9. Cấu trúc của luận án
3.3.1. Về phía học sinh
3.3.1.1. Học sinh phải có động cơ, hứng thú đối với việc học tập
Từ kết quả quan sát được, chúng tôi nhận thấy, học sinh CPTRG tỏ ra tự tin, tích cực, chủ động khi ở lớp học chỉnh trị hơn so với khi ở trong lớp học thường ngày của mình. Nhận xét này có cơ sở thực tế và hoàn toàn dễ hiểu. Khi học cùng các bạn cùng lớp của mình, trong quan niệm của cô giáo và các bạn học, những học
sinh có khó khăn đọc hiểu nói riêng và học sinh CPTRG nói chung được đánh giá là
học kém, tiếp thu kém, thập chí được xếp vào diện "ngoài luồng", "ngồi nhầm chỗ". Bản thân học sinh và những người xung quanh đều nhận thấy những khó khăn thực tế về khả năng lĩnh hội tri thức và sự thua kém bạn bè trang lứa về thành tích học tập tại thời điểm hiện tại. Điều đó đã làm cho các em dần dần mất tin tưởng vào khả năng của mình, giảm sút sự tự tin sau mỗi lần các em thực hiện nhiệm vụ học tập của mình không đạt kết quả như nhiều bạn bè khác hoặc do thái độứng xử của thầy cô và bạn bè. Những đặc điểm này rất dễ quan sát thấy qua các biểu hiện trong các giờ học của học sinh.
Giờ Tập đọc:
... Cô giáo gọi O. Th đọc bài. Em đọc lí nhí, mặc dù ngồi rất gần cũng không nghe được gì. Cô giáo nhắc: "đọc to lên"... sau lần nhắc thứ
hai, cô giáo hỏi: "Cả lớp có nghe được bạn Th. đọc không?"... rồi nói:
"Thôi, ngồi xuống đi. Bạn Hà đọc bài nào".
Bình luận:... Có vẻnhư việc gọi O.Th đọc bài hay phát biểu của cô giáo trong giờ học chỉ là việc "làm cho có" thì phải...
(Ghi chép dự giờ ngày 12/02/2014)
Với thiết kế bài học và các tác động của DCT phù hợp với tính chất và mức
độ CPT ở trẻ sẽ giúp các em thuận lợi hơn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Những kết quả đạt được và sự khích lệ của giáo viên ở lớp học chỉnh trị đã đem đến sự hào hứng phấn khởi cho các em, có tác dụng khơi dậy sự tự giác, tích cực của các em với việc học tập. Đây cũng là yếu tố rất cần thiết góp phần tạo nên động cơ
Cũng như mọi hôm, X.T. đến lớp học chỉnh trị trước cả cô giáo và các bạn khác. Vừa thấy cô giáo vào, em hỏi ngay xem hôm nay học bài gì trước. Ngay sau khi nghe cô giáo trả lời, em lấy sách Tiếng Việt và mở ra xem....
Giờ Tiếng Việt (học phân tích thành phần câu, có sự hỗ trợ của các ô giấy)
Ở bước đặt các ô giấy tương ứng với các từ ngữ trả lời cho các câu hỏi.. X.T làm đúng. Cô giáo yêu cầu: "Không nhìn vào tranh, hãy chỉ vào các ô giấy vừa xếp, nhắc lại các câu...". Được gọi đến lượt, X.T đã hào hứng đứng dậy, nhắc lại to, rõ ràng và tỏ vẻ rất tự tin. Phần chép lại vào vở
cũng được thực hiện nhanh hơn một số bạn.
(Ghi ngày 28/4/2014 tại lớp học chỉnh trị)
Từ kết quả quan sát và phân tích trên, chúng tôi cho rằng, cần có sự khích lệ để học sinh tự tin, tích cực và chủ động trong quá trình học tập. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để có thể tổ chức có kết quả các tác động trong DCT. Sự tự tin, tích cực và chủ động, trước hết, sẽ thuận lợi cho sự hợp tác giữa thầy và trò trong việc đáp ứng các yêu cầu của quy trình DCT. Hơn thế nữa, sự tích cực và tự giác sẽ giúp tăng cường sự tập trung chú ý trong học tập, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh có rối loạn hành vi. Đồng thời, tính tích cực và tự giác của học sinh là điều kiện tiên quyết, là động lực quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng của việc lĩnh hội tri thức.
