Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 57)

3.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm

Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật của khâu bảo quản và chế biến, sản phẩm của Vinafood1 ngày càng đa dạng và phong phú:

- Các sản phẩm chính cho nội địa và xuất khẩu: Các loại gạo (hạt tròn, hạt dài, tám thơm, nếp hoa vàng). Các loại nông sản ( hạt tiêu, hạt điều, lạc nhân, cà phê, vừng, đậu xanh, ngô, sắn lát…)

- Các sản phẩm chế biến: Gạo, bột mỳ, muối các loại, mì ăn liền, thức

ăn chăn nuôi, nước giải khát. Trong đó sản phẩm gạo chất lượng ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần tạo thương hiệu Vinafood 1 trên thị

trường quốc tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhìn chung việc đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn đang được tổ chức triển khai, hướng dẫn cho các công ty thành viên thực hiện. Đến nay đã có nhiều đơn vịđang triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và đã có một đơn vị được cấp chứng chỉ ISO. Ngoài ra TCT đã tổ chức nhiều lớp học bổ sung kiến thức về công tác quản lý đo lường chất lượng sản phẩm cho các công ty thành viên, do đó chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm xuất khẩu ngày càng

được nâng cao.

3.1.3.2. Đặc điểm về lao động

Lao động là một nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của tổng công ty, đặc điểm về quy mô, số lượng cũng như trình độ của đội ngũ lao động quyết định trực tiếp tới hiệu quả của công tác sử dụng lao động.

Tổng số lao động của tổ hợp Công ty mẹ – công ty con Tổng công ty Lương thực miền Bắc đến 31/12/2013 (bao gồm cả lao động sáp nhập từ Tổng công ty Muối) là 6.706 lao động (Trong đó: Lao động nữ là 2.798 chiếm 41,7%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Tổng số lao động của Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc (bao gồm cả lao động sáp nhập từ Tổng công ty Muối) là 1.260 lao động (Trong đó: Lao động nữ là 378 chiếm 30%).

Đội ngũ lao động tại Vinafood1 biến động tăng trong những năm 2011

đến 2013. Tuy nhiên nhìn chung đội ngũ lao động của Tổng công ty tương đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 3.1. Đội ngũ lao động của Vinafood giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng số lao động 6.630 100,00 6.670 100,00 6.706 100,00 99,40 99,46 99,43 1. Phân theo giới tính - Nam 3.854 58,13 3.882 58,20 3.908 58,28 99,28 99,33 99,31 - Nữ 2.776 41,87 2.788 41,80 2.798 41,72 99,57 99,64 99,61 2. Phân theo trình độ - Trên đại học 50 0,75 55 0,82 58 0,87 90,91 93,75 92,33 - Đại học, cao đẳng 2.979 44,93 2.995 44,90 3.025 45,11 99,47 99,00 99,23 - Trung học chuyên nghiệp 1.902 28,69 1.912 28,67 1.929 28,77 99,47 99,12 99,29 - Công nhân kỹ thuật 1.699 25,63 1.708 25,61 1.693 25,25 99,48 100,88 100,18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Quy mô đội ngũ lao động ổn định ít biến động đã không làm xáo trộn sự phân công lao động một cách đột ngột, công tác phân công sử dụng lao

động dễ dàng thích ứng và có kế hoạch trước những biến động nhỏ, do vậy

đây chính là một yếu tố thuận lợi cho việc phân công và sử dụng lao động tại Tổng công ty.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động theo trình độ

3.1.3.3. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn

Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, cơ cấu vốn của công ty được phân loại dựa theo 2 tiêu thức đó là phân loại theo nguồn hình thành, phân loại theo hình thức chu chuyển. Đối với Vinafood1 cũng giống với hầu hết các Tổng công ty khác, cơ cấu vốn được phân loại theo hình thức chu chuyển, bao gồm: vốn cốđịnh và vốn lưu động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Bảng 3.2. Cơ cấu vốn của Vinafood1

ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 So sánh

Số tiền Cơ cấu

(%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ Vốn lưu động 8.506 90,61 8.672 89,39 8.675 89,04 98,09 99,97 99,03 Vốn cốđịnh 882 9,39 1.029 10,61 1.068 10,96 85,71 96,35 91,03 Tổng vốn 9.388 100,00 9.701 100,00 9.743 100,00 96,77 99,57 98,17 Nguồn: Vinafood1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Trong 3 năm vừa qua, cơ cấu vốn Vinafood1 đã có những sự thay đổi nhỏ. Năm 2011 trong tổng nguồn vốn của công ty thì vốn cố định chiếm 9,39% và vốn lưu động chiếm hơn 90%. Đến năm 2013 thì có sự dịch chuyển về cơ cấu vốn, vốn cố định tăng hơn 1,5% lên chiếm 10,96%, trong khi đó vốn lưu động là 89,04%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh sự dịch chuyển của cơ cấu vốn thì tổng nguồn vốn cũng có sự

thay đổi, tổng vốn đã tăng từ 9.388 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 9.743 tỷ đồng năm 2013, bình quân qua 3 năm tăng gần 2%.

Biểu đồ 3.2. Sự tăng giảm vốn của Vinafood1 Cơ cấu nguồn vốn

Trong điều kiện kinh tếđang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nói chung và Vinafood1 nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm với quy mô vốn sản xuất kinh doanh lớn. Thì đối với Vinafood1 việc chủ động nguồn vốn để duy trì cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong hoạt động tài chính của tổng công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2011-2013 (ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Số tiền Cơ cấu

(%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Nợ phải trả 6.117 65,16 6.019 62,05 5.787 59,40 Nợ dài hạn 154 2,52 634 10,53 208 3,59 Nợ ngắn hạn 5.963 97,48 5.385 89,47 5.579 96,41 Vốn chủ sở hữu 3.271 34,84 3.682 37,95 3.956 40,60 Tổng Vốn 9.388 100,00 9.701 100,00 9.743 100,00 Nguồn: Vinafood1

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm gần đây, Vinafood1 đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Với tình hình chung của nước ta hiện nay là thị trường chứng khoán đang trong tình trạng khủng hoảng, việc phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài nhằm thu hút nguồn vốn rỗi rãi trong dân chúng đang rất là khó khăn, do sự mất niềm tin của người dân vào thị

trường chứng khoán trong những năm gần đây. Chính vì thế công ty chủ yếu là vay nợ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các khoản nợ phải trả có xu hướng biến động qua các năm,

điều này cho thấy công ty có nhu cầu vốn lớn và các tổ chức tín dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà Vinafood1 đã tạo dựng được trong những năm qua, thì nay lại được chứng minh rõ nét hơn khi mà nợ phải trả

chiếm tỷ trọng ngày càng giảm đi trong tổng nguồn vốn điều đó khẳng định sự phát triển đi lên của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

3.1.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Vinafood1

ĐVT:Tđồng Chỉ tiêu (Tỷ2011 đồng) (Tỷ2012 đồng) (Tỷ2013 đồng) So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Doanh thu 8.624 12.523 12.908 68,87 97,02 82,94 Lợi nhuận trước thuế 514 338 415 152,07 81,45 116,76

Nguồn: Vinafood1

Trong 3 năm gần đây kết quả kinh doanh của Tổng công ty có sự biến

động, cụ thểđược thể hiện ở bảng trên và biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.3. Doanh thu và lợi nhuận của Vinafood1 3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thp s liu

- Thông tin số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập thông qua sách, báo, tạp chí, Internet, các bản báo cáo tài chính, báo cáo xuất nhập khẩu của Tổng Công ty, các số liệu trong niên giám thống kê và số liệu trên trang thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNN, Hiệp hội lương thực Việt Nam…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 - Thông tin số liệu sơ cấp:

+ Số liệu theo dõi ghi chép, phản ánh các thông tin từ Ban Kế hoạch kinh doanh& SXCB, Ban kinh tếđối ngoại của Tổng công ty.

+ Thu thập thông tin từ các phỏng vấn, các chuyên viên phụ trách nghiệp vụ, cán bộ quản lý…

3.2.2. Phương pháp tng hp và x lý s liu

- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về các đặc điểm chính của việc xuất khẩu gạo nói chung và Tổng công ty Lương thực miền Bắc nói riêng.

