy:

+ Trước thực nghiệm DCT 100% số học sinh này có kết quả làm bài không

đạt yêu cầu. Ở các bài tập liên quan đến đọc hiểu (như các bài tập về viết câu, phân tích câu theo mẫu câu đã học, kể lại câu chuyện theo tranh, các bài tập đọc hiểu, phân môn tập làm văn), học sinh đều không hoàn thành được. Phần đọc trơn thuộc phân môn Tập đọc, các em mắc rất nhiều lỗi khi đọc bài. Ở môn Toán, học sinh không biết tóm tắt và không giải được các bài toán có lời văn do không hiểu được

đầu đề. Bên cạnh đó, còn có một số hạn chế khác ở những học sinh tham gia thực nghiệm như chưa hình thành các thao tác trí tuệ phản ánh qua việc làm tính cộng (+) hoặc trừ (-) trong phạm vi 10 phải dùng trợ giúp của các “ngón tay”- các công cụ được vật thể hoá (Theo Galperin); không thực hiện được bài tập “dãy tính” và lúng túng với các phép tính có nhớ. (xin tham khảo phụ lục phiếu học tập số 1 ở hồ sơ các trường hợp).

+ Kết quả làm bài của học sinh sau đợt học chỉnh trị mặc dù chưa thực sự

cao nhưng đã cho thấy có sự tiến bộ đáng kể của các em. Biểu hiện rõ nhất của sự

cải thiện đọc hiểu là học sinh có thể viết được câu và phân tích câu theo các mẫu

câu đã học; biết tóm tắt và giải các bài toán có lời văn trên cơ sở hiểu được đầu đề, trả lời được các câu hỏi đọc hiểu sau mỗi bài tập đọc... Nhìn chung, học sinh đã tiến

hành có kết quả các bài tập Tiếng Việt ở tất cả các phân môn (Tập đọc, Luyện Từ

và câu, Tập làm văn). (xin tham khảo phụ lục phiếu học tập số 2 ở hồ sơ các trường hợp). Quan trọng hơn cả là học sinh biết cách làm bài và chủ động để giải quyết các bài tập.

- Xem xét ở phương diện khác, cũng nói lên kết quả của thực nghiệm DCT. Tại thời điểm bắt đầu tiến hành thực nghiệm DCT, theo đánh giá của giáo viên chủ nhiệm lớp, đây là những học sinh học kém, không tiếp thu được bài, lười học, thậm chí có trường hợp, giáo viên chủ nhiệm lớp đã kết luận là "không học đươc"

(nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp về trường hợp Nguyễn Minh. Ph. N). Về

phía phụ huynh học sinh, họ cũng thừa nhận con em của họ đang thực sự khó khăn

với việc học, đặc biệt là họ đang "bất lực" đối với việc kèm cho con học (phụ

huynh em Nguyễn Ng. A đã tâm sự); "cả mẹ và ông bà đều không kèm cháu học

được" (chia sẻ từ bà ngoại của em Nguyễn Minh Ph. N). Đặc biệt, quan sát trong các giờ học và qua trò chuyện, có thể nhận thấy các em không có hứng thú, thiếu sự tập trung chú ý; chậm, lúng túng, thiếu tự tin và rất khó khăn khi thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ học tập. Với chương trình bao gồm các thao tác theo một trật tự được thiết kế sẵn cùng với sự hỗ trợ của các công cụ có chức năng vật thể hóa trong DCT, các nhiệm vụ học tập trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn, vì thế học sinh có thể giải quyết có kết quả đối với các bài tập. Điều này không chỉ làm cho kết quả làm bài tốt hơn mà còn có tác dụng giúp các em kiểm soát được công việc của mình, thích thú và tự tin hơn với các nhiệm vụ học tập. Sự tiến bộ trong học tập nói chung và sự cải thiện về đọc hiểu của học sinh sau thực nghiệm DCT cũng được giáo viên và phụ huynh xác nhận. Đồng thời một số cách thức tác động cụ

thể đối với từng trường hợp cũng được giáo viên và phụ huynh học sinh tiếp nhận sự chuyển giao một cách hào hứng.

- Tổng hợp kết quả từ quan sát, trò chuyện, tìm hiểu và phân tích bài làm của học sinh tại hai thời điểm trước và sau thực nghiệm DCT đọc hiểu trên tất cả các

trường hợp, cho phép đánh giá sự tiến triển của học sinh về nhiều mặt, trong đó có

bắt đầu tiến hành thực nghiệm, được đánh giá với những đặc điểm như "đã học kém lại rất lười học", (nhận xét của cô giáo chủ nhiệm về trường hợp học sinh Hoàng O.Th); "rụt rè, nhút nhát, ít nói chuyện, tiếp xúc với các bạn; trong giờ học, có gọi

đến thì mới trả lời nhưng nói rất nhỏ, ấp úng..." (nhận xét của cô giáo chủ nhiệm về trường hợp học sinh Nguyễn Ng.A); "tiếp thu bài chậm, lười viết, lười đọc..." (nhận xét của cô giáo chủ nhiệm về trường hợp học sinh Nguyễn X.T). Trong các buổi học chỉnh trị, với các nhiệm vụ học tập vừa sức, được hướng dẫn và hỗ trợ từ phía giáo viên, những biểu hiện trên mờ nhạt dần sau mỗi lần học sinh thực hiện nhiệm vụ có kết quả. Trên cơ sở được động viên khích lệ, được hỗ trợ trong hoc tập, học sinh trở nên tích cực, tự giác hơn trong học tập; giao tiếp hòa nhập hơn với thầy cô giáo và bạn bè. Điều quan trọng nhất là học sinh không còn chán học, sợ và né tránh việc học như trước đây.

Dạo này cháu thay đổi rất nhiều, chúng tôi cũng thấy phấn khởi. Đi

học về hay kể chuyện ở trường có vẻ vui lắm, đặc biệt là kể về các buổi được học ở phòng họp của các thầy cô (buổi học chỉnh trị); học bài ở

nhà một cách thích thú và tích cực hơn, thậm chí còn khoe với bố mẹ

"con cũng biết làm bài này".

(Ghi chép trò chuyện với phụ huynh học sinh Nguyễn Ng.A ngày 24/4/2014)

- Về kết quả kỳ thi cuối năm (sau DCT) cũng phản ánh sự tiến bộ của học sinh: tất cả các em đều được lên lớp một cách xứng đáng (xin tham khảo bảng điểm của học sinh ở phần phụ lục 1).

Nhìn chung, sự tiến bộ của học sinh về các mặt đã cho thấy có sựảnh hưởng

đáng kể của các tác động DCT đọc hiểu đã được thiết kế đối với HSTH CPTRG. Kết quả về mặt định tính của thực nghiệm đã cho phép nói lên hướng chỉnh trị được thiết kế là hoàn toàn phù hợp cho từng trường hợp này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)