9. Cấu trúc của luận án
1.2.4. Đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ
lý học thần kinh
Não bộ là cơ quan điều khiển các chức năng tâm lý cấp cao trong đó có đọc hiểu. Sự phát triển trong giới hạn bình thường và đúng độ tuổi của não bộ là điều kiện cần thiết để thực thi việc lĩnh hội thông tin trong quá trình đọc. Do đó, sự CPT một hay vài vùng chức năng trên não so với giới hạn độ tuổi ở trẻ CPTRG là nguyên nhân của những cản trở đối với việc đọc hiểu. Tùy thuộc vào sự định khu của các vùng não CPT, những khó khăn trong đọc hiểu diễn ra theo các cơ chế khác
nhau. Như vậy có thể nói những khó khăn về đọc và đọc hiểu của HSTH CPTRG là những biểu hiện khác nhau của chứng khó đọc (dyslexia).
Theo Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 [89]: chứng khó đọc là một trong những rối loạn đặc trưng về phát triển các kỹnăng học tập.
Phân tích cơ sở tâm lý thần kinh của đọc và đọc hiểu cho thấy, khó đọc, trong đó bao gồm cả những khó khăn về đọc hiểu ở trẻ là một hình thức biểu hiện CPT phức tạp, mang tính hệ thống, có thể nảy sinh ở nhiều khâu, với nhiều mức độ
trong cấu trúc của việc đọc. Đọc hiểu là một hình thức đọc ở mức độ cao, chỉ có thể
diễn ra trên cơ sở đứa trẻ đã biết đọc. Tất cả những điều này cho thấy, khó khăn đọc hiểu có thể nảy sinh do rối loạn chức năng ở các mức độ, các khâu khác nhau của việc đọc ở học sinh CPTRG. Mỗi dạng rối loạn liên quan đến đọc hiểu có thể diễn
đọc hiểu ở HSTH CPTRG cần phải xem xét cụ thể các rối loạn chức năng liên quan đến việc đọc hiểu và mô tả nét đặc trưng trong từng trường hợp khác nhau về định khu CPT của não. Sự xác định chính xác định khu CPT ở học sinh tiểu học CPTRG
có khó khăn đọc hiểu cho phép chúng ta hiểu cơ chế của sự rối loạn, trên cơ sở đó để thiết kế và tiến hành các tác động bù trừ một cách tương ứng trong dạy học đối với trẻ CPTRG, giúp cải thiện đọc hiểu của các em.
Dưới góc độ TLH TK, các nhà nghiên cứu (A.R. Luria, L.X. Xvetcova và các học trò của họ) cho rằng, khó đọc (dyslexia) ở trẻ được thể hiện dưới các hình thức: khó đọc không liên quan đến CPT ngôn ngữ và khó đọc liên quan đến CPT ngôn ngữ. Một quá trình đọc có hiệu quả luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa hai mức độ: cảm giác - vận động (để có thể tiến hành việc đọc trơn) và mức độ ngữ
nghĩa (dẫn đến hiểu nghĩa và ý của thông tin). Vì vậy, khi bất kỳ một khâu nào thuộc một trong hai mức độ trên "có vấn đề" đều làm cho việc đọc hiểu gặp khó
khăn. Từ đó, có thể phân chia các rối loạn chức năng liên quan đến đọc hiểu ở học sinh CPTRG thành 2 nhóm: 1/ Nhóm gồm những rối loạn liên quan đến đọc hiểu với tư cách là hệ quả của rối loạn ngôn ngữ (khó khăn đọc hiểu có liên quan đến CPT ngôn ngữ); 2/ Nhóm gồm những rối loạn liên quan đến đọc hiểu do rối loạn các chức năng tâm lý không liên quan đến ngôn ngữ (khó khăn đọc hiểu không liên
quan đến CPT ngôn ngữ). Các dạng khó khăn đọc hiểu trên có nguyên nhân từ sự
CPT chức năng các vùng trên não.
*Khó khăn đọc hiểu không liên quan đến CPT ngôn ngữ
Các khó khăn đọc hiểu dạng này có nguyên nhân từ những khiếm khuyết ở
khâu phân tích và tổng hợp thị giác, thính giác, các tín hiệu của chữ cái. Khi mà
điều kiện đầu tiên của việc đọc: nhận dạng các chữ cái dưới dạng các tri giác thị
giác - không gian lẫn âm tương ứng của chữ đó không được đảm bảo thì việc học
đọc trở nên khó khăn và ảnh hưởng của nó đến đọc hiểu là điều tất yếu. Trong những trường hợp này, CPT các vùng chức năng não là nguồn gốc của những khó
khăn đọc hiểu ở trẻ. Tuy nhiên, khi CPT định khu tại các vùng khác nhau trên não thì những rối loạn làm cản trở việc đọc hiểu ở trẻ cũng diễn ra theo các cơ chế
Khó khăn đọc hiểu do CPT tri giác - không gian
Trong các tài liệu nghiên cứu về rối loạn đọc đã mô tả nét đặc trưng khi CPT
định khu tại vùng chẩm - đỉnh và vùng chẩm của bán cầu não. Việc đọc của những
đứa trẻ này sẽ khó khăn ngay trong khâu đầu tiên của đọc, đó là khâu nhận dạng chữ cái dưới dạng tri giác thị giác - không gian lẫn âm tương ứng của chữ đó.
Những khó khăn về đọc hiểu ở dạng này nằm trong hội chứng rối loạn quang học - không gian (thị giác - không gian). Sự hạn chế về khả năng đọc thuộc dạng này
được chia thành 2 kiểu:
+ Khó đọc kiểu loạn ngôn âm: biểu hiện khó khăn của trẻ khi phải nhận biết các chữ cái, lẫn lộn các chữ cái có hình ảnh gần giống nhau, tri giác không đúng định hướng không gian hoặc không nhận biết được chữ cái nói chung. Kết quả là trẻ
hoàn toàn không nhận biết được ý nghĩa âm thanh của chữ cái, của chữ cái trong các từ.... Ở góc độ ngôn ngữ học, lỗi tri giác các chữ cái được thể hiện ở việc không có khả năng tìm ra các đặc điểm đặc trưng để từ đó phân biệt được chữ cái này với chữ cái khác. Kết quả là các chữ cái bị mất đi ý nghĩa của chính mình. Cơ chế tâm lý của những khiếm khuyết này thể hiện ở trẻ khó đọc là không có khả năng tri giác
tổng hợp các nét viết cũng như phân tách các dấu hiệu bản chất của chữ cái bằng thị
giác, nên với trẻ các chữ cái đó hoặc là bị mất đi ý nghĩa của nó, hoặc trẻ hoàn toàn không nhận ra chúng. Vì thế, việc đọc chính xác sẽ không được thực hiện và đồng thời việc hiểu chính xác những gì đã được đọc là không thể diễn ra.
+ Khó đọc kiểu loạn ngữ nghĩa: trẻ không có biểu hiện rối loạn tri giác hay không nhận biết chữ cái; khó khăn chính xuất hiện khi trẻ đọc từ: trẻ có thể đọc
đúng các chữ cấu thành từ nhưng không thể liên kết chúng thành một thể trọn vẹn, không thể nhận ra từ, dẫn đến "phỏng đoán" về nghĩa của nó. Rối loạn đọc dạng này
thường là hệ quả của CPT của tổ chức "biểu tượng" các tài liệu thị giác. Với những
đứa trẻ này, việc lĩnh hội thông tin của bài khóa một cách đầy đủ, chính xác - đọc hiểu là điều trở nên khó khăn đối với chúng.
Khó khăn đọc hiểu do CPT chức năng vùng não cấp III phía trước
Những phân tích cơ sở não bộ của hoạt động tâm lý trong các tài liệu đã cho thấy, vùng não cấp III phía trước là cơ sở não của tất cả các quá trình tâm lý
có ý thức, là bộ máy đảm bảo việc lập trình, điều khiển và kiểm soát diễn biến
hành động đang diễn ra [31]. Các nghiên cứu cũng đã mô tả những khó khăn đọc hiểu ở trẻ khi CPT định khu tại các vùng não này: trong hành vi của đứa trẻ khi
đọc thường quan sát thấy tính ỳ chậm luân chuyển ở cấp chương trình. Các lỗi lặp
đi lặp lại trong quá trình đọc của trẻ có nguyên nhân từ sự rối loạn hoạt động định
hướng, mất khả năng kiểm tra, và kiểm soát đối với việc đọc đang diễn ra. Khó
khăn đọc hiểu ở những học sinh CPTRG thuộc dạng này được kết luận có nguyên nhân từ rối loạn các hình thức cấp cao của hành vi. Việc đọc trong những trường hợp này xuất hiện rối loạn về hiểu do các triệu chứng trong lập chương trình, hình thành chiến lược đọc, tức là, rối loạn các hình thức cấp cao của con người - hoạt
động có mục đích, làm mất tính hệ thống của hoạt động trí tuệ, các thao tác hành
động bị sắp xếp lộn xộn. Vì vậy, khó khăn đối với những đứa trẻ CPT vùng não cấp III phía trước nảy sinh ở khâu thiết lập tổ chức trật tự của lời nói, xây dựng và tiếp thu thông tin chứa đựng trong lời nói. Nói cách khác, những khó khăn về đọc
và đọc hiểu phải giải quyết ở những học sinh thuộc dạng này là những khó khăn ở
cấp độ hoạt động.
