Các yếu tố ảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 63 - 70)

9. Cấu trúc của luận án

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG

Quá trình tổ chức DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG có thể bị chi phối bởi các yếu tố về phía học sinh, về giáo viên và nhà trường, về phía cha mẹ học sinh. Những yếu tố này có thểảnh hưởng tích cực làm tăng hiệu quả của DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG, nhưng, trong nhiều trường hợp, chúng trở thành những cản trở

cho việc tổ chức DCT.

Sơ đồ 1.1. Các yếu tốảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG

Về phía nhà trường DCT đọc hiểu Về phía học sinh Về phía cha mẹ học sinh Về phía giáo viên

1.3.4.1. V phía hc sinh

- Đặc điểm của dạng CPTRG và hội chứng đọc hiểu ở học sinh.

Việc đọc hiểu có thể bị rối loạn do CPT ở nhiều vùng não khác nhau, trong đó,

sự khác nhau về định khu CPT sẽ phản ánh các cơ chế khó khăn đọc hiểu khác nhau của mỗi học sinh, đồng thời đòi hỏi sự khác nhau về cơ chế bù trừ. Tuy nhiên không tránh khỏi những trường hợp trạng thái CPT định khu đồng thời ở vài vùng khác nhau trên não, do đó, CPTRG không phải chỉ biểu hiện một cách riêng rẽ theo từng dạng, mà có những biểu hiện rối loạn đan xen giữa dạng này với dạng kia. Tình trạng này ở đứa trẻ sẽ làm tăng thêm sự đa dạng về các triệu chứng và sự phức tạp của hội chứng, kéo theo sự hạn chế về khả năng bù trừ trong quá trình tác động DCT để hình thành hệ thống chức năng mới điều khiển việc học đọc ở các em. Chẳng hạn: nhiều học sinh thể hiện đồng thời các lỗi như: 1/ Lỗi do chưa có chương trình hành động ghi nhớ và

chương trình lại không được điều hành với kiểm tra của ý thức, vì vậy số lượng hình thể đã tái hiện được đúng và những hình thể đã tái hiện sai ở lần trước không có tác dụng định hướng cho học sinh khi các em được người làm thực nghiệm cho xem lại mẫu, mặc dù trẻ phát hiện ra lỗi trong hình thể tái hiện lại nhưng vẫn lặp lại lỗi nhiều lần (thể hiện ở bước 5 của trắc nghiệm); 2/ Có biểu hiện khối lượng ghi nhớ hẹp (kết quả thể hiện ở bước 2); 3/ Loạn ngôn kiểu âm trong ghi nhớ (nhầm lẫn chứ cái và hình thể khi tái hiện các kích thích thị giác - Bước 6a và 6b). Những triệu chứng trên

đây có liên quan đến CPT cả vùng não cấp III phía trước và vùng thái dương của não bộ. Cũng có những trường hợp khó khăn về đọc hiểu có nguyên nhân vừa là sự hạn chế mặt kỹ thuật của việc đọc (do rối loạn mức độ giác động của đọc) vừa do sự

khiếm khuyết nảy sinh ở mức độ ngữ nghĩa ở trẻ.

Đối với những dạng CPT hỗn hợp như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế, triển khai và đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp nhận các tác động DCT của học sinh.

- "Tiềm năng phát triển" (theo quan điểm của L.X. Vưgotxki) của học sinh:

ở trẻ CPTRG, ngoài một vài vùng não CPT so với giới hạn độ tuổi, các vùng chức

trẻ có thể tiến hành được có thể xem là tiềm năng phát triển, được khai thác để làm

cơ sở cho việc bù trừ chức năng trong DCT đọc hiểu. Vì vây, cơ sở càng vững chắc, tiềm năng phát triển càng lớn thì khả năng bù trừ càng lớn - hiệu quả DCT

đọc hiểu càng cao.

- Thái độ, hứng thú học tập và các yếu tố khác trong tâm lý của học sinh. Khó

khăn đọc hiểu của học sinh CPTRG với các triệu chứng của chúng trong lĩnh hội tri thức ít nhiều sẽảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú, thái độ học tập và của các yếu tố khác như: sự tự tin, thói quen... của trẻ. Thông thường, sự hạn chế

về khả năng lĩnh hội tri thức sẽ dần dần làm các em mất tin tưởng vào khả năng của mình, giảm sút sự tự tin sau mỗi lần các em thực hiện nhiệm vụ học tập của mình

không đạt kết quả như nhiều bạn bè khác hoặc do thái độ ứng xử của thầy cô, bạn bè. Điều này đã làm cho các em có các thái độ tiêu cực đối với việc học như chán

học, sợ học hoặc lẩn tránh việc học. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng học sinh CPTRG (học sinh có khó khăn trong học tập) thường có khó khăn trong giao tiếp xã hội (Kavale & Forness, 1996) [7]. Các em trở nên bị cô lập với các bạn đồng trang lứa và ngay cả các thành viên trong gia đình, những người thường tiếp xúc với các

em. Đấy cũng chính là nguyên nhân làm cho các em trở nên có những biểu hiện không bình thường nhưng dưới các dạng khác nhau và biểu hiện cả sự khó khăn

trong việc hợp tác với giáo viên trong việc đáp ứng các yêu cầu của quy trình DCT; Xét về mặt chức năng, những học sinh học kém do CPT chức năng vùng não cấp III

phía trước mà khi hành động không có trật tự, không có hoạch định “trước” trong công việc, thì các em có “chăm chỉ, cần cù” đến mức nào, sự cố gắng chỉnh trị lớn

