Tết Nguyên Đán

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 34 - 35)

- Tạo hình là thuật ngữ dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết, chặt chẽ

1. Tết Nguyên Đán

Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu năm mới, người Việt gọi vắn tắt là ''Tết''. Tuy chưa xác định người Việt có tục ăn tết từ bao giờ, song có thể thấy rõ tục đón năm mới chắc phải có từ xa xưa, rồi qua giao lưu ảnh hưởng phong hoá của Phương Bắc , người Việt cũng tiến hành đón năm mới vào ngày Nguyên

Đán - ngày 1 âm lịch hàng năm.

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc Giao thừa gắn với lễ Trừ tịch. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị cho tết thì đã được tiến hành từ lâu trước thời điểm đó. Công việc lo tết bắt đầu rộ lên vào khoảng giữa tháng Chạp, với một nghi lễ quan trọng là lễ Táo Quân, còn gọi là chạp ông Công, được tiến hành voà ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Dân gian cho rằng ngày này Táo quân sẽ lên chầu trời để tâu về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Người Việt tin rằng ông Táo có quyền năng với mỗi gia đình và báo cáo hàng năm của vua Bếp rất quan trọng đối

với sự thịnh suy của gia chủ trong thời gian tiếp theo. Do vậy nhiều gia đình cúng ông Táo rất linh đình. Về tính chất, có thể nói lễ cúng này là nghi lễ tống cựu, đồng thời cũng là khai tết. Tục này đáng giữ gìn vì nó nhắc nhở mọi người cả năm nên ăn ở phúc đức để năm sau, đời sau có phúc lộc nhiều hơn, mặt khác cần phải trân trọng cội nguồn của sự sống là Thần Lửa.

Sau ngày tết Táo Quân, không khí tết với các tục lệ chào đón năm mới bắt đầu. Việc biếu tết cũng như trả hết nợ nần được tiến hành trước giao thừa. Tết xưa, trước sân đình và nhà, tới chiều 30 tết, không bao giờ thiếu cây nêu - vốn gốc gác xa xưa là cây vũ trụ đón mặt trời, đón mùa xuân, sau chuyển hoá thành ''cây mốc'' báo hiệu đất có chủ, ma quỷ không được đến trú ngụ hay quấy phá. Cũng trong chiều ngày 30 tết đó, các gia đình đi viếng mộ gia tiên , mời gia tiên về ăn tết.

Thời điểm quan trọng nhất của tết Nguyên Đán là đêm giao thừa với lễ trù tịch. ''Trừ' là trao lại chức quan, ''tịch'' là ban đêm. Lễ trừ tịch cử hành lúc giao thừa là khoảng thời gian giao nhau giữa năm cũ và năm mới, mục đích để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới, gọi là thần / Ông Hành Khiển Các gia đình, vào thời điểm gần 1 giờ, bày cỗ ngoài sân để cúng.

Ý nghĩa của lễ Trừ tịch / cúng giao thừa về sau còn mang thêm màu sắc mới. Nhiều người quan niệm lễ cúng này là cúng chúng sinh. Dù là cúng thần thời gian hay cúng chúng sinh thì tục lệ này vẫn mang ý nghĩa triết học - nhân văn tốt đẹp.

Tối giao thừa xưa, người Việt có tục đốt pháo với ý nghĩa là tiễn năm cũ đi đồng thời để trừ ma quỷ. Ngày nay tục đốt pháo không còn nữa.

Sau lễ cúng giao thừa là lễ cúng Thổ Công, tức vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Các nghi lễ trên kết thúc và năm mới vui vẻ hội hè bắt đầu.

Sau phần nghi lễ chính thức tại nhà, người ta có thể đi ra khỏi nhà đi hái lộc. Người ra khỏi nhà trở về đầu tiên hay người đến thăm đầu tiên sau giao thừa là người xông nhà (đạp đất). Người Việt tin rằng, người xông nhà tốt vía sẽ đem lại tài lộc, do đó thường coi tuổi và mong những người hợp tuổi, tốt vía xông nhà mình. Cùng với tục xông nhà là những kiêng kỵ nhằm tránh đi những điều không may/ giông trong năm mới, như tục kiêng quét nhà vì sợ quét cả thần Tài đi.

Ngày tết vui vẻ nhưng không quên người đã khuất, nhất là tổ tiên, ông bà ông vải. Người Việt, ngày 30 tết đón ông bà về ăn tết thì đến ngày mồng 3 làm lễ hoá vàng, gọi là ngày cúng tiễn ông vải. Ngày này phải tiến hành các thủ tục là đơm mâm, hoá vàng để tiễn.

Hướng về năm mới với những điều tốt đẹp, người Việt Nam trong dịp tết còn có tục mở đầu công việc năm mới. Tuỳ theo nghề nghiệp khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, lễ quan trọng nhất là lễ hướng tới hoạt động nông nghiệp của người Việt Nam. Đó là lễ Tịch điền và lễ Thượng nguyên. Và đến lễ Thượng nguyên, tết Nguyên đán mới thật sự kết thúc. Một năm cũ chính thức qua đi, một năm mới bắt đầu với một chu kỳ lao động mới với biết bao lo âu mới và niềm vui mới.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hoá việt nam TS nguyễn thị xuân hương (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w