3.3.1.2. Học sinh phải hình thành ý thức về tính mục đích, tính kế hoạch trong mọi lĩnh vực hoạt động của bản thân
Ở đa số học sinh chúng tôi còn quan sát thấy có một thói quen không tốt là không làm bài tập “qua nháp” mà làm thẳng vào vở. Với học sinh nhỏ, đặc biệt là học sinh khó học do CPT chức năng các vùng não khi mà hành động không có trật tự, không có hoạch định “trước” trong công việc, thì các em có “chăm chỉ, cần cù”
đến mức nào, sự cố gắng chỉnh trị lớn đến mấy cũng không thể mang lại kết quả
mong muốn. Bởi vậy, trước khi dạy cho trẻ cách tiến hành một công việc cụ thể, hãy dạy cho trẻ cách "lập trình" cho công việc đó. Chỉ khi hành động theo chương
trình mà bản thân đã hoạch định thì trẻ mới chủ động, chủ tâm và tiến hành một cách có ý thức. Biết "lập trình" trước khi bắt tay vào công việc không chỉ có ý nghĩa đối với các nhiệm vụ nhận thức mà là một thói quen làm việc khoa học, hiệu quả
với bất kỳ lĩnh vực nào và cả trong sinh hoạt. Đây cũng chính là tư tưởng cốt lõi
được chúng tôi áp dụng trong các thiết kế DCT cho trẻ CPT các vùng não cấp III
phía trước. Điều này xuất phát từ nguyên tắc dạy học chương trình hóa được áp dụng trong DCT. Theo đó, muốn tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh thì phải thực hiện chương trình hóa việc dạy học, nghĩa là điều khiển một cách có hệ
thống từ bên ngoài. Đảm bảo nguyên tắc này trước hết đứa trẻ được yêu cầu bởi một chương trình đã được soạn thảo sẵn bao gồm một loạt các thao tác nối tiếp
nhau. Các thao tác trong chương trình thực chất là sự chia nhỏ các nhiệm vụ và vật thể hóa các thao tác trí óc giúp các em chuyển dần vào thành các thao tác trí óc bên
trong. Lúc đầu các em được thực hiện cùng với giáo viên, rồi sau đó thực hiện dưới sự hướng dẫn và cuối cùng là tự mình thực hiện chúng để dần dần hình thành khả năng điều khiển việc lập chương trình hành động.
Kinh nghiệm rút từ chính quá trình tiến hành thực nghiệm DCT, trước bất kỳ
một nhiệm vụ học tập nào, học sinh đều phải bắt đầu từ các câu hỏi như: "Việc đầu tiên mà con phải làm gì?" "Việc tiếp theo là gì?... " . Khi định hướng được công việc sẽ phải làm, khả năng tập trung vào công việc sẽ tốt hơn, đồng thời với điều đó là sự tăng cường về khả năng kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh đối với công việc. Tập trung vào công việc và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công việc đang làm là điều kiện không thể thiếu đối với bất kỳ hoạt động có ý thức nào ở con người. Vì vậy, "lập trình" cho công việc là điều cần thiết phải tiến hành trong DCT. Trước hết, người dạy phải thực hiện việc "lập trình" ngay trong bài học và phải làm sao để cuối cùng học
sinh có được khả năng điều khiển việc lập chương trình hành động cho bản thân . Ý thức của học sinh trong học chỉnh trị có được một phần nhờ vào quá trình giáo dục lâu dài từ trước đó của gia đình và nhà trường. Những thói quen tốt, sự nề
nếp trong sinh hoạt và học tập được rèn dũa ở các em sẽ giúp trẻ thuận lợi trong việc đáp ứng yêu cầu của bất kỳ hoạt động nghiêm túc nào dù là hoạt động mới mẻ.
Những học sinh được có ý thức và nề nếp trong sinh hoạt cũng sẽ dễ dàng thích nghi với yêu cầu nghiêm túc của hoạt động học tập ngay từ những ngày tháng đầu tiên của cuộc sống nhà trường.