Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 36)

2.2.3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những việc làm cần thiết đầu tiên

đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh nhận ra

được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến

động nhu cầu, mức cung ứng, giá cả thị trường từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu nhập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó lập ra kế

hoạch Marketing.

Nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng thâm nhập và mở rộng thị

trường. Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước: Nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết. Nghiên cứu khái quát của thị trường là cung cấp những thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường cạnh tranh, môi trương chính trị

pháp luật, khoa học công nghệ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường địa lý sinh thái... Nghiên cứu chi tiết của thị trường cho biết tập quán mua hàng của thị trường, những thói quen và những ảnh hưởng đến những hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường có hai phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu thị trường tại bàn là thu nhập những thông tin từ các nguồn tài liệu đã

được xuất bản công khai, xử lý các thông tin đó. Nghiên cứu tại bàn là phương pháp phổ thông nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 người xuất khẩu mới tham gia vào thị trường. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp.

2.2.3.2. Lập phương án kinh doanh

Trên cơ sở những kết quả thu lượm trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác

định trong kinh doanh.

Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:

a) Đánh giá tình hình th trường và thương nhân

Trong bước này, người xây dựng chiến lược cần rút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.

b) La chn mt hàng, thi cơ, điu kin và phương thc kinh doanh

* Lựa chọn mặt hàng kinh doanh.

Mục đích của lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất mặt hàng đó vừa đáp ứng

được nhu cầu của thị trường vừa phù hợp với khả năng kinh nghiệm của doanh nghiệp.

Khi lựa chọn mặt hàng các doanh nghiệp phải nghiên cứu các vấn đề: - Mặt hàng thị trường đang cần gì?

Doanh nghiệp phải nhạy bén, biết thu nhập, phân tích và sử dụng các thông tin về thị trường xuất khẩu, vận dụng các quan hệ bán hàng... để có

được những thông tin cần thiết về mặt hàng, quy cách, chủng loại. - Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào?

Việc tiêu dùng các loại mặt hàng thường tuân theo một tập quán tiêu dùng nhất định, phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầu...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Một là giai đoạn triển khai. Đây là giai đoạn đầu của sản phẩm, sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. Và chưa có các sản phẩm khác cạnh tranh nên cần đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến để khách hàng biết đến sản phẩm.

Hai là giai đoạn tăng trưởng ở giai đoạn này sản phẩm bắt đầu được bán trên thị trường và cũng bắt đầu có sự cạnh tranh. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh bán hàng, đưa ra nhiều sản phẩm chủng loại sản phẩm độc đáo để tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, tăng khả năng chọn lựa của khách hàng.

Ba là giai đoạn bão hoà. Đây là giai đoạn có mức cạnh tranh lên tới mức quyết liệt giữa các chủ thể tham gia. Doanh số bán hàng chậm và giảm dần, lợi nhuận trong kinh doanh giảm, doanh nghiệp cần nghiên cứu để cải tiến sản phẩm hay có một chiến lược Marketing có hiệu quả hơn.

Bốn là giai đoạn suy thoái. Giai đoạn này doanh số và lợi nhuận giảm rõ rệt bởi nhu cầu tiêu thụ giảm, cạnh tranh và chi phí tăng cao. Do vậy các doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu cần rút ra khỏi thị trường để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tìm cơ hội kinh doanh mới. Việc rút ra khỏi thị trường cần được dự đoán và tính toán một cách thận trọng, chính xác.

- Tình hình sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp phải tìm hiểu tình hình cung cấp mặt hàng mà doanh nghiệp mình xuất khẩu. Xem xét khả năng sản xuất, mức tiến bộ khoa học kỹ

thuật... để có thểđảm bảo nguồn hàng xuất khẩu ổn định.

* Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp phải xác định được từng mặt hàng nào, vào thị trường nào, thời điểm nào, hình thức Marketing như thế nào cụ thể doanh nghiệp cần nghiên cứu những vấn đề:

* Thị trường và dung lượng thị trường

Doanh nghiệp cần có các thông tin về thị trường hàng hoá theo nhóm hàng, từđó có thể hiểu sâu về những thị trường này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 - Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chu kỳ: Sự

vận động của tình hình kinh tế, tính thời vụ trong sản xuất lưu thông và phân phối hàng hoá.

- Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động thị trường thành tựu khoa học cho phép người tiêu dùng được thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của mình và xuất khẩu, việc mua bán hàng hoá và vận chuyển chúng phải qua một thời gian dài và qua các nước, các khu vực khác nhau với những điều kiện khác nhau (thuế quan, phong tục tập quán...) đã làm giá cả biến động một cách phức tạp, dẫn đến các nhà xuất khẩu phải luôn theo dõi, nắm bắt được sự biến động của giá cả quốc tế, từ đó có mức giá chính xác, tối ưu.

* Lựa chọn bạn hàng kinh doanh

Các nội dung để tìm hiểu đối tác buôn bán có hiệu quả. - Quan điểm kinh doanh của đối tác.

- Lĩnh vực kinh doanh của họ.

- Khả năng về tài chính (khả năng về vốn cơ sở vật chất) - Uy tín và mối quan hệ của đối tác kinh doanh.

- Những người đại lý cho công ty kinh doanh và phạm vi chịu trách nhiệm của họđối với công ty.

c) Đề ra mc tiêu

Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là một mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng hoá, với giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào…

d) Đề ra bin pháp thc hin

Những biện pháp này là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra. Những biện pháp này bao gồm cả biện pháp trong nước và ngoài nước, trong nước như: đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Những biện pháp ngoài nước như: Đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh

ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý.

e) Sơ bđánh giá hiu qu kinh tế ca vic kinh doanh

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh được thông qua một số chỉ tiêu chủ

yếu sau:

+ Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu. + Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận + Chỉ tiêu hoà vốn.

Sau khi phương án kinh doanh đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng tổ chức thực hiện phương án thông qua việc quảng cáo, bắt đầu chào hàng chuẩn bị hàng hoá….

2.2.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu a) Đàm phán hợp đồng

* Các bước đàm phán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau người xuất khẩu và nhập và người nhập khẩu thì phải qua 1 quá trình giao dịch. Trong buôn bán quốc tế thường bao gồm những bước giao dịch chủ yếu sau:

- Hỏi giá (Inquiry): Đây có thể coi là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch. Nhưng xét về phương diện thương mại thì đây là việc người mua đề nghị

người bán cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.

Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Giá cả mà người mua hàng có thể

trả cho mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại, người mua nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn

để làm cơ sở cho việc quy định giá: loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

- Chào hàng (Offer): Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng như vậy phát giá có thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Nhưng trong buôn bán khi phát giá chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình.

Trong chào hàng ta nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả số

lượng, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn mua hàng, điều kiện thanh toán bao bì ký mã hiệu, thể thức giao nhận… trong trường hợp hai bên đã có quan hệ

mua bán với nhau hoặc điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì giá chào hàng có khi chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng. Những điều kiện còn lại sẽ áp dụng những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo điều kiện chung giao hàng giữa hai bên.

Trong thương mại quốc tế người ta phân biệt hai loại chào hàng chính: Chào hàng cốđịnh (Firm offer) và chào hàng tự do (Free offer)

- Đặt hàng (Oder): Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ

phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.

Thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên. Bởi vậy, ta thường gặp những đặt hàng chỉ nêu: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao hàng và một vài điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó. Về những điều kiện khác, hai bên áp dụng điều kiện chung về thoả thuận với nhau hoặc theo những điều kiện của hợp đồng ký kết trong lần trước.

- Hoàn giá (Counter-offer): Khi nhân được chào hàng (hoặc đặt hàng) không chấp nhận hoàn toàn chào hàng (đặt hàng) đó mà đưa ra một đề

nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá, chào hàng trước coi như huỷ bỏ

trong thực tế, một lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

- Chấp nhận giá (Acceptance): Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra khi đó hợp đồng được thành lập. Một chấp thuận có hiệu lực về mặt pháp luật, cần phải đảm bảo những điều kiện dưới đây.

+ Phải được chính người nhận giá chấp nhận

+ Phải đồng ý hoàn toàn vềđiều kiện với mọi nội dung của chào hàng. + Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị.

- Xác nhận (Confirmation): Hai bên mua bán sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có khi cẩn thận ghi lại mọi

điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận. Văn kiện do bên bán gửi thường gọi là nhận bán hàng do bên mua gửi và giấy xác nhận mua hàng. Xác nhận thường được lập thành 2 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản.

Các bước giao dịch của hoạt động thương mại quốc tế có thể tóm tắt sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Giao dịch của hoạt động thương mại quốc tế

* Các hình thức đàm phán

Đàm phán giao dịch qua thư tín (email)

Ngày nay đàm phán thông qua thư tín và điện tín vẫn còn là môt hình thức chủ yếu để giao dịch giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay cả sau này khi hai bên đã có

điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương mại.

Hỏi giá Chào hàng Đặt hàng Hoàn giá Chấp nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 So với việc gặp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí. Trong cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Người viết thư có điều kiện để cân nhắc suy nghĩ tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo léo dấu kín ý định thực sự của mình.

Những việc giao dịch qua thư tín thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán sẽ trôi qua. Tuy nhiên với sự phát triển của mạng Internet như hiện nay thì nhược điểm này đã được khắc phục phần nào. Với

đối phương khéo léo già dặn thì việc phán đoán ý đồ của họ qua lời lẽ trong thư là một việc rất khó khăn.

Giao dịch đàm phán qua điện thoại

Việc đàm phán qua điện thoại nhanh chóng, giúp các nhà kinh doanh tiến hành đàm phán một cách khẩn trương đúng vào thời điểm cần thiết. Nhưng phí tổn điện thoại giữa các nước rất cao, do vậy các cuộc đàm phán bằng điện thoại thường bị hạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trình bày chi tiết, mặt khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng không có gì làm bằng chứng những thoả thuận, quyết định trao đổi. Bởi vậy điện thoại chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương sợ lỡ thời cơ, hoặc trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận xong chỉ cần chờ xác định nhận một vài chi tiết… khi phải sử dụng điện thoại, cần chuẩn bị thật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đềđược nêu lên một cách chính xác. Sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác định nội dung đã đàm phán, thoả thuận.

Giao dịch đàm phán bằng cách gặp trực tiếp

Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện giao dịch, về mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức đàm phán đặt biệt quan trọng. Hình thức này đẩy nhanh tốc độ

giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tin hoặc điện thoại đã kéo dài quá lâu mà không có kết quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Hình thức này thường được sử dụng khi có nhiều điều kiện phải giải thích cặn kẽđể thuyết phục nhau hoặc về những hợp đồng lớn, phức tạp.

b) Ký kết hợp đồng xuất khẩu

Trên thị trường thế giới tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm riêng với kỹ thuật giao dịch riêng. Căn cứ

vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và đối tượng, năng lực người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch cho phù hợp.

- Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch mà người mua và người bán thoả

thuận, bàn bạc thảo luận trực tiếp về hàng hóa giá cả, điều kiện giao dịch

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 36)