TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 25 - 26)

II. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA KIẾN TRÚC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG 1 Khai thác vật tư tại chỗ, sơ chế đơn giản mà hiệu quả cao

4. TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Ý thức về nòi giống đã dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng phồn thực. Đây cũng là một tín ngưỡng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á - vùng văn hoá, văn minh lúa nước. Sự khác nhau thể hiện ở những biểu thị văn hoá ở mỗi nước.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, với hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối / thiêng liêng hoá hành vi tính giao. Nguyên do của tục thờ bắt nguồn từ phương thức sinh tồn và điều kiện sống của người Việt thủa xưa. Khi chưa có sự trợ giúp của khoa học, kỹ thuật, con người lao động và sống thuần bằng tri thức kinh nghiệm, nên khó có thể khắc phục tình trạng người hiếm của mọn. Để nuôi ước vọng dân đông, vật thịnh, người xưa, bằng kinh nghiệm trực quan đã nhận thấy / cho rằng: sự đơm hoa kết trái của cây cối, sự sinh con đẻ cái của con vật, con người phải qua hoạt động tính giao của giống đực với giống cái. Đây cũng chính là cơ sở tâm linh của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam, một tín ngưỡng được duy trì cho mãi đến giáp Cách mạng Tháng tám 1945. Dấu ấn của nó thể hiện đậm trên các biểu tượng vật thể, hàm chứa chiều sâu văn hoá làng và tạo cho văn hoá dân tộc những nét đặc sắc để góp cho kho tàng văn hoá nhân loại. Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực đối với chúng ta ngày nay đã trở thành dấu son đáng trân trọng, bởi đó là

Bài 7. LỄ HỘI 1. KHÁI NIỆM

Lễ hội là hoạt động tinh thần của cộng đồng, là hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng truyền thống. Lễ hội của các dân tộc là sự phản ánh nhận thức liên quan đến tập quán sản xuất, đến các hoạt động tập thể của cộng đồng. Lễ hội còn là dịp để nhớ về cội nguồn dân tộc.

Lễ hội bao gồm hai bộ phận: lễ và hội.

- Lễ là các nghi lễ, lễ thức được biểu thị qua việc đọc các bài văn tế, hành vi cúng tế, các động tác lạy, đọc tụng... Gắn với lễ có đối tượng thờ / vật thờ, lễ vật dâng cúng và các nghi thức lễ. Tóm lại, lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác theo các quy định chặt chẽ, ổn định của truyền thống văn hoá lễ nghi, đã trở thành di sản trong đời sống sinh hoạt lễ hội của nhân dân. - Lễ là hành vi thể hiện lòng tin, sự tôn kính của một tập thê cộng đồng người đối với đối tượng được tín ngưỡng - đối tượng có tác động sâu sắc trong đời sống tâm linh của họ. Lễ còn mang ý nghĩa thể hiện sự trật tự, sự chiêm tưởng của con người đối với thần linh. Với những đối tượng tín ngưỡng là những nhân vật lịch sử, văn hoá thì hành vi lễ còn mang tính chất thể hiện lòng tôn kính, biết ơn người đã có công đối với đát nước.

- Ở mỗi địa phương khác nhau thường có những lễ hội khác nhau, gắn với nhân vật tín nguỡng cũng khác nhau, đúng như câu tục ngữ của người Việt: 'Trống làng nào làng ấy đánh / Thánh làng nào làng ấy thờ'.

- Căn cứ vào mục đích và nội dung của lễ, thấy có ác loại lễ hội sau: + Lễ hội nghề nghiệp.

+ Lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. + Lễ hội tôn giáo và văn hoá.

- Hội: Bao gồm các trò diễn, trò chơi dân gian hết sức phong phú, xưa gọi là 'bách hí', tức nhiều trò vui. Hội được sinh ra từ lễ, có đặc điểm căn bản là vui: 'Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội'. Nói cách khác, nếu bản chất của lễ là thiêng thì bản chất của hội là vui. Các trò chơi,

trò diễn trong lễ hội, phần lớn bắt nguồn từ những ước vọng thiêng liêng của cư dân nông nghiệp. Đó là:

+ Các trò chơi, cuộc thi xuất phát từ ước vọng cầu mưa: Các trò chơi thi tiếng nổ, mô phỏng tiếng sấm nhắc trời làm mưa (thi đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, đánh pháo đất).

+ Các trò thể hiện tư tưởng phồn thực: cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu.

+ Các trò thể hiện ước vọng luyện rèn sự khéo léo: thi nấu cơm, thi luộc gà, thi dệt vải, thả diều.

+ Các trò nhằm mục đích luyện rèn sức khoẻ: đấu vật, kéo co.

- Thời gian mở lễ hội: Tập trung vào hai mùa trong năm: mùa xuân và mùa thu.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w