Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 95 - 97)

- Về sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu: nhìn chung từ năm 2011

đến năm 2013 tình hình xuất khẩu gạo của TCT đã tăng lên về số lượng còn kim ngạch thị có xu hướng giảm. Đặc biệt là về số lượng gạo xuất khẩu của TCT năm 2013 là 770.737 tấn , chiếm 11,66% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Về kim ngạch năm 2013 đạt 321,15 triệu USD, chiếm 10,88% tổng kim ngạch xuất hẩu của cả nước. Điều này cho thấy TCT là một trong những DN xuất khẩu gạo chủ lực và chính yếu của cả nước.

- Về thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của TCT vẫn là thị trường Cuba lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng lên và năm 2013 lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này là 40,90% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT. Bên cạnh đó lượng gạo xuất khẩu qua trung gian của TCT vào thị trường Trung Quốc và Châu Phi cũng không ngừng tăng lên và tới năm 2013 lượng gạo xuất khẩu vào Trung Quốc là 180.958 tấn , chiếm 23,47% tổng sản lượng xuất khẩu của TCT, bên cạnh

đây sản lượng vào thị trường Châu Phi cũng không ngừng tăng lên, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 150.317 tấn, tăng 7,37% so với năm 2012. Mặc dù hầu hết kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào các thị trường khác đều giảm so với năm 2012. Điều này cho thấy nếu đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi và Trung Quốc thì sẽ có lời nhiều hơn so với các thị trường khác vì giá gạo bán vào thị trường này luôn cao hơn các thị

trường khác.

- Về chủng loại gạo xuất khẩu: Gạo xuất khẩu chủ lực của TCT là gạo có phẩm chất trung bình, cụ thể gạo 15% tấm năm 2013 chiếm 45,73% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT. Tuy nhiên, TCT đang chuyển dịch từ gạo phẩm chất thấp và trung bình sang loại gạo có phẩm chất cao. Cụ thể lượng gạo phẩm chất cao (gạo 5% tấm) năm 2011 chỉ chiếm 18,15%, nhưng đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 năm 2013 thì lượng gạo phẩm chất cao chiếm 33,02% tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT

- Về khách hàng: khách hàng chủ yếu của TCT vẫn là Cuba, Trung Quốc và một số nước Châu Phi. Tuy nhiên gạo xuất khẩu của TCT cho các khách hàng không ổn định qua các năm, đồng thời lượng gạo xuất khẩu tăng giảm thất thường.

4.2.5.1. Những thuận lợi của Tổng công ty trong xuất khẩu gạo

- Sau gần 20 năm kể từ ngày thành lập (1995-2014) Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã có những bước phát triển vượt bậc. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả song song với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ

chính trị được nhà nước giao. Nguồn vốn nhà nước được Tổng công ty bảo toàn và tăng trưởng liên tục qua các năm. Hàng năm, Tổng công ty đã thực hiện đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước; thu nhập của người lao

động ổn định và được cải thiện.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao đã tạo tiền đề cho việc tích lũy và tăng trưởng vốn của Tổng công ty. Riêng trong giai đoạn 3 năm 2011-2013, các chỉ tiêu về tổng tài sản, nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản

đều tăng với tốc độ cao và bền vững, cụ thể:

- Tổng tài sản tăng bình quân 184,7%/năm, trong đó tài sản dài hạn bao gồm các khoản đầu tư góp vốn vào các công ty con và hoạt động đầu tư tài sản cố định nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con, công ty liên kết tăng với tốc độ 175,90% mỗi năm.

- Nhờ hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, sử

dụng vốn, tổng vốn chủ sở hữu của toàn Tổng công ty đã có mức tăng trưởng cao và ổn định với mức tăng bình quân 189,4%/năm. Việc tăng quy mô về

vốn đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty, tạo tiền đề hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

4.2.5.2. Những khó khăn của Tổng công ty trong xuất khẩu gạo

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao phó, Tổng công ty cũng đang gặp một số khó khăn, cụ thể:

- Một số khoản công nợ lớn cần phải xử lý (Tổng số lỗ và công nợ khó

đòi hơn 54 tỷ đồng, trong đó với công nợ phải thu khó đòi hơn 20 tỷ đồng phát sinh từ Tổng công ty Muối). Tuy nhiên, đa phần các khoản nợ không có khả năng thu hồi này không đủ tài liệu chứng minh theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về xử lý nợ tồn đọng. Mặc dù, Tổng công ty đang tích cực tổ chức tập hợp hồ sơ, phân loại nợ, phối hợp với các cơ quan chức năng đôn

đốc thu hồi, xử lý nợ nhưng khó có kết quả khả quan.

- Chiếm tỷ trọng lớn trong số công nợ phải thu của Tổng công ty là khoản phải thu về bán gạo thanh toán chậm của Cuba. Mặc dù chưa phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ này, song Chính phủ Cuba đã có văn bản gửi Chính phủ Việt nam đề nghị gia hạn các khoản nợ đến hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi công nợ của Tổng công ty cũng như khả

năng thanh toán các khoản nợ Tổng công ty đã vay từ các ngân hàng để bán gạo cho Cuba.

Ngoài những tồn tại do những nguyên nhân khách quan nêu trên, nhìn chung tình hình tài chính của Tổng công ty lành mạnh; doanh thu, lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng vốn nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 95 - 97)