đến mấy cũng không thể mang lại kết quả mong muốn; Những thói quen làm việc ngẫu hứng, tùy tiện đã hình thành một cách vững chắc ở học sinh sẽ là cản trở đáng

kể về thời gian cho quá trình rèn luyện khả năng "lập trình" trong DCT cho những học sinh vùng não cấp III phía trước.

1.3.4.2. Về phía nhà trường

- Hiện tượng "phân luồng" học sinh trong nhà trường phổ thông:

Trong các nhà trường tiểu học, những học sinh CPTRG luôn có mặt trong

pháp tình thế là các em đã bị xếp vào diện "ngồi nhầm chỗ", “ngoài luồng” và đang

dần mất đi cơ hội học tập (mặc dù khả năng học tập của các em vẫn còn). Những học sinh này thường không tham gia bất cứ kỳ thi nào và cuối năm vẫn được lên lớp theo các bạn cùng lớp; nhà trường không xét theo diện học sinh chính thức, kết quả

học tập của các em này không là minh chứng để xét thi đua cho giáo viên chủ

nhiệm. Điều này sẽ không có tác dụng khích lệ từ phía giáo viên sự tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ, can thiệp đối với những khó khăn học tập của học sinh.

- Các chủ trương, chương trình kế hoạch hỗ trợ về mặt sư phạm từ phía nhà

trường đối với học sinh khó học.

Với sự "phân luồng" phổ biến như hiện nay trong nhà trường sẽ rất khó để có

cơ hội tồn tại các kế hoạch, giải pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh CPTRG nói chung và học sinh có khó khăn đọc hiểu nói riêng. Trong khi đó, việc DCT là công việc kéo dài, thậm chí phải tiến hành thường xuyên, liên tục với học sinh CPTRG. Nếu nhà trường không có kế hoạch và sự hợp tác lâu dài với các nhà tâm lý học đường hoặc coi đây chỉ là "làm cho có", nhất thời, ngẫu hứng thì việc DCT sẽ không đem lại hiệu quả.

1.3.4.3. V phía giáo viên

- Nhận thức, thái độ của giáo viên về trạng thái CPTRG ở học sinh cũng như

những khó khăn do CPTRG

Những khó khăn trong lĩnh hội tri thức do trạng thái CPTRG của học sinh không chỉ làm cho các em tụt lại sau so với các bạn cùng lớp mà còn là "tiêu chí" để tách các em thành nhóm riêng trước các yêu cầu của học tập. Các em vẫn đi học,

nhưng ở trong lớp các em không được dạy (vì cho là không học được) và bằng các hình thức nào đó giáo viên "tạo điều kiện" để cuối năm các em được lên lớp.... Thái

độ và cách cư xử của giáo viên được xuất phát từ việc không hiểu bản chất của việc học kém ở học sinh cụ thể đó là gì. Vì vậy không thể có các giải pháp phù hợp để

hỗ trợ cho trẻ; trong trường hợp cần có sự phối hợp của giáo viên để các lực lượng khác (chẳng hạn như các nhà tâm lý học đường) nhằm giúp đỡ trẻ (dạy chỉnh trị) thì sự nhận thức chưa đúng này sẽ làm hạn chế mức độ của sự phối hợp. Tuy nhiên

cũng không thể quy trách nhiệm về phía giáo viên tiểu học, bởi họ vốn không phải

được đào tạo để dạy các học sinh này.

- Năng lực hiểu học sinh của người giáo viên:

Những trải nghiệm về sự thất bại trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh CPTRG càng làm cho các em tự ti, rụt rè, nhút nhát, ngại tiếp xúc và cảm giác bản thân mình yếu kém hơn so với bạn. Những đặc trưng đó của học sinh đòi hỏi người đối diện phải khéo léo, “nghệ thuật” để có thể đi vào thế giới bên trong của các em. Sự khéo léo và nghệ thuật thể hiện ở việc biết tạo ra những tình huống “có vấn đề” vừa sức với trẻ, hỗ trợ một cách phù hợp để các em thành công trong các tình huống đó và đưa ra sự động viên khích lệ kịp thời nhằm tạo động cơ, niềm tin và hứng thú học tập cho trẻ. Năng lực hiểu học sinh cho phép người giáo viên không chỉ tổ chức các tác động phù hợp với mức độ phát triển hiện có của học sinh mà còn có thể khơi dậy hứng thú học tập ở những học sinh vốn đang "sợ học" và "ngại học".

- Một số phẩm chất nhân cách khác của người giáo viên.

