9. Cấu trúc của luận án
3.2.1. Thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học
phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh
3.2.1.1. Những căn cứ để thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới
- Phải dựa vào kết quả thăm khám TLH TK chính xác để thiết kế các tác
động DCT đọc hiểu cho HS CPTRG. Các hình ảnh lâm sàng, hình ảnh tâm lý và hình ảnh tâm lý thần kinh ở các trường hợp CPTRG đã cho phép nhận định, những cản trở đối với việc học - lĩnh hội tri thức nói chung của các em đều có nguyên nhân từ CPT chức năng của một hay vài vùng trên não. Sự CPT chức năng có định khu khác nhau ở từng trường hợp đương nhiên dẫn đến những khó khăn khác nhau và
do đó, các tác động DCT cũng không giống nhau trong các trường hợp. Việc thăm
khám tâm lý thần kinh một cách cẩn thận để có sự chẩn đoán chính xác về định khu CPT chức năng được xem là căn cứ quan trọng để thiết kế các tác động bù trừ trong
DCT đọc hiểu cho học sinh CPTRG.
- Các tác động trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG phải bám sát chương
trình phổ thông, giúp học sinh có sự phát triển về nhận thức theo kịp với các bạn
đồng trang lứa. Xuất phát những khó khăn thực tế khảo sát được từ học sinh, có thể
nhận thấy rối loạn đọc hiểu có nguyên nhân từ CPTRG gây ảnh hưởng không chỉ
với việc lĩnh thông tin khi đọc mà ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức trong các môn học khác, đặc biệt, học sinh gặp khó khăn cả với môn Toán và môn Tiếng Việt
nói chung. Với mục đích giúp các em theo kịp chương trình và học tập cùng bạn bè trang lứa, việc thiết kế các tác động bù trừ cho học sinh CPT các vùng chức năng
trên não cần bám sát chương trình, đồng thời với việc đặt vấn đề nâng cao nhận thức nói chung cho học sinh, các tác động bù trừ phải được áp dụng trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Toán và Tiếng Việt. Việc triển khai các tác động bù trừ
mang tính chất đồng bộ như vậy mới mang lại kết quả lâu dài và ổn định.
- Tiến hành việc DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG cần phải đảm bảo cơ sở
vật chất và các yếu tố cần thiết của việc dạy và học. Vì vậy, thiết kế các tác động trong DCT cũng cần phải tính đến các điều kiện về thời gian, chế độ sinh hoạt và học tập của học sinh cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất... để các tác động mang tính khả thi và có hiệu quả.
3.2.1.2. Tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển các vùng não cấp III phía trước
Như đã phân tích trên, CPT các vùng não cấp III phía trước làm cho việc đọc với tư cách là một hoạt động tâm lý, cần thiết tổ chức lập trình và kiểm soát diễn biến bị rối loạn ở trẻ. Rối loạn đọc hiểu được biểu hiện là quá trình đọc không được kiểm soát và điều khiển, do vậy dẫn đến sự xuất hiện nhiều lỗi trong khi đọc. Điều
này đã làm cho việc hiểu đúng nội dung bài đọc không thực hiện được và kéo theo hiện tượng "đoán mò" về nội dung của bài. Đây là đặc điểm nổi bật của những học
sinh này. Như vậy nguyên nhân của rối loạn đọc hiểu trong những trường hợp này
được xác định là rối loạn các hình thức cấp cao của hoạt động. Nguồn gốc và cơ chế
rối loạn được xác định là cơ sở để thiết kế các tác động trong DCT đọc hiểu. * Nguyên tắc chung
- Việc bù trừ chức năng cho vùng não chậm phát triển ở học sinh CPT vùng não cấp III phía trước được thực hiện theo cơ chế từ bên ngoài vào bằng chương
trình các thao tác và thứ tự của chúng được thiết kế sẵn. Điểm tựa để tiến hành bù trừ được xác định là sự bảo tồn các yếu tố thực thi các thao tác (trẻ không bị rối loạn ở cấp thao tác). Vì vậy, DCT hướng tới tổ chức các thao tác đó thành một
chương trình hành động có định hướng và giúp trẻ thực hiện một cách có ý thức các thao tác trong hệ thống.
- Tiến hành dạy học chương trình hóa là hết sức cần thiết đối với học sinh CPT các vùng não cấp III phía trước. Để giúp các em giải quyết các nhiệm vụ của học tập, việc lập các chương trình phải được chia nhỏ thành các thao tác với một trật tự được sắp xếp và được đưa ra bên ngoài. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc thực hiện các thao tác trong chương trình theo trật tự của chúng sẽ giúp khai thác các vùng tiềm năng ưu thế của trẻ nhằm bù trừ chức năng CPT.
Mục đích cụ thể của mỗi "ca" tùy thuộc vào tính chất và mức độ CPT ở từng cá thể.
- Thao tác theo chương trình phải là bước "thụt lùi" về nhận thức của trẻ, coi khả năng đã có của trẻ là chỗ dựa tiềm tàng để trên cơ sở đó, bù trừ các chức năng đang thiếu hụt, nhằm làm cho trẻ phát triển về nhận thức, trong đó có sự cải thiện về đọc hiểu.
- Sử dụng đa dạng các công cụ có chức năng vật thể hóa đối với một số thao tác trí tuệ trong chương trình. Chú trọng việc chuyển hóa các thao tác trí tuệ từ "ngoài" vào "trong" đầu; từ bước vật thể hóa các thao tác trí tuệ đến bước hành động với lời nói "bên trong". Khi có biểu hiện thông thạo đối với việc tiến hành các thao tác, nội dung chương trình sẽđược rút gọn dần và loại bỏ dần các công cụ hỗ trợ.
* Mục đích
Các tác động trong DCT đọc hiểu đọc cho học sinh CPT các vùng não cấp III phía nhằm giúp các em chuyển việc đọc từ không có ý thức lên thành mức độ có ý thức; thay thế khâu yếu kém của trẻ tương ứng với cấu trúc vùng CPT bằng một
chương trình các thao tác và thứ tự thực hiện chúng.
Việc thực hiện hệ thống thao tác sắp xếp theo trật tự sẽ giúp học sinh hóa giải được các nhiệm vụ của quá trình đọc.
Với mục đích giúp học sinh "khu trú" công việc, tập trung chú ý, tổ chức hoạt động tri giác, giảm khối lượng cần tri giác, cần ghi nhớ (tức là giảm kích thích)
để có thể kiểm soát việc đọc, trong quá trình dạy đọc có thể sử dụng các công cụ hỗ
trợ như: các bức tranh tương ứng với nội dung bài đọc, thước có khe trống dùng để đọc từng hàng, giấy có cắt bỏ một khoảng trống giống như ô của sổ để đọc một
Để thu được kết quả đồng bộ hơn trong DCT cho học sinh CPT các vùng não cấp III phía trước, chương trình các thao tác cũng được thiết kế để áp dụng trong các phân môn khác của Tiếng Việt như: luyện từ và câu, tập làm văn....
Với mục đích chỉnh trị các rối loạn trong khâu lập trình, điều khiển, kiểm tra và kiểm soát quá trình hoạt động của bản thân, việc lập trình cũng được tiến hành lồng ghép trong cả môn Toán, đặc biệt là trong việc thực hiện dãy tính và làm toán (có lời văn). Với chương trình hướng dẫn thực hiện dãy tính đã giúp học sinh tăng cường sự chú ý vào nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ có sự kiểm tra kiểm soát. Nhờ đó các em thực hiện có kết quả đối với phần tính. Việc giải các bài toán có lời văn theo chương trình bao gồm các thao tác và thứ tự thực hiện các thao tác giúp các em hình thành chiến lược, điều khiển và kiểm soát việc giải toán đối với dạng bài toán có lời văn. Dựa trên nguyên tắc tâm lý học trong DCT cho thấy, việc lồng ghép dạy học chương trình hóa vào môn Toán là một việc làm có ý nghĩa. Với chương trình theo các trình tự các thao tác và sự vật thể hóa các thao tác, ngoài ý nghĩa chỉnh trị
các rối loạn hành vi gây ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, các kết quả giải toán mà các em dễ dàng đạt được khi thực hiện theo chương trình sẽ có tác dụng khích lệ, giúp các em tự tin hơn và tạo động cơ tích cực đối với việc học tập cho học sinh.
