Tây Bắc được ví là hòn ngọc của Tổ quốc, xứ sở của hoa ban, của Điện Biên lịch sử, của các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Lào, Lựu, La Hủ, Si La... Vùng văn hoá Tây Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, một phần của Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái và miền núi Thanh Hoá, Nghệ An. Đây là vùng có nhiều rừng núi trùng điệp nhất nước, có những ngọn núi cao nhât nước như ngọn Phan xi phăng, cao 3142m, Yam Phình, cao 3096m, Pú Luông, cao 2983m;Tây Bắc là nơi có những cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Tả Phình... và còn co những cánh đồng lòng chảo nổi tiếng đi vào câu ca dân gian: nhất Thanh, nhì Lò, tam Tấc, tứ Than, như là niềm tự hào của Tây Bắc. Tây Bắc cũng là nơi đầu nguồn của những dòng sông lớn như sông Đà, sông Mã. Khí hậu Tây Bắc là khí hậu nhiệt đới nhưng ở vùng cao ngả sang á nhiệt đới. Tây Bắc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của giáo lạnh thổi đến từ Đông bắc tới nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của những con gió nóng thổi từ phía Tây. Giao thông đi lại không mấy thuận tiện. Tây Bắc có những địa danh lịch sử gắn với thời đại như Điện Biên Phủ, có nhà máy thuỷ điện sông Đà, có Sa Pa với cảnh đẹp nổi tiếng.
Tây Bắc được xem như là một ngôi nhà lớn có hai tầng: tầng một / vùng thấp, là nơi cư trú chính của các dân tộc Thái, Lào, Lự, tuy nhiên, văn hoá Thái được xem là gương mặt văn hoá vùng thấp Tây Bắc; và tầng hai/ vùng cao, nơi cư trú của các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, Si La, Khơ Mú, gương mặt văn hoá tiêu biểu của vùng cao Tây Bắc chính là văn hoá Mông, Dao.
A. Vùng văn hoá tầng thấp Tây Bắc 1. Hoạt động kinh tế: 1. Hoạt động kinh tế:
Ở vùng thấp Tây Bắc, người Thái, Mường, Lào, sống bằng nghề làm ruộng nước là chính. Ruộng được khai khẩn tư những thung lũng lòng chảo Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) và trong thung lũng các dòng sông. Giống lúa truyền thống gần với lúa nếp. Kỹ thuật trồng lúa nước của người Thái đạt đến trình độ cao. Hệ thống thuỷ nông mương, phai, lái, lịn, cọn nước được hình thành từ lâu đời.
Ngoài cây lúa nước, trên các sườn đồi, đồng bào còn trồng các loại ngô, khoai, sắn, các loại đậu, đỗ, bầu, bí. Cây công nghiệp, cây ăn quả phổ biến là cây bông và cây xoài. Nghề thủ công của người Thái nổi bật nhất là nghề dệt vải và nghề đan lát. Họ tự túc vải đủ cho các nhu cầu làm quần áo, chăn, màn, rèm... Người Thái chăn nuôi trâu bò làm sức kéo và ăn thịt; nuôi lợn, vịt, gà, chó, cá ruộng, ngựa để vừa phục vụ cúng bái vừa làm thức ăn tiếp khách. Theo tập quán, con gái Thái đi lấy chồng phai mang theo của hồi môn bắt buộc là chăn, nệm, gối cho gia đình nhà chồng, vì thế, con gái Thái thường rất giỏi thêu và biết thêu từ khi còn nhỏ tuổi. Người Thái cũng có nhiều kinh nghiệm khai thác lâm thổ sản. Rau rừng, măng rừng tham gia vào bữa ăn hàng ngày. Ở vùng Tây Bắc, việc trao đổi hàng hoá chưa có truyền thống.
2. Đơn vị xã hội:
Người Thái cư trú thành bản. Bản của người Thái được dựng ở các chân núi, sườn núi và cư trú theo kiểu mật tập. Các nhà trong bản thường được xây dựng rất gần nhau, giữa các nhà chỉ có lối đi lại chứ không có vườn như nhà cửa của các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Bắc.