Trạng thái CPTRG đã làm cho học sinh khó khăn, lúng túng, chậm chạm hơn

bạn bè cùng trang lứa trong các nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, các em vẫn có khả

hoàn thành các nhiệm vụ học tập khi có sự can thiệp sư phạm phù hợp (các tác động DCT) từ phía giáo viên. Việc tiến hành các tác động DCT đỏi hỏi ở người giáo viên không chỉ những kiến thức nền tảng và năng lực sư phạm mà còn cần thiết những phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, sự công bằng, sựđồng cảm, tế nhị, khéo léo trong ứng xử... Những phẩm chất này có thể xem là một trong những điều kiện cần thiết để giáo viên có sự tìm kiếm các giải pháp can thiệp giúp đỡ học sinh học kém.

1.3.4.4. V phía cha m hc sinh

Sự nhận thức không đúng của cha mẹ học sinh về bản chất của khó khăn học tập nói chung và khó khăn đọc hiểu nói riêng ở trẻ CPTRG đã làm xuất hiện ở họ các biểu hiện về thái độ và hành vi không phù hợp. Hoặc là, vì quá chiều, quá thương con

nên họ đã che giấu, ngụy biện cho những hạn chế của con mình, thậm chí cho trao cho trẻ "quyền" thích làm gì thì làm để "bù đắp cho những thiệt thòi" của con mình

...; Hoặc là, vì quá kỳ vọng ở con cái, thêm vào đó, nhưng học sinh thuộc diện DCT,

như đã phân tích trên đây, lại biểu hiện rất bình thường trong các hoạt động khác ngoài học tập - điều này đã làm cho các bậc phụ huynh cho rằng chúng đang rất ổn, và họ rất khó khăn để thừa nhận sự đánh giá của giáo viên về tình trạng “có vấn đề” của con cái họ; Cũng không hiếm những trường hợp, vì không hiểu đúng bản chất hay vì lo lắng thái quá trước những hạn chế do trạng thái CPTRG ở trẻ mà chính phụ

huynh lại là người tạo áp lực cho con mình khi bắt trẻ phải học thêm một cách nhồi nhét, quá tải, hậu quả là trẻ trở nên lúng túng với việc đáp ứng yêu cầu của giáo viên với ở mỗi lớp học.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, nhận thức của phụ huynh về bản chất của thực trạng ở con em mình là rất quan trọng, điều này quy định có hay không sự hợp tác của họ và mức độ của sự hợp tác đó với chương trình, kế hoạch DCT.

Chất lượng của DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG chịu sự ảnh hưởng nhất

định của tổ hợp những yếu tố nằm trong chính bản thân đứa trẻ và những yếu tố từ

phía giáo viên, nhà trường và gia đình. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những khó

khăn của trẻ và yêu cầu cần thiết của việc DCT sẽ tạo ra sự phối hợp tích cực giữa

gia đình - nhà trường nhằm giúp đỡ đê học sinh vượt qua khó khăn trong học tập.

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về DCT đọc hiểu cho học sinh tiểu học CPTRG từ góc độ của tâm lý học thần kinh.

Đọc hiểu ở HSTH CPTRG là những rối loạn liên quan đến việc lĩnh hội thông tin của việc đọc có nguyên nhân từ sự CPT các vùng chức năng não. Mỗi dạng khó khăn về đọc hiểu có cơ chế khác nhau thùy thuộc vào định khu CPT của não bộ. Các định khu này có thể đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp vào việc thực hiện mục đích của quá trình đọc: đọc hiểu. Theo đó những khó khăn về đọc hiểu của HSTH CPTRG có thể là khó khăn tiên phát hoặc thứ phát.

DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG là quá trình dạy học điều chỉnh, được tiến

hành dưới hình thức các tác động mang tính chất phù hợp về tính chất cũng như

mức độ CPT các vùng trên não của trẻ. Việc thiết kế và thực hiện các tác động trong DCT đòi hỏi phải xác định chính xác vùng CPT chức năng, gây cản trở cho việc đọc của học sinh, từ đó giúp các em hình thành một hệ thống chức năng mới điều khiển việc đọc để lĩnh hội thông tin phù hợp với sự phát triển của não bộ.

DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG có liên quan với những yếu tố thuộc về

bản thân đứa trẻ và các yếu tố khác từ phía giáo viên, nhà trường và gia đình. Khó

khăn về đọc và đọc hiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với việc lĩnh hội tri thức và để lại hậu quả nặng nề trong sự phát triển đứa trẻ. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2014, việc tổ chức nghiên cứu được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau:

- Tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận và chuẩn bị phương pháp, công cụ

nghiên cứu;

- Tổ chức nghiên cứu thực tiễn, trong đó bao gồm 2 giai đoạn nhỏ hơn:

+ Tổ chức thực nghiệm xác định: sàng lọc phát hiện và chẩn đoán chuyên

sâu trên HSTH CPTRG có khó khăn đọc hiểu.

+ Tổ chức thực nghiệm hình thành: DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG dưới góc độ TLH TK.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)