những sự kiện chúa Giê Su chịu nạn rồi sống lại, gồm các lễ: lễ tro, lễ kính thánh cả Guse, lễ truyền tin, lễ lá, lễ kỷ niệm Chúa tử nạn, lễ Phục sinh.
- Mùa vọng từ cuối tháng 11 đến lễ Giáng sinh ngày 25 tháng 12, là mùa giáo dân đón chờ ngày Chúa Giê Su thấy trần thế làm người.
2.4.3. Múa hát tháng hoa Đức Mẹ
Lễ diễn ra vào các ngày chủ nhật của tháng năm, là lễ múa hát và dâng kiệu hoa, rước kiệu hoa bày tỏ sụ cung kính và lòng thành đối với Đức Mẹ.
2.4.4. Lễ rước Thánh thể.
Diễn ra ở nhà thờ xứ họ đạo và địa phận, rất trang nghiêm và náo nhiệt. về hình thức, lễ cơ bản giống lễ rước Thánh Quan thày xứ.
Như vậy, lễ hội Thiên chúa giáo là những sinh hoạt văn hóa của một bộ phận khá đông là giáo dân của nước ta, là sự cố kết cộng đồng cùng chung một tín ngưỡng tôn giáo. Ở các lễ hội này, chúng ta gặp lại nhiều yếu tố của văn hoá dân tộc truyền thống như khăn xếp, áo thụng xanh, lọng, các nghi trượng của lễ hội, các làn điệu dân ca, các nhạc cụ dân tộc. Những lễ hội này ca ngợi Chúa và Đức mẹ, qua đó cũng gián tiếp đề cao đạo đức dân tộc. Đây cũng là những dịp nghỉ ngơi, giải trí tích cực trong chu kỳ nhịp điệu đan xen với lao động sản xuất.
Bài 8. VĂN NGHỆ DÂN GIAN I. KHÁI NIỆM
Văn nghệ dân gian là tiếng nói của người bình dân phản ánh cuộc sống, ước vọng của mình thông qua nghệ thuật, văn chương. Trong văn nghệ dân gian có sự tổng kết kinh nghiệm cuộc sống lao động sản xuất, có cái nhìn của đạo đức luân lý trong gia đình, cộng đồng xã hội, có cả lời than thân trách phận của những số phận mồ côi nghèo khổ, của những thân phận làm dâu khổ sở...
Văn nghệ dân gian của các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng và độc đáo, đã góp phần tạo nên diện mạo và bản sắc văn hoá dân tộc. Văn nghệ dân gian gồm nhiều loại hình, ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu hai loại hình là diễn xướng dân gian và tạo hình dân gian.