3. Đời sống vật chất:
Nhà cửa của người Thái được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Trên đầu hồi nhà Thái đen có ''khau cút''. Sàn nhà cao khoảng 1,6m. Hai phía đầu hồi đều có cầu thang đi lên nhà gọi là chán (sàn) và quản. Khách quen, nam giới lên nhà theo thang bên đầu quản; khách lạ và phụ nữthường đi thang bên chán vào nhà.Việc bố trí chỗ ở trong nhà hết sức chặt chẽ. Tính từ đầu quản sang đầu chán, dọc theo vách phía sau nhà là chỗ để thờ, chỗ ngủ của bố mẹ; chỗ ngủ của con gái lớn và vợ chồng trẻ ở cuối dãy. Con trai lớn trước khi đi ở rể ngủ ở quản. Giữa nhà, dọc theo đòn nóc có hai bếp. Bếp đun nước và sưởi đặt ở đầu quản, đây cũng là khu vực tiếp khách nam giới. Bếp nấu cám lợn, nấu ăn, đồ xôi đặ ở đầu chán. Xung quanh bếp này là chỗ tiếp khách nữ.
Quần áo Thái may bằng vải bông, nhuộm màu chàm. Bộ trang phục của nam giới đơn giản, có áo ngắn xẻ ngực, cài cúc và quần chân què. Bộ trang phục phụ nữ có váy, xửa cỏm (áo), khăn piêu đội đầu. Xửa cỏm bó sát lấy người, chiếc khăn piêu thêu hoa văn màu đỏ, làm tăng vẻ đẹp của người phụ nữ. Đồng bào dùng nón lá tre để che nắng, che mưa.
Người Thái có truyền thống ăn cơm nếp, rau. Người Thái có câu: ''Khảu, nặm dú năng đin
Cắm kin dú năng pá'' Nghĩa là:
''Cơm nước ở mặt đất Thức ăn ở trong rừng''.
Cách chế biến đồ ăn thức uống của người Thái có những nét riêng biệt. Cơm xôi đồ trên cái ninh, mỗi ngày đồ một lần ăn cả ngày. Rau xanh thường ăn sống, chấm muối giã tỏi ớt; rau có nhiều chất chát, đắng. Người Thái cung có nhiều cách chế biến thịt cá đậm tính dân tộc như món lạp, món nước chấm ''nặm pạ'', cá ăn gỏi, ăn nướng... Người Thái có tục uống rượu cần ''lảu xá'' và cả rượu chưng cất. Tục mời rượu rất nhiệt.
4. Sinh hoạt tinh thần:
Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Tày - Nùng, gần với tiếng Lào và Thái Lan và là thứ tiếng phổ thông ở vùng thấp Tây Bắc và miền núi của các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Tiếng Thái đã phát triển đến trình độ có chữ viết.
linh hồn và có nhiều loại thần khác nhau. Đồng bào quan niệm, con người có đến 80 hồn; 30 hồn đằng trước; 50 hồn đằng sau (xam xếp khoăn mang nả, hả xíp khoăn mang lăng). Người chết là chết phần xác, còn phần hồn về sống với tổ tiên.
Người Thái có tầng lớp thầy cúng, chuyên cúng chữa bệnh cho người ốm, mà theo quan niệm của Thái đó là đưa âm binh đi đánh đuổi tà ma, quỷ. Người Thái coi con ''phi phông'' là con ma chuyên làm hại người.
Người Thái có nhiều ngay lễ xên bản, xên mường để cầu mong trời đất, thần linh phù hộ cho dân làm ăn thuận lợi, cầu cho mưa thuận gió hoà, sâu bọ, dã thú không phá hoại mùa màng. Ngày lễ đã trở thành ngày hội với các phần vui chơi tập thể như ném còn, múa tập thể. Con gái Thái vốn nổi tiếng là múa dẻo và đẹp.
Vốn văn nghệ dân gian của người Thái rất phong phú. Những truyện truyền miệng lâu đời như sóng chụ son sao, Khun lú nàng ủa, trở thành những di sản tinh thần sống mãi với lịch sử dân tộc. Làn điệu dân ca nổi tiếng của người Thái là hát ''khắp''. Tiếng ''khắp'' luôn mượt mà, đầy tình nhân ái, làm say đắm lòng người.
Y học dân gian Thái cũng khá phát triển. Từ xưa, với các loại lá cây rừng, người Thái đã tự bào chế, chữa được nhiều thứ bệnh thông thường. Họ đề cao việc phòng ngừa bệnh tật, thể hiện rất rõ trong ăn uống. Họ thường uống nước lã nhưng lại ít bị bệnh đuờng ruột, có lẽ do dùng nhiều chất chát, cay trong bữa ăn.
Đơn vị xã hội thấp nhất của người Thái là bản (làng). Trong bản có đủ các mối quan hệ xã hội, kinh tế, văn hoá. Đứng đầu bản là trưởng bản. Gắn với nhà nước là một hệ thống Phìa với chức năng quản lý bản. Tổ chức trên bản là Mường. Đứng đầu Mường là Anha. Việc quản lý xã hội được thực hiện theo luật tục.
