9. Cấu trúc của luận án
1.3.1. Dạy chỉnh trị
Chuyên ngành TLH TK nghiên cứu sự biến đổi các chức năng tâm lý cấp cao do tổn thương định khu các vùng chức năng trên não, mà trước hết là vỏ não. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, khái niệm “tổn thương” được bổ sung về nội hàm, nó không chỉ liên quan đến các chấn thương... ở vùng chức năng trên não, mà còn có nghĩa là “chậm phát triển” các vùng này theo độ tuổi. Sự CPT này được thể hiện ở
phú thêm nội hàm khái niệm và liên quan đến hướng nghiên cứu mới - hướng nghiên cứu trên trẻ em trong TLH TK (TLH TK trẻ em).
TLH TK trẻ em với nhiệm vụ là chẩn đoán các vùng não CPT về mặt chức
năng gây cản trở cho việc nhận thức và phát triển nói chung ở trẻ; DCT nhằm khắc phục những hạn chế trong việc học - lĩnh hội tri thức ở những đứa trẻ này.
Trong các nghiên cứu xây dựng các mô hình dạy học, hầu hết đều đã thừa nhận, DCT (Remedial/ Corrective Teaching) là chiến lược dạy học được áp dụng đối với đối
tượng học sinh cần sự hỗ trợ trong học tập (học sinh có khó khăn trong học tập).
Theo tác giả Gordon Serfontein (1990), DCT (Remedial/ Corrective Teaching) là việc dạy học nhằm mục đích giúp cho học sinh - trẻ có khó khăn trong
học tập có thể dùng sức mạnh mà nó có để vượt qua những nhược điểm của nó, bằng cách thực hiện một hệ thống thao tác nhất định dưới sự hướng dẫn của giáo viên [72].
Những nghiên cứu gần đây cho rằng, DCT được áp dụng cho những trẻ em có khả năng học tập thấp hơn mức trung bình (hay rối loạn hành vi học tập). Trên
cơ sở tìm ra nguồn gốc của những bất thường về học tập, việc dạy học giúp học sinh trở lại giới hạn bình thường được gọi là DCT [77].
Như vậy, có thể hiểu, DCT là quá trình dạy học được tiến hành đối với các
đối tượng là trẻ em CPT các vùng trên não so với giới hạn tuổi - trẻ CPTRG (khác với quá trình dạy học phục hồi - là quá trình dạy học được áp dụng cho các đối
tượng là người lớn có tổn thương các vùng trên não). Quá trình DCT được tiến hành dựa trên nguyên tắc bù trừ chức năng của não trong một hệ thống nhằm giúp trẻ đạt
được sự phát triển bình thường trong giới hạn [77].
Quá trình DCT với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc
như: mục đích nhiệm vụ DCT; nội dung DCT; phương pháp phương tiện trong DCT; hình thức tổ chức DCT; kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả DCT
Mục đích DCT là giúp cho những học sinh CPT các vùng chức năng trên não (trẻ CPTRG) vượt qua các khó khăn về nhận thức trong học tập, hoà nhập với bạn
bè đồng trang lứa, cải thiện kết quả học tập theo cách học phù hợp với mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.
Nội dung DCT là nội dung học tập hàng ngày của trẻở lớp học bình thường
nhưng được soạn thảo sao cho đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt của mỗi học sinh CPTRG.
DCT được tiến hành thông qua các tác động phù hợp về tính chất cũng như
mức độ CPT các vùng trên não của trẻ, giúp các em khắc phục những khó khăn để
học theo kịp chương trình phổ thông. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp, phương
tiện và các hình thức tổ chức DCT nhất thiết được tiến hành trên cơ sở xác định
chính xác định khu các vùng não CPT cũng như các vùng não phát triển trong giới hạn bình thường của đứa trẻ (làm cơ sở bù trừ chức năng).
Trong quá trình DCT, việc kiểm tra, đánh giá là một yếu tố không thể thiếu, cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình và đối với kết quả cuối cùng.
Trước hết, kiểm tra đánh giá trong quá trình DCT sẽ giúp cho người dạy nắm được
thông tin ngược từ phía học sinh (đặc biệt là mức độ tiến bộ của học sinh) để điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Mặt khác, việc tự kiểm tra đánh giá của học sinh khi
được thực hiện có thể giúp các em kiểm soát công việc của mình, đây cũng là một
đích mà DCT hướng tới.