* Khó khăn đọc hiểu liên quan đến CPT ngôn ngữ
Các khiếm khuyết trong đọc hiểu của nhóm này diễn ra đồng thời với các hình thức CPT ngôn ngữ. CPT định khu ở các vùng khác nhau trên vỏ não tham gia
điều khiển hoạt động ngôn ngữ, dẫn đến hoạt động ngôn ngữ sẽ bị rối loạn ở các khâu khác nhau, biểu hiện ở các triệu chứng rất khác nhau. Và hoàn toàn đương
nhiên, CPT ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tiếp thu sẽ là nguyên nhân chính của những hình thức khó khăn về đọc và đọc hiểu thuộc nhóm này. Kết quả nghiên cứu của các trường phái TLH TK Xô Viết đã chia các hình thức rối loạn đọc với tư cách
là hệ quả của rối loạn ngôn ngữ thành 7 dạng và những khó khăn này ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến mức độ ngữ nghĩa của đọc - đọc hiểu.
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ cảm giác
Bức tranh lâm sàng của dạng khó khăn đọc hiểu khi CPT vùng thái dương
với khiếm khuyết đặc trưng là rối loạn khả năng phân tích âm tiết của từ. Rối loạn
Rối loạn ngôn ngữ cảm giác được mô tả trong các nghiên cứu trước đây thường có liên quan đến tổn thương 1/3 phía sau thái dương của bán cầu trái (thuận phải) (diện 22 - theo Brodman) [93]. Triệu chứng tiên phát của rối loạn ngôn ngữ này là mất khả năng phân biệt các cấu thành âm thanh của từ - rối loạn phân tích âm vị qua kênh thính giác. Rối loạn thính giác âm vị đã phá vỡ toàn bộ
hệ thống ngôn ngữ, biểu hiện rất nặng nề không chỉ trong việc phân tách các âm thanh của ngôn ngữ nói (hiểu ngôn ngữ của người khác trong đối thoại) mà còn rối loạn các hình thức khác của hoạt động ngôn ngữ như đọc, viết. Việc đọc và
đọc hiểu bị rối loạn là do đứa trẻ không có khả năng kiểm soát việc đọc (đúng
hay không) của bản thân. Điều này đã giải thích được tại sao có sự xuất hiện trong quá trình đọc các lỗi loạn ngôn. Các triệu chứng của tri giác âm thanh dẫn
đến không chỉ là sự thay thế một âm tiết này bằng âm tiết khác mà còn làm mất hoàn toàn khả năng tổng hợp các âm tiết thành từ và vì thế không hiểu được nghĩa của từ. Triệu chứng này sẽ không dẫn đến mất đi hoàn toàn khả năng đọc hoặc thay thế việc đọc đúng bằng việc đọc “đoán” mà kết quả là dẫn đến rối loạn mức độ hiểu nghĩa của từ.
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - âm thanh
Khác với hội chứng mất ngôn ngữ cảm giác, rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - âm thanh nảy sinh khi CPT định khu tại thùy giữa thái dương của bán cầu trái - diện 21 - theo Brodman.
Rối loạn dạng này ở đứa trẻ biểu hiện sự thu hẹp khối lượng trí nhớ ngôn ngữ - âm thanh ngắn hạn xuống chỉ còn 2 đơn vị (trong khi ở người bình thường, khối lượng trí nhớ ngôn ngữ - âm thanh là 7 ± 2 đơn vị theo Miler). Sự suy giảm dấu vết của kích thích âm thanh - ngôn ngữ làm cho việc hiểu bài đọc trở nên
khó khăn, các lỗi loạn ngôn kiểu ngữ nghĩa sẽ xuất hiện trong quá trình đọc của
đứa trẻ. Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quá trình đọc là do tác động giao thoa của tài liệu gây giảm sút khối lượng ghi nhớ. Thường thì trẻ chỉ có thể
tái hiện từ cuối của dãy tài liệu, còn các từ trước đó đều "bị quên". Các số liệu của I.M. Ulanopskaia thu được qua thực nghiệm cấu trúc của rối loạn đọc nảy
sinh do rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - âm thanh cho thấy, ở dạng rối loạn này khiếm khuyết không chỉ biểu hiện ở mức độ cảm giác - vận động mà cả ở mức độ hiểu tài liệu đã đọc.
