Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chú trọng đầu tư xuất khẩu gạo đồ và gạo thơm. Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore là những khách hàng chính của loại gạo này. Ở phân khúc này, Việt Nam lại đụng phải đối thủ mạnh là Thái Lan. Thái Lan vốn có thế
mạnh về loại gạo cao cấp từ rất lâu và khó có nước nào có thể cạnh tranh lại gạo thơm của nước này. Trung bình lượng tiêu thụ gạo thơm hằng năm trên thế giới vào khoảng 2-3 triệu tấn, trong đó riêng Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 1,5-1,8 triệu tấn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam rất khó chen chân vào cánh cửa hẹp này.
Hiện nay Việt Nam chủ yếu sản xuất gạo trắng, hạt dài, loại gạo đang chiếm 60% lượng tiêu thụ trên thế giới. Ưu điểm của loại gạo này là sản lượng ổn định, chất lượng tương đối và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Gạo trắng, hạt dài hiện có nhiều loại giá, có loại giá bán khoảng 300-400 USD/tấn, có loại giá tới 500-600 USD/tấn. Với cung giá rộng như vậy, Việt Nam có thể dàn trải sản phẩm xuất khẩu và thu hút được nhiều thị trường khác nhau. Có thể nhận thấy đây là loại gạo đang tạo ưu thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam so với các nước khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý
đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.
Bên cạnh đó hiện nay bà con nông dân vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ
với Doanh nghiệp dẫn tới sự dụng các giống lúa cho năng suất cao, dễ chăm bón ( IR50404), tuy nhiên giống lúa này lại cho ra gạo phẩm cấp thấp và rất khó bán đối với thị trường XK.
Về lâu dài, để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo cũng như lợi nhuận cho cả
nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng sản xuất cụ thể. Doanh nghiệp phải có hợp đồng cụ thể với nông dân để đảm bảo bao tiêu đầu ra và giá cả cụ thể cho người dân yên tâm sản xuất.