Trong những năm qua, số lượng lượng xuất khẩu gạo TCT liên tục tăng, tuy nhiên cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của TCT có xu hướng biến
động tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung, CuBa và Trung Quốc vẫn là hai nước có số lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhất TCT, chiếm 64,38% năm (2013) tổng số lượng gạo xuất khẩu. Với dân sốđông, sức tiêu thụ ngày càng tăng dẫn tới việc nhập khẩu gạo của Trung Quốc liên tục tăng trong những năm qua và đang dần trở thành nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam cũng như TCT những năm tới, cụ năm 2013 sản lượng Gạo XK sang Trung Quốc của TCT tăng 56,97% so với năm 2012, và dự kiến những năm tới còn tăng hơn nữa. Còn đối với CUBA thì việc xuất khẩu gạo sang đất nước này có xu hướng tăng giảm thất thường trong 3 năm qua, nguyên nhân chính là do chính sách mở cửa nên kinh tế, CuBa là một trong những thị trường tập trung lớn và kênh xuất khẩu chủ yếu qua đàm phán cấp Ủy ban liên Chính phủ hai nước Việt Nam - CuBa, giờ đây chính sách mở cửa nền kinh tế, chính trị đã làm cho việc nhập khẩu Gạo có những thay đổi, mở thầu cạnh tranh đối với những lô hàng nhập khẩu lớn và có những thời điểm chúng ta không trúng thầu… Thị trường chủ lực thứ 3 của TCT là Châu Phi. Lượng gạo xuất khẩu của TCT sang thị trường Châu Phi không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2011 xuất 117.653 tấn tức chiếm 18,43% tổng lượng gạo xuất khẩu và năm 2013 xuất 150.317 tấn gạo, tức chiếm 19,5%. Và cuối cùng là số lượng không đồng đều của một số nước đến từ Châu Âu, Châu Á ngoài Trung Quốc và chiếm 9,02% về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Bảng 4.9. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường của TCT từ năm 2011-2013
Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng (tấn) Kim ngạch (1000 USD) Sản lượng (tấn) Kim ngạch (1000 USD) Sản lượng (tấn) Kim ngạch (1000 USD) CUBA 373.091 185.663 246.411 124.277 315.293 134.577 TRUNG QUỐC 72.306 37.645 115.288 60.185 180.958 67.671 CHÂU PHI 117.653 62.244 139.995 63.636 150.317 58.942 CHÂU MỸ 37.903 23.371 67.749 35.106 54.595 28.506 CHÂU ÂU 14.526 8.908 28.480 15.945 25.054 12.394 CHÂU Á (TRỪ TQ) 22.809 15.274 43.190 23.902 44.520 19.059 Tổng 638.288 333.105 641.113 323.051 770.737 321.149 ( Nguồn: Vinafood1)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Phân tích thị trường xuất khẩu của TCT theo số lượng
Trong những năm vừa qua, các thị trường xuất khẩu gạo của Tổng công ty có rất nhiều biến động và càng nên khó khăn hơn do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nội địa và các công ty đa quốc gia muốn tham gia xuất khẩu gạo Việt Nam do sản lượng cao nhưng mức giá vẫn thấp hơn so với giá thế
giới. Ngoài ra, người mua ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng và quy trình XK, các biến động về chính trị và xã hội tại các thị trường tiềm năng cũng khiến cho nhu cầu gạo giảm sút. Tuy nhiên Tổng công ty đã đã đề ra và thực thi những chiến lược hiệu quả trong việc giữ các thị trường truyền thống như Cuba, Iraq, Angola, Croatia và đồng thời mở rộng thêm các thị trường mới nhưĐông Timor, Trung Quốc, Thổ Nhĩ, Kỳ….
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT năm 2012 tăng so với 2011 là 2.825 tấn, tức tăng 0,44%. Nhưng năm 2013 tăng 129.624 tấn. Tăng 20,22% so với năm 2012. Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng xuất khẩu gần như giữ nguyên năm 2011/2012 (tăng 0,44%) là do năm 2012 một năm đầy biến động về tài chính, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao. Trong khi đó, các thị trường truyền thống như: Châu Phi, Indonesia, Singapore, Senegal và Philippines lại sụt giảm cả về giá trị và số lượng nhập khẩu. Chính điều này đã ảnh hưởng tới lượng gạo xuất khẩu của TCT. Tuy nhiên nhìn chung qua bảng số liệu trên ta có thể chia thị trường thành 2 nhóm cơ bản sau:
Bảng 4.10. So sánh sản lượng gạo xuất khẩu của TCT qua các thị trường giai đoạn năm 2011-2013
Thị trường
Năm 2012/2011 Năm 2013/2012
Sản lượng
(tấn) Tươ(%) ng đối Sản l(tấượn) ng Tươ(%) ng đối
CUBA -126.680 -33,95 68.882 27,95 TRUNG QUỐC 42.982 59,44 65.670 56,96 CHÂU PHI 22.342 18,99 10.322 7,37 CHÂU MỸ 29.846 78,74 -13.154 -19,42 CHÂU ÂU 13.954 96,06 -3.426 -12,03 CHÂU Á (TRỪ TQ) 20.381 89,36 1.330 3,08 Tổng 2.825 0,44 129.624 20,22 Nguồn: Vinafood1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy được hầu hết các thị trường có xu hướng xuất khẩu tăng lên, riêng Cuba giảm 1/3 sản lượng nhập khẩu gạo. Trong 3 năm qua TCT đã tích cự mở rộng thị trường XK nên lượng gạo xuất khẩu đã không ngừng tăng lên. Cụ thể là Trung Quốc năm 2012 tăng 42.982 tấn (tăng 59,44%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 65.670 tấn so với năm 2012 (tăng 56,96%). Thị trường Châu Phi năm 2012 lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này tăng 22.342 tấn (tăng 18,99%) so với năm 2011. Năm 2013 tăng 10.322 tấn ( tăng 7,37%) so với năm 2012. Xét về giá trị tương đối tăng mạnh nhất là thị trường một số nước Châu Âu, cụ thể là năm 2012 về lượng tăng 13.954 tấn, tuy nhiên về giá trị tương đối lại tăng 96,06% so với năm 2011, và năm 2013 lại bắt đầu xu hướng giảm 3.426 tấn ( giảm 12,03%) so với năm 2012. Như vậy cho thấy đây là những thị trường được xem là ổn định và đầy tiềm năng của TCT. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu hằng năm của thị
trường Châu Phi là rất lớn thế nhưng TCT vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tức chưa có sự tương xứng về tiềm năng giữa hai bên.