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - thị giác
CPT định khu ở phía sau thùy thái dương trái ở người thuận tay phải, thuộc diện 21, 37 của bán cầu não và các phần phía dưới - sau (diện 20 - theo Brodman - của bề mặt và nền não) đã gây nên rối loạn ngôn ngữ trí nhớ thị giác và gây cản trở
việc đọc hiểu ở đứa trẻ. Trong thần kinh học kinh điển, rối loạn ngôn ngữ dạng này
được gọi là rối loạn ngôn ngữ gọi tên và được mô tả rất rõ khi người đọc không có khả năng gọi tên đúng các đồ vật (dù đó là những đồ vật rất quen thuộc đối với họ).
Cơ chế gây rối loạn này (theo A.R. Luria, E.P. Kok và L.X. Xvetcova) là sự suy yếu mắt xích trí nhớ - thị giác trong hệ thống ngôn ngữ làm gián đoạn mối quan hệ giữa hình ảnh thị giác của từ với tên gọi của chúng dẫn đến mất khả năng gọi tên đồ vật.
Ở trẻ có rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - thị giác thường không có những biểu hiện rối loạn nhận thức thị giác một cách rõ nét: có thể định hướng tốt trong không gian thị giác và trong các đối tượng bằng thị giác. Tuy nhiên, khả năng mô tả các đồ vật bị
rối loạn. Khó đọc ở đây là hệ quả của rối loạn khả năng gọi tên các hình ảnh thị giác của từ mà nguyên nhân của nó là do mất mối liên hệ giữa các bộ phận của vỏ não thuộc các cơ quan phân tích thính giác với thị giác (rối loạn hoạt động phối hợp của
các cơ quan phân tích thị giác và thính giác). Đứa trẻ không nhận ra các chữ cái (hoặc các từ), hoặc chỉ đọc ½ bên phải của bài khóa mà không nhận ra được khiếm khuyết của mình. Khiếm khuyết này làm mất đi khả năng hiểu nội dung bài đọc.
V.I. Siper đã chỉ ra rằng, ở dạng khó đọc do rối loạn thị giác thì quá trình nhận ra chữ cái và từ dựa trên âm thanh của chúng cũng như tên gọi của chúng mà không dựa trên âm thanh của chúng đều như nhau. Còn dạng khó đọc do rối loạn trí nhớ - thị giác thì lỗi lớn thường xảy ra trong việc gọi tên, nhận biết các chữ cái và từ bằng kênh thính giác sẽ ít đi. Rối loạn ngôn ngữ trí nhớ - thị giác
thường xuất hiện hiện tượng “đoán mò” khi đọc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tri giác quang học hoặc do rối loạn tổ chức ngôn ngữ kinh nghiệm có trong trí nhớ.
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ dạng ngữ nghĩa
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ dạng ngữ nghĩa thường nảy sinh ở
trẻ CPT vùng chẩm - đỉnh, thái dương, vùng não cấp III phía sau của bán cầu não - diện 37, 39. Trong các phân tích chuyên biệt về khiếm khuyết này, Luria đã tìm ra các rối loạn loại này dẫn đến mất khả năng hiểu lời nói của người khác khi trong lời
nói đó chứa đựng các cấu trúc lôgic - ngữ pháp phức tạp như: các quan hệ không gian qua các giới từ, các quan hệ so sánh, các cấu trúc của sở hữu cách, các cấu trúc biểu hiện mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện, các câu mà trong đó các từ có ràng buộc về mặt lô gic không trực tiếp... Bởi vì trong các trường hợp, việc hiểu thông tin cần thiết sự phân tích các quan hệ biểu trưng chứ không phải là hiểu trực tiếp qua các sự kiện.
Như vậy, với những khiếm khuyết cơ bản nảy sinh ở mức độ hiểu khi đọc ở
dạng rối loạn ngôn ngữ dạng ngữ nghĩa, đồng thời cũng cho phép kết luận về các