- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số lượng tương đối, cơ cấu. Dựa vào các số liệu thống kê có được để đưa ra các đánh giá chung và xây dựng được các số liệu về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ: Biến động về số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng… So sánh giữa cơ sở lý luận về xuất khẩu và tình hình thực tế trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên nghiên cứu, phân tích và tổng hợp của nhóm chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Tổng công ty. Các chuyên gia sẽđưa ra nhận định về các thành phần cùng với các nhân tố liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua
4.1.1. Giá trị và sản lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế
kỷ trước thì những năm 2005 – 2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở
mức trên 4,5 triệu tấn và có bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ
2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2010.
Hình 4.1. Xuất khẩu gạo Việt Nam từ mùa vụ 2005 - 2011
Đến năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,1 triệu tấn (tức giảm 14,5%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 15,07%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả
này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo và không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề
ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) 7,10 3,50 7,72 3,45 6,60 2,93
(Nguồn: Ghi chép tổng hợp từ VFA)
Sự sụt giảm mạnh nhất được ghi nhận tại thị trường Indonesia khi quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu (NK) gạo từ Việt Nam so với vị trí thứ 3 năm 2012. XK gạo của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 146.753 tấn với giá trị 85,71 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 81,42% về
khối lượng và giảm 78,12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Philippines giảm từ vị trí nhà NK gạo lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2012 xuống vị trí thứ 5 năm 2013. Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về
nhu cầu gạo từ quốc gia này khi lượng gạo XK sang thị trường này chỉ đạt 362.043 tấn trị giá 160,66 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 67% về khối lượng và giảm 65,71% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó Malaysia tiếp tục là thị trường NK gạo lớn thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên lượng NK gạo của quốc gia này từ Việt Nam chỉ đạt 453.240 tấn trị giá 225,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, giảm 39,05% về khối lượng và giảm 42,49% về giá trị so với năm 2012.
Như vậy, năm 2013 là một năm khó khăn của ngành gạo do áp lực cạnh tranh cao và nhu cầu lương thực trên thế giới giảm.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) một lần nữa đã phải điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 xuống 6,7 triệu tấn, giảm 11% so với kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
4.1.2. Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chú trọng đầu tư xuất khẩu gạo đồ và gạo thơm. Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore là những khách hàng chính của loại gạo này. Ở phân khúc này, Việt Nam lại đụng phải đối thủ mạnh là Thái Lan. Thái Lan vốn có thế
mạnh về loại gạo cao cấp từ rất lâu và khó có nước nào có thể cạnh tranh lại gạo thơm của nước này. Trung bình lượng tiêu thụ gạo thơm hằng năm trên thế giới vào khoảng 2-3 triệu tấn, trong đó riêng Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 1,5-1,8 triệu tấn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam rất khó chen chân vào cánh cửa hẹp này.
Hiện nay Việt Nam chủ yếu sản xuất gạo trắng, hạt dài, loại gạo đang chiếm 60% lượng tiêu thụ trên thế giới. Ưu điểm của loại gạo này là sản lượng ổn định, chất lượng tương đối và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Gạo trắng, hạt dài hiện có nhiều loại giá, có loại giá bán khoảng 300-400 USD/tấn, có loại giá tới 500-600 USD/tấn. Với cung giá rộng như vậy, Việt Nam có thể dàn trải sản phẩm xuất khẩu và thu hút được nhiều thị trường khác nhau. Có thể nhận thấy đây là loại gạo đang tạo ưu thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam so với các nước khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý
đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.
Bên cạnh đó hiện nay bà con nông dân vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ
với Doanh nghiệp dẫn tới sự dụng các giống lúa cho năng suất cao, dễ chăm bón ( IR50404), tuy nhiên giống lúa này lại cho ra gạo phẩm cấp thấp và rất khó bán đối với thị trường XK.
Về lâu dài, để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo cũng như lợi nhuận cho cả
nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng sản xuất cụ thể. Doanh nghiệp phải có hợp đồng cụ thể với nông dân để đảm bảo bao tiêu đầu ra và giá cả cụ thể cho người dân yên tâm sản xuất.
4.1.3. Giá gạo xuất khẩu
Lâu nay Việt Nam tập trung trồng lúa theo hướng tăng năng suất và sản lượng nên chi phí sản xuất trong cấu thành giá trị hạt lúa chiếm tỉ lệ khá cao khiến phần lợi nhuận bị thấp đi. Trong khi Thái Lan duy trì việc nâng cao chất lượng, sản phẩm có thương hiệu bán được giá cao nên dù năng suất chỉ vài tấn/ha nhưng lợi nhuận của nông dân họ cao hơn rất nhiều so với nông dân mình. Đã vậy họ vẫn có những chính sách hỗ trợ, gần đây lại trợ giá cho nông dân.