Các thị trường còn lại như Châu Âu, Châu Mỹ (trừ CuBa), Châu Á (trừ
Trung Quốc) nhìn chung đây là những thị trường không ổn định và tiêu thị
với khối lượng nhỏ. Nguyên nhân chính là do các thị trường này đã có thể tự
túc về lương thực hoặc gạo Việt Nam không thể cạnh tranh với gạo Mỹ, gạo Thái Lan vào các thị trường khó tính như Châu Âu , Châu Úc và các nước Châu Á khác như: Nhật Bản , Hàn Quốc. Vì vậy đây không phải là những thị
trườn tiềm năng của TCT.
Phân tích thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty theo kim ngạch
Mặc dù sản lượng gạo XK năm 2012 có tăng so với năm 2011 nhưng kim ngạch Xuất Khẩu năm 2012 lại giảm 10,054 triệu USD (giảm 3,02%) so với năm 2011 và sản lượng năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng kim ngạch lại giảm so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ, chúng ta đã đưa vào một số giống lúa cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 năng suất cao, và đi kèm đó là việc giá gạo thế giới liên tục giảm. Chính điều này đã làm cho kim ngạch gạo năm 2013 giảm hơn năm 2011 và 2012 , mặc dù sản lượng tăng hơn 20%. Ngoài ra, tương tự như phân tích sản lượng, ta cũng chia thị trường đầy tiềm năng thành 2 nhóm sau:
Bảng 4.11. So sánh kim ngạch xuất khẩu gạo của Tổng Công ty theo thị trường giai đoạn 2011-2013
Thị trường Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Kim ngạch (1.000 USD) Tương đối (%) Kim ngạch (1.000 USD) Tương đối (%) CU BA - 61.386 -33,06 10.300 8,29 TRUNG QUỐC 22.540 59,88 7.486 12,44 CHÂU PHI 1.392 2,24 -4.694 - 7,38 CHÂU MỸ 11.735 50,21 -6.600 - 18,80 CHÂU ÂU 7.037 79,00 -3.551 -22,27 CHÂU Á (TRỪ TQ) 8.628 56,49 -4.843 - 20,26 Tổng - 10.054 - 3,02 - 1.902 - 0,59 (Nguồn: Vinafood)
Như phân tích ở trên các thị trường Trung Quốc, Châu Phi và một số
nước Châu Á khác là các thị trường có số lượng XK liên tục tăng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại không tăng, duy chỉ có Trung Quốc là có sự tăng đều về kim ngạch lẫn số lượng, năm 2012 tăng 22,54 triệu USD (tăng 59,88%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 7,48 triệu USD (tăng 12,44%) so với năm 2012. Bên cạnh đấy là thi trường Cuba tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung đây là thị trường chiếm 1/3 tổng kim ngạch XK của TCT, cụ thể kim ngạch năm 2012 giảm 61,38 triệu USD (giảm 33,06%) so với năm 2011 và
đến năm 2013 kim ngạch đã tăng 10,3 triệu USD (tăng 8,29%) so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do những hợp đồng bán cho Cuba trước đây chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 yếu Hợp đồng chính phủ, bây giơ bắt đầu thay thế bằng những hợp đồng thương mại nên giá được thỏa thuận bởi hai bên, nên số lượng tăng giảm theo từng thời điểm, đảm bảo theo đúng giá thị trường nên khi số lượng tăng thì kim ngạch tăng. Tương tự việc bán hàng qua thị trường Châu Phi là thị trường
đầy tiềm năng, nhu cầu lớn, giá cả hợp lý đảm bảo cho lợi nhuận của Tổng Công ty.
Các thị trường còn lại là các thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng giảm thất thường. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của giá gạo Thái Lan, do thị trường cạnh tranh nên năm 2012, 2013 kim ngạch giảm hơn năm 2011. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là thị trường Philippines, mặc dù sản lượng không ngừng tăng lên qua các năm nhưng kim ngạch lại tăng giảm một cách bất thường. Ngoài nguyên nhân chính trên thì còn một nguyên nhân khác là do hợp đồng thực hiện việc bán gạo giữa Tổng Công Ty và một số nước là thông qua hình thức chính phủ hoặc là hình thức đấu thầu nên giá gạo và các
điều khoảng bán hàng không được như mong muốn của Tổng Công Ty. Vì vậy trong tương lai nếu muốn đảm bảo hoạt động kinh doanh có lợi và bền vững thì Tổng Công Ty cần phát triển nhiều hợp đồng thương mại hơn nữa.