Gia đình người Thái là gia đình phụ hệ. Con trai trong gia đình được thừa kế tài sản cố định, con gái đi lấy chồng mang theo của hồi môn. Trong hôn nhân, người Thái có tục ở rể có thời hạn. Thông thường, sau khi tổ chức đám cưới, chú rể phải đến ở rể nhà cô dâu từ đến 3 năm. Trong thời gian ở rể được cùng lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác trong gia đình bố mẹ vợ. Trong quan hệ gia đình người Thái có mối quan hệ ba dòng họ rất đáng quan tâm: ''Ải nọng'' - anh em họ nội, ''Lúng ta'' - anh em họ ngoại, ''Nhính xao'' - anh em họ nội của gia đình chồng các chị em gái. Mối quan hệ ba dòng họ một mặt có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống hàng ngày, mặt khác và quan trọng hơn là phải có bổn phận
giúp nhau trong những công việc lớn của gia đình như việc cưới, tang, làm nhà mới.
Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nghiêm túc theo những tục lệ hình thành từ lâu đời. Họ quan niệm, chết đi là sống ở thế giới bên kia, nên người chết cũng được chia của như người sống. Người Thái cũng có tục lam nhà mồ, nhà mồ đuợc làm ngay trên mộ của người sống, là nhà sàn. trong nhà sàn có cả các dụng cụ sinh hoạt như chă, đệm, cuốc, dao...
thậm chí còn thả gà, lợn một cách tượng trưng (sau đó bắt lại đem về). Người Thái vừa thực hiện thổ táng, vừa thực hiện hoả táng. Tục hoả táng có lẽ do ảnh hưởng văn hoá Phật giáo. Người Thái rất chú ý đến việc dạy dỗ con cái. Công việc giáo hoá này được thực hiện theo một quan niệm rất cụ thể và nhân văn. Họ có câu:
''Tặp lục tặp kẻn ta Tặp ma tặp mậy cậy'' Có nghĩa:
''Đánh con đánh bằng mắt Đánh chó đánh bằng gậy''
Con gái Thái theo làm nghề của người phụ nữ từ lúc lên 8 - 10 tuổi. Cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động sản xuất như làm nương, dệt vải... Con trai làm các công việc đồng áng. Đặc biệt,
sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rể, bố vợ có trách nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm việc những việc rất cụ thể, từ mài dao, đan gùi... đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày.
B. Vùng văn hoá tầng cao Tây Bắc
Vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc có nhiều dân tộc sinh sống, như người Mông, Dao, La Hủ, Si La...
Song văn hoá tiêu biểu của vùng này là văn hoá Mông và Dao. Cư dân Mông - Dao cư trú và làm ăn trên vùng núi cao từ 800m đến 1000m so với mặt biển. Đây là vùng ít nước, khí hậu kiểu á nhiệt đới.
Cư dân vùng cao Tây Bắc và cả Việt Bắc sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt cây lương thực trên khô cạn. Hai loại cây lương thực được trồng phổ biến là cây lúa nương ở Tây Bắc và cây ngô ở Việt Bắc. Đồng bào có tập quán sống du canh du cư. Ngoài trồng trọt, cư dân vùng cao còn chăn nuôi đại gia súc, gia cầm như trâu, bò, ngựa; nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, chó, dê. Việc chăn nuôi nhằm mục đích là cúng bái và ăn thịt. Bên cạnh đó, ngành nghề thủ công của cư dân vùng cao phát triển đa dạng, gồm nghề dệt, đan lát đồ mây tre, nghề mộc, và đặc biệt là nghề rèn. Người Mông có kỹ thuật tôi rèn thép rất tốt. Các sản phẩm như dao, cuốc, lưỡi cày đạt kỹ thuật rất cao.
Sống ở miền núi, môi trường xung quanh là cây rừng, hơn nữa trình độ sản xuất còn thấp nên việc hái lượm lâm thổ sản và săn bắn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào. Nơi cư trú của cư dân vùng cao là các sườn núi, tạo thành các bản làng. ranh giới làng thường rất rộng, các gia đình trong làng sống rải rác, ít làng sống tập trung.