- Toàn bộ số liệu tổng hợp được xử lý trên máy tính theo chương trình EXCEL, bảng tính cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển thị trường, tốc độ tăng kim ngạch XK của Tổng công ty trong một năm.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số lượng tương đối, cơ cấu. Dựa vào các số liệu thống kê có được để đưa ra các đánh giá chung và xây dựng được các số liệu về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ: Biến động về số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng… So sánh giữa cơ sở lý luận về xuất khẩu và tình hình thực tế trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty.

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên nghiên cứu, phân tích và tổng hợp của nhóm chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Tổng công ty. Các chuyên gia sẽđưa ra nhận định về các thành phần cùng với các nhân tố liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua

4.1.1. Giá tr và sn lượng go xut khu

Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế

kỷ trước thì những năm 2005 – 2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở

mức trên 4,5 triệu tấn và có bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ

2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2010.

Hình 4.1. Xuất khẩu gạo Việt Nam từ mùa vụ 2005 - 2011

Đến năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,1 triệu tấn (tức giảm 14,5%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 15,07%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả

này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo và không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề

ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) Số lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD) 7,10 3,50 7,72 3,45 6,60 2,93

(Nguồn: Ghi chép tổng hợp từ VFA)

Sự sụt giảm mạnh nhất được ghi nhận tại thị trường Indonesia khi quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu (NK) gạo từ Việt Nam so với vị trí thứ 3 năm 2012. XK gạo của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 146.753 tấn với giá trị 85,71 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 81,42% về

khối lượng và giảm 78,12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Philippines giảm từ vị trí nhà NK gạo lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2012 xuống vị trí thứ 5 năm 2013. Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về

nhu cầu gạo từ quốc gia này khi lượng gạo XK sang thị trường này chỉ đạt 362.043 tấn trị giá 160,66 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 67% về khối lượng và giảm 65,71% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó Malaysia tiếp tục là thị trường NK gạo lớn thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên lượng NK gạo của quốc gia này từ Việt Nam chỉ đạt 453.240 tấn trị giá 225,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, giảm 39,05% về khối lượng và giảm 42,49% về giá trị so với năm 2012.

Như vậy, năm 2013 là một năm khó khăn của ngành gạo do áp lực cạnh tranh cao và nhu cầu lương thực trên thế giới giảm.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) một lần nữa đã phải điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 xuống 6,7 triệu tấn, giảm 11% so với kế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

4.1.2. Cht lượng và chng loi go xut khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chú trọng đầu tư xuất khẩu gạo đồ và gạo thơm. Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore là những khách hàng chính của loại gạo này. Ở phân khúc này, Việt Nam lại đụng phải đối thủ mạnh là Thái Lan. Thái Lan vốn có thế

mạnh về loại gạo cao cấp từ rất lâu và khó có nước nào có thể cạnh tranh lại gạo thơm của nước này. Trung bình lượng tiêu thụ gạo thơm hằng năm trên thế giới vào khoảng 2-3 triệu tấn, trong đó riêng Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 1,5-1,8 triệu tấn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam rất khó chen chân vào cánh cửa hẹp này.

Hiện nay Việt Nam chủ yếu sản xuất gạo trắng, hạt dài, loại gạo đang chiếm 60% lượng tiêu thụ trên thế giới. Ưu điểm của loại gạo này là sản lượng ổn định, chất lượng tương đối và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Gạo trắng, hạt dài hiện có nhiều loại giá, có loại giá bán khoảng 300-400 USD/tấn, có loại giá tới 500-600 USD/tấn. Với cung giá rộng như vậy, Việt Nam có thể dàn trải sản phẩm xuất khẩu và thu hút được nhiều thị trường khác nhau. Có thể nhận thấy đây là loại gạo đang tạo ưu thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam so với các nước khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý

đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.

Bên cạnh đó hiện nay bà con nông dân vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ

với Doanh nghiệp dẫn tới sự dụng các giống lúa cho năng suất cao, dễ chăm bón ( IR50404), tuy nhiên giống lúa này lại cho ra gạo phẩm cấp thấp và rất khó bán đối với thị trường XK.

Về lâu dài, để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo cũng như lợi nhuận cho cả

nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng sản xuất cụ thể. Doanh nghiệp phải có hợp đồng cụ thể với nông dân để đảm bảo bao

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 57)