* Các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu
Chương trình thao tác đọc hiểu dựa vào tranh
Mục đích
Định hướng cho học sinh tập trung sự chú ý của của mình vào bài đọc, vào hoạt động có mục đích, vào các thao tác so sánh giữa các bức tranh với bài đọc, nhằm chuyển quá trình đọc thành quá trình có chủ định. Nhờ đó học sinh có thể
nắm được đại ý chung của đoạn hay bài đang đọc. Công cụ
+ Các bức tranh theo nội dung từng đoạn trong bài đọc
+ Các băng giấy có kích cỡ khác nhau nhau có mục đích thực hiện chức năng
"vật thể hoá" một số thao tác trong chương trình, giúp HS nắm được cấu trúc câu theo các mẫu câu đã học và biết thiết lập câu để diễn đạt nội dung
Cách tiến hành
Học sinh thực hiện theo trật tự các thao tác như sau: 1/ Đọc bài trong SGK
2/ Sắp xếp các bức tranh trên theo thứ tự để thể hiện toàn bộ nội dung của bài 3/ Quan sát từng bức tranh và trả lời các câu hỏi:
Trong bức tranh có nhân vật nào? (người/ con vật/ đồ vật) Đang làm gì?/ Như thế nào?
4/ Nói về nội dung trong bức tranh đồng thời với thao tác đặt các băng giấy
để biểu thị theo các mẫu câu Ai làm gì? Ai như thế nào?
Ví dụ: Sói thèm ăn thịt Ngựa (Ai / như thế nào?)
Sói giả làm bác sĩ (Ai / làm gì?)
5/ Nhìn vào các băng giấy được đặt và nhắc lại câu vừa thiết lập 6/ Chép câu vừa đọc vào vở
7/ Tìm phần có nội dung tương ứng với bức tranh trong bài khóa và đánh dấu vào phần đó.
8/ Đọc to phần vừa đánh dấu.
(Thực hiện từ bước 3 đối với tất cả các bức tranh)
Kết quả thực hiện phương pháp tác động trên đây trong DCT đọc hiểu được thể hiện qua kết quả thực hiện bài tập đọc hiểu của học sinh (Xem phần bài tập đọc hiểu phụ lục số 2.1, số 2.2).
Chương trình thao tác đọc hiểu thông qua phân tích câu và viết câu
Mục đích
CPT các vùng não cấp III phía trước đã làm cho hoạt động của học sinh mất tính hệ thống, các thao tác bị sắp xếp lộn xộn, đặc biệt hoạt động định hướng bị rối loạn, mất khả năng kiểm tra và kiểm soát hành động đang diễn ra. Vì vậy, việc đọc
của trẻ không chỉ xuất hiện các lỗi mà việc thiết lập ý của câu từ những thông tin đã
đọc cũng không thực hiện được. Bằng một chương trình bao gồm các thao tác được sắp xếp theo trật tự để phân tích thành phần câu sẽ có tác dụng hướng sự chú ý của các em vào việc thực hiện các thao tác, kiểm soát việc thực hiện các thao tác của mình từ đó giúp các em hiểu câu và biết thiết lập câu.
Khắc phục những khiếm khuyết này cần giúp học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập trên cơ sở của hoạt động có mục đích, có sự kiểm tra kiểm soát giúp học sinh.
Công cụ
+ Các băng giấy có kích cỡ khác nhau nhằm đưa ra bên ngoài cấu trúc các thành phần câu để trên cơ sở đó học sinh có thể định hướng và kiểm soát hành động của bản thân
+ Bài tập luyện từ và câu
Cách tiến hành
Học sinh thực hiện theo chương trình các thao tác sau đây: 1/ Đọc to và rõ các câu trong bài tập
2/ Tìm từ trong câu để trả lời các câu hỏi Ai? (hoặc Con gì/ Cái gì?)
3/ Đặt băng giấy hình vuông (đã quy ước) để biểu thị các từ đó
4/ Tìm từ trong câu để trả lời các câu hỏi làm gì? (hoặc như thế nào?)
5/ Đặt băng giấy hình chữ nhật (đã quy ước) để biểu thị các từ đó
6/ Nhìn vào các băng giấy được đặt trước mặt nhắc lại cả câu. 7/ Ghi vào vở và gạch chân các từ theo số gạch quy định
(1 gạch dưới các từ trả lời các câu hỏi Ai? (hoặc Con gì/ Cái gì?); 2 gạch
dưới các từ trả lời các câu hỏi làm gì? (hoặc như thế nào?) (Xem phần bài làm học sinh tại phụ lục số 1, 2)
Chương trình các thao tác đọc hiểu thông qua làm bài tập làm văn
Mục đích
Bằng chương trình hành động dựa vào thứ tự các ô giấy trắng giúp HS tăng cường việc điều khiển và kiểm tra hành động của chính mình, hạn chế các lỗi "nhầm" do hoạt động định hướng bị rối loạn.
Công cụ
+ Các mảnh giấy trắng
+ Bài tập dạng điền từ vào chỗ trống
Cách tiến hành
Học sinh thực hiện theo chương trình các thao tác sau đây: 1/ Đọc to và rõ các từ cho sẵn (từ in nghiêng trong bài tập)
2/ Đọc to và rõ các câu trong bài tập
3/ Đếm số lượng các từ in nghiêng đã cho sẵn
4/ Ghi số thứ tự vào góc các mảnh giấy trắng (số lượng mảnh giấy bằng số lượng từ cho sẵn) và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
5/ Đọc phần bài tập và xác định từ sẽ điền vào chỗ trống thứ nhất. Ghi từ đó
vào mảnh giấy có đánh số 1, đồng thời dùng bút chì gạch chân từ đó trong bài tập.
6/ Tương tự thực hiện như bước 5 đối với các chỗ trống còn lại trong bài. (Xin xem phụ lục 2.1)
3.2.1.3. Các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh chậm phát triển các vùng não cấp III phía sau - diện 39 (theo sơ đồ Brodman)
Các thực nghiệm sinh lý học và các quan sát tâm lý học đã khẳng định chức
năng tổng hợp phức tạp của vùng não cấp III phía sau (các vùng liên hợp phía sau của vỏ não): là cơ sở đảm bảo các hình thức đồng bộ của quá trình xử lý thông tin, tạo nên các phép tổng hợp đồng thời phức tạp.
Khảo sát việc đọc hiểu trên học sinh CPT vùng não cấp III phía sau đã cho thấy, việc đọc để thu nhận thông tin đối với các em gặp khó khăn cả trong phân tích các quan hệ trực quan, lẫn các quan hệ biểu trưng. Do vậy, mục đích chính của việc
DCT đọc hiểu cho nhóm khách thể này là hướng tới loại trừ những khiếm khuyết trong các tổng hợp đồng thời.
* Nguyên tắc chung
- Ở trẻ CPT vùng não cấp III phía sau đã được xác định có sự bảo tồn của các chức năng chuyên biệt như thị giác (vùng chẩm), thính giác (vùng thái dương), xúc
hoạt động của não, các vùng não chuyên trách các chức năng này là được coi là
vùng ưu thế để bù trừ cho vùng não CPT ở đứa trẻ. Các tác động trong DCT đọc hiểu phải giúp khai thác các vùng tiềm năng này để thúc đẩy sự phát triển của đứa trẻ.
- DCT đọc hiểu có thể sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp tác
động trên cơ sở cơ chế rối loạn đối với từng trường hợp, song cần chú trọng nguyên tắc đưa ra bên ngoài các cấu trúc câu giúp học sinh các thao tác hành
động trên vật chất hay vật chất hóa để chuyển dần vào hành động bên trong.
Trên cơ sở nắm được cấu trúc các thành phần của câu, học sinh biết thiết lập câu
để diễn đạt ý.
- Chương trình dạy chỉnh trị đọc hiểu cần được xây dựng một cách liền mạch, có hệ thống, phù hợp với từng biểu hiện của từng đứa trẻ. Tuy nhiên, mọi sự
can thiệp trong DCT phải gắn liền với việc hình thành động cơ cần thiết cho đứa trẻ. - Cần xác định việc đọc và hiểu theo phương pháp chỉnh trị chỉ là tạm thời,
đến một giai đoạn nhất định, khi học sinh đã làm chủ được cách đọc hiểu theo
phương pháp chỉnh trị thì có thể giúp các em từng bước bình thường hóa việc đọc và hiểu bằng cách loại bỏ dần các công cụ hỗ trợ.
* Mục đích
DCT cho học sinh CPT vùng não cấp III phía sau có mục đích là giúp các em
khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức các phép tổng hợp đồng thời. Với mục