Nhà ở của cư dân vùng cao là nhà đất, làm bằng gỗ, tranh tre, nứa lá. Nhà thường ba gian, mái nhà thấp, không có cửa sổ, có một cửa chính ở gian giữa và hai cửa sổ phụ ở hai đầu. Trong nhà người Mông, nơi thờ là bức vách phía sau gian giữa, đối diện với cửa chính ra vào. Hai gian cạnh, mỗi gian có một bếp: một để sưởi và nấu cơm nước, một bếp để nấu cám lợn. Việc bố trí chỗ ngủ và sinh hoạt gia đình phù hợp với việc sử dụng bếp trong nhà: gian bếp là là chỗ ngủ của hai vợ chồng trẻ, gian bên kia là chỗ ngủ của hai ông bà, gian giữa là nơi sinh hoạt chung của gia đình; ăn cơm, tiếp khách.
Trang phục của người vùng cao may bằng vải lanh. Phụ nữ Mông mặc váy và áo xẻ ngực nhưng không cài cúc mà gấu áo cho vào trong váy. Cổ áo của phụ nữ Mông là trung tâm trang trí của chiếc áo. Cổ áo rộng khoảng 15cm, dài khoảng 30cm, được khâu vào áo và treo trên vai như cổ áo bộ đội hải quân. Ngoài váy áo, trang phục của phụ nữ còn có tạp dề, thắt lưng, khăn đội đầu, xà cạp. Nam giới mặc bộ trang phục như bộ bà
ba. Đồng bào vùng cao thường dùng ô che nắng, che mưa.
Người vùng cao ăn cơm, canh rau. Cơm đựơc nấu một lần vào buổi sáng và để ăn cả ngày. Bữa ăn tổ chức đơn giản: trên bàn để một rá cơm, độ hai bát canh rau. theo tập quán, người Mông dùng thìa gỗ xúc cơm trong rá và muác rau ăn, mà không dùng bát con, đũa. Đồ ăn thức uống độc đáo của người vùng cao là mẻn mén (bột mịn được chế biến từ bột ngô) và thắng cố (lẩu bò, chó, lợn, dê...), đậu răng ngựa.
Tiếng nói phổ thông ở vùng cao là tiếng Mông. Trước đây, ngoài tiếng Mông, do quan hệ kinh tế xã hội, vùng cao còn dùng tiếng Quan hoả. Ngày nay, tiếng Việt được sử dụng rộng rãi. Tiếng Mông phát triển khá cao, đủ sử dụng trong sinh hoạt giao tiếp trên vùng cao. Hiện nay, người Mông sử dụng bộ chữ được nhà nước ta xây dựng trên cơ sở bộ chữ cái la tinh.
Người Mông tin vào đa thần. Các vị thần thường xuyên được cúng bái là thần núi, thần sông, thần trời, thần đất. Họ phân biệt hai loại ma: ma lành và ma dữ. Ma lành là ma tổ tiên, thường phù hộ ho con cháu làm ăn, phù hộ sức khoẻ ho mọi người; còn ma dữ chuyên làm hại người. Cả người Mông và người Dao đều tin có con ma Ngũ hải chuyên làm người ốm đau, làm vật nuôi
chết. Theo họ, ma Ngũ hải có ở trong một số gia đình thuộc dòng dõi nhất định. Gia đình nào bị nghi ngờ có ma Ngũ hải thì quan hệ với cộng đồng và gia đình rất khó khăn.
Trong cộng đồng người Mông vùng cao có tầng lớp thầy cúng chuyên chữa bệnh bằng cách đuổi tà ma, quỷ quái, dùng các phép phù thuỷ.
Người vùng cao có những lễ hội đặc trưng. Đó là các lễ hội 'Gấu tào', 'Nào xồng', 'Nhàng chầm đao', tổ chức vào đầu xuân.
Vốn văn nghệ dân gian của các dân tộc vùng cao phong phú và cũng rất độc đáo. Có lẽ, trước đây do chữ viết không có nên đồng bào sáng tác truyền miệng nhiều. Người vùng cao rất yêu âm nhạc. Các nhạc cụ độc đáo có khèn bè, khèn lá và đàn môi.
Y học dân tộc vùng cao cũng rất đáng nghiên cứu để ứng dụng. Nhiều bệnh nan y như ruột thừa, hóc xương được đồng bào chữa bằng lá cây rừng mà khỏi. Người Dao biết rất nhiều cây thuốc.
Xã hội vùng cao trước Cách mạng tháng Tám là xã hội thổ ty. Ở xóm làng phải có 'xéo phải' và 'mã phài' cai trị. Người vùng cao, đặc biệt là người Mông, có quan hệ họ hàng rất chặt chẽ, thể hiện ở bổn phận giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Người Mông quan niệm 'cùng họ, cùng ma' nên đã là người cùng dòng họ, dù mới gặp nhau cũng coi nhau như người nhà, được sinh đẻ và chết