Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ
2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Cũng trong mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị
trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thựcViệt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%). Bảng 4.3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.3. Xuất khẩu gạo Việt Nam mùa vụ 2011/2012
5% 10% 15% 25% 100% Glutinous Jasmine Các lokhác ại Tổng Chấu Á 2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797 Châu Phi 821.826 - 75.947 98.407 365.610 - 104.162 52.356 1.518.308 Châu Âu và các nước CIS 39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847 Châu Mỹ 32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333 Châu Úc 19.235 - - - 11.036 - 30.271 Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị
giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012).
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về
lượng và giảm 49,46% về kim ngạch).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về
lượng và tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về
kim ngạch) và Ba Lan (tăng 156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch). (Bảng 4.4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Bảng 4.4. Bảng so sánh một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới. Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là với Thái Lan về gạo thơm và gạo trắng. Lợi thế của Việt Nam là khả năng cạnh tranh của gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao ở châu Phi và nhu cầu từ các thị trường gần, giao hàng nhanh ở Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á mặc dù nhu cầu đang sụt giảm vẫn là các thị
trường truyền thống có hợp đồng tập trung, Việt Nam có khả năng cạnh tranh khi có nhu cầu. Riêng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu biên giới góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa khi các thị trường khác sút giảm mặc dù vẫn tiềm ẩn rủi ro trong thương mại. Các thị trường xuất khẩu gạo Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Phi… tiếp tục duy trì tốt. Đặc biệt, nhiều thị trường tiêu thụ
gạo mới như Dubai và các quốc gia vùng Trung Đông… có khả năng tiêu thụ
khả quan. Ngoài ra, thị trường Úc và châu Âu cũng đang rộng mởđối với một số loại gạo cấp cao…
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 33 trên tổng số
55 nước châu Phi (tăng 5 thị trường so với năm 2012) với kim ngạch đạt 775,02 triệu USD, tăng 2% so với năm 2012. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Bảng 4.5. Tổng hợp một số nước Châu Phi nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam
TT Thị trường Giá trị kim ngạch (Triệu USD) Tỷ lệ %
1 Bờ Biển Ngà 228,45 29,48 2 Ga na 182,80 23,59 3 Ca-mơ-run 60,86 7,85 4 Angola 48,72 6,29 5 Angieria 39,93 5,15 6 Mozambich 29,78 3,84 7 Ma đa gat xca 27,18 3,51 8 Ghi nê 17,62 2,27
9 Xê nê gan 17,43 2,25
10 Gha bong 16,60 2,14 11 Ta đa nia 16,10 2,08 12 Bê-nanh 15,61 2,01 13 Tô-gô 15,40 1,99 14 Nam Phi 14,39 1,86 15 Kenia 12,97 1,67 16 Một số nước khác 31,18 4,02 Tổng cộng 775,02 100,00
( Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang châu Phi
Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào châu Phi, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước như Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Ca-mơ-run, Ga- na, Ni-giê-ri-a, An-giê-ri... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Năm 2009, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
(OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ châu Phi nhằm tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bộ cũng tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường châu Phi, cơ chế nhập khẩu mặt hàng này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm 2011/2012, Bộ Công Thương đã gửi thưđến Bộ Thương mại các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo để đề xuất đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo nhằm giúp gạo Việt Nam có đầu ra ổn định, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này đồng thời tránh
được sự cạnh tranh từ gạo của các nước xuất khẩu khác. Tháng 6/2011, Bộ
Công Thương đã ký MOU về cung cấp gạo cho Cộng hoà Xi-ê-ra Lê-ôn. Tháng 3/2013, đoàn Bộ trưởng Thương mại Ghi-nê đã vào Việt Nam ký MOU về gạo theo đó Việt Nam cung cấp cho Ghi-nê gần 1 triệu tấn gạo, thời gian từ 2013 đến 2015. Tháng 8/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ Liên bang Cô-mô-rốt đã ký MOU về thương mại gạo, theo đó mỗi năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Cô-mô-rốt 60.000 tấn gạo, thời hạn từ
tháng 8/2013 đến hết tháng 12 năm 2015.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu, tháng 1 và tháng 11/2013, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và châu Phi tại Hà Nội và Ca-mơ-run. Đây là dịp để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 ngân hàng các bên tăng cường khả năng hợp tác, xác định nhu cầu của doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn.