Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 26 - 31)

2.1.4.1. Xu thế tự do hóa thương mại – Khu vực hóa và toàn cầu hóa

Xu thế tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa đang ngày một ảnh hưởng sâu và rộng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên thị

trường, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phương diện này. Cạnh tranh là quy luật vốn có của kinh tế thị trường, nó biểu hiện ưu thế, khả năng chiếm lĩnh thị trường có hiệu quả của một chủ thể kinh tế so với với các đối thủ trên thị trường. Thực tiễn cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu gạo hiện nay cho thấy, các công cụ được sử dụng chủ yếu vẫn là chất lượng, giá cả và dịch vụ,... Trong đó, chất lượng gạo là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định. Nó thể hiện nổi bật không chỉở

thị trường các nước phát triển như Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ mà còn ở

những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,... Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh gạo xuất khẩu phải coi trọng vấn đề xây dựng chiến lược xuất khẩu với mục tiêu chất lượng là yếu tố cạnh tranh hàng đầu trong nền kinh tế thị trường đầy biến động này.

2.1.4.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở hai hay nhiều môi trường chính trị – pháp luật khác nhau, thông lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 quốc tếđều phải tuân thủ luật thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách, quy định của nhà nước về thương mại trong nước và quốc tế :

- Các quy định về khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu. Các quy

định về thuế quan xuất khẩu. - Số mặt hàng.

- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

- Phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không được đi trái với đường lối phát triển của đất nước.

Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sản xuất trong nước phát triển sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị

trường thế giới. Nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng

được cải thiện.

Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế hay kích thích xuất khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hoá trong nội địa và thế giới.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị

trường hàng hoá trong nước và thế giới, do vậy sẽảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động kinh doanh xuất khẩu.

Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết tới vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.

Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 Nếu đồng tiền trong nước so với các đồng tiền ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như USD, EUR, GBP... sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại nếu

đồng tiền trong nước tăng giá so với đồng tiền ngoại tệ thì việc xuất khẩu sẽ

bị hạn chế .

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng , hệ

thống thông tin liên lạc, vân tải ... từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng , vận chuyển hàng hoá và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ

tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và góp phần hạ

thấp chi phí cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.

Ngoài ra, sự hoà nhập và hội nhập với nền kinh tế khu vức và thế giới, sự tham gia vào các tổ chức thương mại như: AFTA, APEC, WTO sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.

2.1.4.3. Các nhân tố về quản lý nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gạo là lương thực cơ bản và truyền thống của nước ta. Đó là mặt hàng rất nhạy cảm với sự ổn định chính trị trong nước. Do đó sự ổn định cung-cầu gạo trên thị trường thế giới là rất quan trọng. Vì vậy năm 1991 khi mới có xuất khẩu gạo Nhà nước ta đã dùng hạn ngạch để kiểm soát điều tiết lượng gạo xuất khẩu.

Hạn ngạch xuất khẩu gạo có thểđiều chỉnh giá thóc ở thị trường nội địa khi khống chế lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu khống chế lượng gạo xuất khẩu một cách thích hợp sẽ là một trọng những cơ sở đểổn định mặt bằng giá cả nói chung trên thị trường nội địa. Hơn nữa trong hoàn cảnh Nhà nước đang có chủ trương tự do hoá ngoại thương, chống tranh bán ở thị trường nước ngoài, thì việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo là công cụ hợp lý nên tiếp tục áp dụng trong một thời gian nữa. Vấn để ở đây là cần dựđoán tương đối chính xác sản lượng thu hoạch thóc hàng năm để giao hạn ngạch phù hợp với yêu cầu đểđảm bảo cân đối sát cung-cầu ở thị trường nội địa. Đồng thời cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 hoàn thiện cơ chế giao hạn ngạch sao cho giảm đến mức thấp nhất các lộn xộn trong mua bán hạn ngạch, chạy hạn ngạch như thực tế đã xẩy ra trong những năm qua.

2.1.4.4. Các nhân tố về công nghệ

Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo. Lợi ích của việc đổi mới công nghệ là rất lớn. Mặc dù sự đầu tư cho đổi mới công nghệ có làm tăng chi phí, nhưng sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giảm được tỷ lệ hao tốn nguyên liệu, nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm; mặt khác, sử dụng công nghệ hiện đại sẽ cho phép đa dạng hóa sản phẩm, làm cho sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường hiện đại. Từ đó cho thấy, để nâng cao vị thế của mặt hàng gạo Việt Nam trên trường quốc tế, tạo giá trị kim ngạch cao, các doanh nghiệp cần phải tăng mức đầu tư trang bị công nghệ

hiện đại và đồng bộ cho các cơ sở chế biến. Công nghệ chế biến càng tinh xảo, năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo càng mạnh và giá trị tăng thêm càng cao.

2.1.4.5. Các nhân tố khác

a)Nhân t con người

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu gạo. Bởi khi nền kinh tế càng phát triển, tới lúc nào đó các yếu tố như: máy móc công nghệ hiện đại, khả năng tài chính dồi dào sẽ không còn là lợi thế

trong cạnh tranh nữa. Chính nguồn nhân lực khi đó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia. Hiệu quả cao hay thấp không chỉ

do những nhà quản lý quyết định mà còn do năng lực chuyên môn, trình độ

học vấn, sự nỗ lực của các nhân viên, của người sản xuất. Vai trò của con người có trong mọi hoạt động từ sản xuất, vận chuyển, bán hàng,… Trình

độ nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có nguồn nhân lực trình độ cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 cho phép các doanh nghiệp, các quốc gia phát huy mọi tiềm năng sẵn có, tiết kiệm, tránh lãng phí. Từ đó mở rộng thị trường, mở rộng quy mô xuất khẩu, cả về sản lượng và chất lượng.

b)Nhân t giá c

Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam phải căn cứ vào giá gạo quốc tế làm cơ sở để định giá gạo xuất khẩu của mình. Thực tế trên thị

trường gạo thế giới từ những năm 60 trở lại đây, người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan làm giá quốc tế mặt hàng gạo vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mọi biến động cung cầu và giá cả thị trường gạo thế giới đều chịu sự chi phối sâu sắc và số liệu và giá cả xuất khẩu gạo của nước này.

Những năm đầu xuất khẩu gạo, chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ nét so với chất lượng gạo của các cường quốc về xuất khẩu gạo như

Thái Lan, Hoa Kỳ và đó là lý do cơ bản nhất quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo quốc tế. Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác như Việt Nam chưa có hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm; khả năng hạn chế của các doanh nghiệp về marketing, trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng; cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ hàng, chi phí tại cảng còn nhiều yếu kém, bất cập.

c)Nhân t v dch v

Xúc tiến thương mại mặt hàng gạo là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ

hội mua bán gạo, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Thực chất, xúc tiến thương mại là những kế hoạch định hướng dài hạn

được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng những phương tiện như: cử phái

đoàn thương mại ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, tham dự hội chợ triển lãm; thiết lập chính sách xúc tiến xuất khẩu thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu; thành lập trung tâm cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu; đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ cho nhà xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 26 - 31)