Mặt khác, giá trị xuất khẩu gạo của chúng ta luôn thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Gạo Việt Nam luôn bán với giá thấp hơn vài chục đến cả trăm USD/tấn vì phẩm chất kém hơn, chưa có thương hiệu và công tác thị trường của doanh nghiệp còn yếu kém.
Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam đạt 7,72 triệu tấn, trị
giá FOB đạt 3,45 tỷ USD. Theo VFA năm 2012 lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt năm 2011 nhưng thua về giá trị. Nguyên nhân căn bản được lý giải là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm 2011 cả nước xuất khẩu đạt 7,105
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 triệu tấn, nhưng giá FOB là 3,507 tỷ USD. Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan. Gạo có phẩm cấp thấp thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá FOB năm 2012 khoảng 456USD/tấn. Mặc dù quý I/2013 giá xuất khẩu gạo trung bình có lúc đạt 468USD/tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này thấp hơn mức giá xuất khẩu trung bình năm 2011 là 39USD/tấn(giá trung bình năm 2011 là 495USD/tấn).
Theo thống kê của hãng tin Reuters, gạo Việt Nam có mức giá thấp nhất trong rổ gạo xuất khẩu thế giới và vẫn đang trên đà giảm giá. Cụ thể, theo Bảng 4.2 gạo 5% tấm Việt Nam có giá từ 375 - 385 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại của Ấn Độ khoảng 60 USD/tấn, thấp hơn gạo Pakistan khoảng 45 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức giá 355 - 365 USD/tấn, cách gạo 25% tấm của Ấn Độ 30 USD/tấn và thấp hơn 15 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan.
Bảng 4.2. Bảng so sánh giá gạo qua một số thời điểm
Loại gạo Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Pakistan
(USD/MT)
Đầu tháng 11/2012 USD/MT USD/MT USD/MT 5 % tấm 450 - 460 545 - 555 425 - 435 425 - 435 25 % tấm 420 - 430 530 - 540 385 - 395 Đầu tháng 1/2013 5 % tấm 410 - 420 545 - 555 425 - 435 415 - 425 25 % tấm 375 - 385 530 - 540 380 - 390 350 - 360 Tuần cuối tháng 4/2013 5 % tấm 375 - 385 535 - 545 435 - 445 420 - 430 25 % tấm 355 - 365 525 - 535 385 - 395 370 - 380
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
4.1.4. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ
2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Cũng trong mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị
trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thựcViệt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%). Bảng 4.3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.3. Xuất khẩu gạo Việt Nam mùa vụ 2011/2012
5% 10% 15% 25% 100% Glutinous Jasmine Các lokhác ại Tổng Chấu Á 2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797 Châu Phi 821.826 - 75.947 98.407 365.610 - 104.162 52.356 1.518.308 Châu Âu và các nước CIS 39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847 Châu Mỹ 32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333 Châu Úc 19.235 - - - 11.036 - 30.271 Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị
giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012).
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về
lượng và giảm 49,46% về kim ngạch).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về
lượng và tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về
kim ngạch) và Ba Lan (tăng 156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch). (Bảng 4.4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Bảng 4.4. Bảng so sánh một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới. Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là với Thái Lan về gạo thơm và gạo trắng. Lợi thế của Việt Nam là khả năng cạnh tranh của gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao ở châu Phi và nhu cầu từ các thị trường gần, giao hàng nhanh ở Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á mặc dù nhu cầu đang sụt giảm vẫn là các thị
trường truyền thống có hợp đồng tập trung, Việt Nam có khả năng cạnh tranh khi có nhu cầu. Riêng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu biên giới góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa khi các thị trường khác sút giảm mặc dù vẫn tiềm ẩn rủi ro trong thương mại. Các thị trường xuất khẩu gạo Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Phi… tiếp tục duy trì tốt. Đặc biệt, nhiều thị trường tiêu thụ
gạo mới như Dubai và các quốc gia vùng Trung Đông… có khả năng tiêu thụ
khả quan. Ngoài ra, thị trường Úc và châu Âu cũng đang rộng mởđối với một số loại gạo cấp cao…
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 33 trên tổng số
55 nước châu Phi (tăng 5 thị trường so với năm 2012) với kim ngạch đạt 775,02 triệu USD, tăng 2% so với năm 2012. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Bảng 4.5. Tổng hợp một số nước Châu Phi nhập khẩu gạo lớn