Kinh nghiệm về xuât khẩu gạo của thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 31 - 33)

Hình thức XNK hiện nay được coi là một trong các hình thức giao dịch buôn bán chủ yếu giữa các công ty trên thị trường quốc tế. Dù là các nước phát triển hay đang phát triển thì mục tiêu chủ yếu thôi thúc họ tham gia kinh doanh quốc tế cũng là để tăng doanh thu bán hàng đồng thời đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình. Chủ yếu các công ty thường tiến hành tham gia thị trường quốc tế khi họ nhận ra thị trường trong nước đã trở nên bão hòa với các dòng sản phẩm của DN. Chính việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ

tạo ra sự ổn định trong luồng tiền giúp công ty có khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp.

Trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ mà cụ thể là việc nới lỏng các hàng rào bảo hộ cũng như quá trình hình thành nên các liên minh, liên kết kinh tế thì sự kiện các DN tham gia mở rộng thị trường XK trên mọi quốc gia là điều tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều đó sẽ mang lại cho DN càng nhiều cơ hội phát triển nhưng tình hình cạnh tranh giữa các DN cũng trở nên gay gắt hơn ở cả thị trường trong nước và trên thế giới.

Việc một quốc gia tiến hành mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì cũng sẽđồng nghĩa với việc các DN nước ngoài được phép tham gia vào thị trường nội địa của quốc gia đó. Khi đó, những đối thủ nước ngoài có tiềm lực lớn mạnh hơn sẽ khiến cho các DN trong nước phải nhường lại một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 phần lớn thị trường nội địa cho họ. Trong tình huống như vậy, các DN muốn duy trì được thị phần như cũ thì sẽ phải thực hiện những biện pháp cạnh tranh hết sức gay gắt, như vậy thì DN sẽ không thể tránh được việc bỏ ra một khoản chi phí rất lớn mà tỷ lệ thành công thì vẫn chưa nắm chắc trong tay. Trong khi đó lại có một cách khác ngắn hơn, chi phí bỏ ra cũng thấp hơn mà vẫn khiến DN tăng được doanh thu của mình. Đó chính là việc các DN tham gia thị trường quốc tếđể mở

rộng thị trường XK của mình. Cứ mỗi một sản phẩm được chấp nhận trên thị

trường là lại thêm một sản phẩm của DN có lợi thế cạnh tranh xuất hiện trên thị

trường đó. Nghĩa là, khi đã bán được một sản phẩm nào đó tại một thị trường nào đó thì chứng tỏ nó cũng có cơ hội được chấp nhận ở một thị trường khác.

Kinh nghiệm quốc tế từ lâu đã được công nhận là một nhân tố có vai trò rất quan trọng với hoạt động kinh doanh quốc tế của mỗi một DN. Kinh doanh lúc nào cũng phức tạp và kinh doanh quốc tế với những khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn giữa những yếu tố mang tính nhạy cảm cao như văn hóa, hệ

thống luật pháp…lại càng được coi là phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, nếu thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế sẽ khiến DN có những quyết định sai lầm, dễ gặp thiệt thòi và khó lòng mà có thể tồn tại lâu dài được trên thị trường quốc tế. Ngược lại, khi có những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế đầy đủ, DN sẽ có khả năng hoạch định nên những chiến lược kinh doanh khả thi. Và trong thực tế, khi tiến hành XK, các nhà kinh doanh vẫn coi đây là cách thức tích lũy kinh nghiệm quốc tế hiệu quả nhất mà chi phí cùng với tỷ lệ rủi ro là tương đối thấp. Vậy hoạt động DN đẩy mạnh XK là cả một quá trình chứa đựng rất nhiều bước quan trọng, từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, thị trường nước ngoài về các mặt như văn hóa, kinh tế, luật pháp, chính trị,…rồi cả môi trường vi mô là các kênh phân phối, đối thủ

cạnh tranh…Nếu DN có khả năng tiến hành mọi khâu của quá trình trên thì sẽ

thu được rất nhiều kinh nghiệm quốc tế có lợi trong hoạt động kinh doanh sau này trên thị trường quốc tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực miền bắc (vinafood1) (Trang 31 - 33)